intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị: Nghiên cứu, sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả sử dụng hệ thống BRT trong hệ thống GTCC, theo định hướng quy hoạch chung giao thông vận tải của thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị: Nghiên cứu, sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM VĂN THIẾT NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÀN ĐƯỜNG DÀNH CHO XE BUS NHANH (BRT) THEO ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG CỦA CÁC KHU VỰC THUỘC ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM VĂN THIẾT KHÓA: 2012 - 2014 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÀN ĐƯỜNG DÀNH CHO XE BUS NHANH (BRT) THEO ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG CỦA CÁC KHU VỰC THUỘC ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị Mã số: 60.58.20.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỮU ĐỨC HÀ NỘI, NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Văn Thiết
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Phạm Hữu Đức người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Văn Thiết
  5. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, sự gia tăng đột biến của phương tiện giao thông đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức quản lý giao thông đô thị (GTĐT). Do hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa phát triển kịp tốc độ đô thị hóa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại trong đô thị nên tắc nghẽn giao thông đã trở thành vấn nạn của thành phố Hà Nội. Nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông như: cơ cấu quy hoạch không hợp lý, quỹ đất dành cho giao thông là thấp, mặt cắt đường đa phần là hẹp với nhiều nút giao thông giao cắt gần nhau, ý thức tham gia giao thông kém… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là thành phố Hà Nội chưa có sự phát triển về hệ thống VTHKCC. Hiện nay thành phố Hà Nội chỉ có phương tiện xe buýt là phương tiện VTHKCC duy nhất, đáp ứng được 9,43% trong tổng số nhu cầu đi lại toàn thành phố (năm 2012). Đối với một thành phố hiện đại, trung tâm kinh tế chính trị lớn VTHKCC phải đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại. Để khắc phục tình trạng đó thành phố Hà Nội đó đầu tư vào hệ thống xe buýt như; mở nhiều tuyến mới, tăng lưu lượng xe buýt trong các giờ cao điểm… Nhưng hệ thống xe buýt sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy thành phố Hà Nội cần chuyển hướng sang các loại phương tiện khác có sức chở lớn hơn, tốc độ cao. Trong phát triển VTHKCC khối lượng lớn ở các đô thị Việt Nam, bên cạnh các đề xuất về đường sắt đô thị (Metro và đường sắt nhẹ), loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh - khối lượng lớn (Buýt Rapid Transit – BRT) cũng đang được chú trọng. Theo “BRT là hệ thống VTHKCC khối lượng lớn bằng xe buýt chất lượng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại trong đô thị nhanh, tiện nghi và hiệu quả thông qua việc cung ứng cơ sở hạ tầng dành riêng, dịch vụ có tần suất và tốc độ cao, và sự hoàn hảo về marketing cũng như dịch vụ cho hành khách”. So với đường sắt đô thị, BRT có năng lực thấp hơn so với hệ
  6. 2 thống Metro nhưng không thua kém các hệ thống đường sắt nhẹ (LRT) hay đường sắt một ray (Monorail) trong khi suất đầu tư cho 1km tuyến BRT chỉ bằng 20%-25% so với LRT hay Monorail. Ngoài ra, mức độ linh hoạt về sử dụng cơ sở hạ tầng của BRT là cao nhất trong số các loại hình hệ thống VTHKCC khối lượng lớn vừa nêu trên. Xe buýt nhanh - BRT (Bus Rapid Transit) là loại hình phương tiện GTCC sử dụng xe buýt khối lượng lớn, tốc độ di chuyển nhanh do có làn đường riêng, suất đầu tư và chi phí bảo trì thấp, thời gian đầu tư xây dựng nhanh và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Hà Nội. Tuy nhiên Hà Nội hiện nay đường khá hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, trong khi ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, hành lang đường thường bị chiếm dụng để kinh doanh, đường cắt ngang dày đặc... Sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt nhanh. Để phát triển vận tải khách công cộng, giảm dần xe cá nhân, nhất là trong thời điểm chưa có tàu điện, Hà Nội cần triển khai tuyến xe buýt nhanh chạy trên làn đường riêng. Khác với các loại hình vận chuyển công cộng khác như tàu điện ngầm hay tàu điện trên cao, xe buýt nhanh sử dụng một phần đường giao thông hiện tại để làm làn đường riêng cho mình nên sẽ gặp phải những khó khăn riêng. Đó là khó khăn về cơ sở hạ tầng của tuyến đường cần bố trí xe buýt nhanh, sự ảnh hưởng của xe buýt nhanh đến các phương tiện giao thông khác, đến những hoạt động bình thường của người dân… Chính vì vậy khi tổ chức xây dựng tuyến xe buýt nhanh chúng ta cần có sự lựa chọn sao cho hạn chế được tối đa những ảnh hưởng trên. Việc lựa chọn thích hợp vị trí làn dành riêng trên mặt cắt ngang đường sẽ có tác dụng lớn trong việc hạn chế những ảnh hưởng trên. Do vậy để tìm hiểu về làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu, sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ”. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn là cần thiết đối với quá trình phát triển các hệ thống BRT trong các đô thị ở Việt Nam.
  7. 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu, sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT . - Giới hạn về không gian: Quy hoạch mạng VTHKCC các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội giới hạn bởi quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030. - Giới hạn về thời gian: Từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2050 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả sử dụng hệ thống BRT trong hệ thống GTCC, theo định hướng quy hoạch chung giao thông vận tải của thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Thu thập tài liệu, số liệu thực tế về hệ thống VTHKCC ở thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra đánh giá và đề xuất làn đường dành cho xe BRT - Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được. - Phương pháp kế thừa các kinh nghiệm nghiên cứu: Kế thừa những lý luận khoa học của các tài liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trước, nghiên cứu văn bản định hướng về hệ thống VTHKCC. - Phương pháp bản đồ. Những nội dung đề cập trong luận văn - Tìm hiểu và nắm được về cơ sở lý luận về vận tải hành khách công cộng bằng loại hình xe buýt nhanh và việc sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT. - Tập hợp các tiêu chí kỹ thuật về làn đường dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. - Xác định nội dung phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt nhanh - khối lượng lớn (BRT) tại Việt Nam.
  8. 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Làm sáng tỏ thêm một số nội dung trong quy hoạch, quản lý khai thác vận tải hành khách công cộng bằng loại hình xe buýt nhanh (BRT) để có thể áp dụng vào thực tế. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội Chương 2: Cơ sở khoa học về việc sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) tại các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Chương 3: Đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT theo đặc điểm giao thông của các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  10. 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Đề tài “Nghiên cứu, sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ” được tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả sử dụng hệ thống BRT trong hệ thống GTCC, theo định hướng quy hoạch chung giao thông vận tải của thành phố Hà Nội… Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: - Phân tích, đánh giá hiện trạng đặc điểm giao thông của các khu vực đô thị thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. - Xác định nội dung phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt nhanh - khối lượng lớn (BRT) tại thành phố Hà Nội. - Tìm hiểu và nắm được về cơ sở lý luận về vận tải hành khách công cộng bằng loại hình xe buýt nhanh và việc sử dụng làn đường dành cho BRT. - Tập hợp các tiêu chí kỹ thuật về làn đường dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. - Phân tích, đề xuất các tiêu chí lựa chọn vị trí, kết cấu của làn xe dành cho xe buýt nhanh theo đặc điểm giao thông của các khu vực đô thị thuộc trung tâm thành phố Hà Nội. Mặc dù luận văn đã thu được những kết quả nhất định nêu trên nhưng trong điều kiện khó khăn về thời gian, tài liệu và tài chính, cùng những hạn chế về kiến thức và năng lực của tác giả, đề tài không tránh khỏi những hạn chế sau: - Hầu hết các kết quả nghiên cứu được phân tích định tính vì vậy không thể tránh khỏi những nhận định và kết luận có tính chất chủ quan của tác giả.
  11. 102 - Vấn đề nghiên cứu đòi hỏi kiến thức tổng hợp cả về kỹ thuật, kinh tế, quản lý và luật pháp trong khi đây là công trình nghiên cứu cá nhân, cho nên không thể đảm bảo tính toàn diện cao. Kiến nghị Trên cơ sở những kết quả mà hạn chế nêu trên, đề tài có một số kiến nghị cụ thể sau: - Khi áp dụng hệ thống xe buýt nhanh (BRT) đối với các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc đòi hỏi phải có làn dành riêng cho xe buýt nhanh. Vì thế phải có sự phân tích lựa, chọn làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT một cách khoa học và phù hợp với đặc điểm giao thông của các khu vực đó. - Mạng lưới BRT được xây dựng trên mạng lưới GTĐT. Để phát triển mạng lưới BRT cần đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật GTĐT một cách đồng bộ. - Cần đảm bảo tiến độ đưa tuyến BRT1 vào hoạt động đúng tiến độ và kỹ thuật, sau đó áp dụng và nhân rộng cho những tuyến tiếp theo. Giai đoạn tiếp theo phát triển theo nhu cầu dân cư, đặc điểm giao thông của thành phố và ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nữa. - Các đồng nghiệp và các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu tiếp tục một số vấn đề còn chưa giải quyết triệt để của đề tài, bao gồm: Xây dưng mô hình mô phỏng quan hệ giao thông giữa các làn xe tại nút giao đồng mức có dòng xe BRT vận hành để có thể đánh giá các phương án điều khiển giao thông khác nhau; phân tích ảnh hưởng và khả năng thông xe của tuyến đường khi có làn đường dành xe buýt.
  12. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1. Lâm Quang Cường (1993), Giao thông đô thị và quy hoạch đường phố, NXB Trường Đại học xây dựng 1993. 2. Nguyễn Xuân Thủy (1994), Giao thông đô thị, Tập I và II, NXB Giao thông Vận tải. 3. Nguyễn Xuân Trục (1998), Quy hoạch giao thông vận tải và thiết kế đường đô thị, NXB Giáo dục. 4. Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần 6), NXB Khoa học và Kỹ thuật, 5. Nguyễn Khải (2001), Đường và giao thông đô thị. NXB Giao thông Vận tải 6. Nguyễn Thị Vinh & Cộng sự (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây dựng . 7. TCXDVN-104-2007, Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị. 8. Nguyễn Quang Đạo (2008-2009), Bài giảng giao thông đô thị, lớp cao học Đà Nẵng. 9. Điều tra XHH về xe buýt Hà Nội năm 2013 – Viện XHH. 10. Giáo trình “Quản Lý Đô Thị” NXB Thống kê – 2003. 11. Nguyễn Khải – Đường Giao thông Đô thị - NXB GTVT HN 1999. 12. Nguyễn Hồng Tiến, 2005, Giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội – Thực trạng và một số giải pháp. 13. QCXDVN 01-2008, Quy chuẩn QH Xây dựng 2008. 14. QHC phát triển Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 15. Quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 16. Điều tra XHH về Xe buýt HN năm 2013 - Viện XHH. 17. Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng.
  13. 104 18. Đinh Trung Sơn (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội” Luận văn cao học, trường Đại học Kinh tế ĐH Quốc gia HN. 19. Ủy ban nhân dân TP Hà Nội “Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050” 20. Ủy ban nhân dân TP Hà Nội “ Quy hoạch phát triển vận tải HKCC tại thành phố HN đến năm 2020”. 21. Vũ Thị Vinh- “Nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường thành phố Hà Nội đên năm 2010” –Luận án PTS KHKT. 22. Vũ Thị Vinh, Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây dựng. 23. Lương Thạch Vỹ (2011), “Phát triển mạng lưới xe buýt TP Đà nẵng- giai đoạn 2010-2025” Luận văn cao học kiến trúc, trường Đại học Xây Dựng HN. 24. Almec (2010), Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết Thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận.(Dacriss), báo cáo đầu kỳ. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 25. Characteristics of Bus Rapid Transit for Decision Making - QLGT Liên Bang Tháng 8 năm 2004. 26. Levinson - Bus Rapid Transit on City Streets - Hội nghị chuyên đề Đô thị (Anaheim, California) - Ngày 28-30-2003. 27. Urban transport strategy review – Experience from Germany and Zurich January 2001. 28. Levinson et al (2003), Bus Rapid Transit: Volume 2 Implementatiomn Guidelines, Transportation Research Board, Washington DC, 2003. 29. Cục vận chuyển liên bang Mỹ. 30. John Cracknell, TTC, và Ban nghiên cứu Giao thông vận tải Mỹ.
  14. 107 MỤC LỤC MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ đồ thị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 Những nội dung đề cập trong luận văn ............................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................................ 4 Cấu trúc luận văn................................................................................................ 4 NỘI DUNG Chương 1. Đặc điểm giao thông của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội...................................................................................................................... 5 1.1 Một số khái niệm chung ....................................................................... 5 1.2 Khái quát chung hệ thống giao thông thành phố Hà Nội ....................... 8 1.2.1 Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại ........................................... 8 1.2.2 Hệ thống giao thông đô thị ................................................................ 9 1.3 Đặc điểm giao thông các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 11
  15. 108 1.3.1 Đặc điểm giao thông khu vực nội đô ............................................... 11 1.3.2 Đặc điểm giao thông chuỗi khu đô thị phía đông đường vành đai 4, phía bắc sông Hồng .................................................................................. 16 1.4 Phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ..................................................................................... 18 1.5 Tình hình phát triển hệ thống GTCC tại các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội .............................................................................. 19 1.5.1 Các loại hình dịch vụ xe buýt .......................................................... 19 1.5.2 Hiện trạng vận tải hành khách ......................................................... 21 1.5.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt của các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ................................................................ 22 1.5.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt................................................ 24 1.5.5 Thực trạng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội ..................................................................... 24 1.5.6. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng loại hình vận tải hành khách cộng cộng BRT tại Hà Nội ............................................................. 28 1.6 Tình hình phát triển hệ thống BRT trên thế giới ................................ 32 1.7 Nhận xét, đánh giá và rút ra những vấn đề cần nghiên cứu ................. 33 Chương 2. Cơ sở khoa học về việc sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) tại các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội ............................................... 35 2.1 Định hướng quy hoạch phát triển không gian và mạng lưới GTCC thành phố Hà Nội ............................................................................................... 35 2.1.1 Chiến lược phát triển không gian thành phố Hà Nội ........................ 35 2.1.2 Định hướng phát triển giao thông .................................................... 37 2.1.3 Định hướng phát triển GTCC ......................................................... 39 2.2 Cơ sở về nhu cầu đi lại và khả năng sử dụng mạng lưới GTCC .......... 45
  16. 109 2.2.1 Đánh giá nhu cầu đi lại của người dân thành phố Hà Nội ................ 45 2.2.2 Dự báo về nhu cầu đi lại .................................................................. 49 2.3 Cơ sở về loại hình vận chuyển BRT ................................................... 50 2.3.1 Quyền sử dụng cơ sở hạ tầng ........................................................... 50 2.3.2 Các chỉ tiêu thiết kế cơ sở hệ thống BRT ......................................... 51 2.4 Tích hợp BRT với người đi bộ, các phương tiện GTCC khác và quan điểm phát triển đô thị theo định hướng giao thông khối lớn TOD ............. 54 2.5 Những bài học kinh nghiệm sử dụng làn xe dành cho xe buýt nhanh (BRT) ....................................................................................................... 54 2.5.1 Các dự án xe buýt nhanh BRT đã triển khai trong nước ................... 54 2.5.2 Kinh nghiệm của Châu Mỹ La Tinh................................................. 57 2.5.3 Kinh nghiệm của Châu Á ................................................................ 61 2.5.4 Kinh nghiệm của Bắc Mỹ ................................................................ 62 2.5.5 Kinh nghiệm của Châu Âu............................................................... 63 Chương 3. Đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) theo đặc điểm giao thông của các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội ............................. 65 3.1 Đề xuất sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) trong các khu vực trung tâm thành phố Hà Nội ........................................................ 65 3.1.1 Tiêu chí lựa chọn làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT .............. 65 3.1.2 Yếu tố hình học ............................................................................... 65 3.1.3 Lựa chọn làn đường, vị trí và chiều rộng làn xe BRT trên mặt cắt ngang đường ............................................................................................ 67 3.1.4 Kết cấu nền đường áp dụng cho các khu vực thuộc đô thị trung tâm thành phố Hà Nội ..................................................................................... 79 3.1.5 Tổ chức giao thông giao thông tại nút giao ...................................... 80 3.2 Đề xuất giải pháp sử dụng làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT kết
  17. 110 nối hệ thống với hệ thống giao thông công cộng của thành phố Hà Nội ... 85 3.2.1 Khả năng tiếp cận của người đi bộ ................................................... 85 3.2.2 Kết nối với người đi xe đạp ............................................................. 88 3.2.3 Kết nối hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai ....................................89 3.3 Đánh giá, đề xuất sử dụng làn đường cho một tuyến xe buýt nhanh (BRT) cụ thể trong khu vực nội đô. .......................................................... 92 3.3.1 Giới thiệu tuyến ............................................................................... 92 3.3.2 Nhận xét .......................................................................................... 95 3.3.1 Đề xuất ............................................................................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận .......................................................................................................... 101 Kiến nghị........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt ................................................................. 103 Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh ................................................................. 104
  18. 111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ATGT An toàn giao thông BRT Bus Rapid Transit GTCC Giao thông công cộng GTCN Giao thông cá nhân GTVT Giao thông vận tải GTĐT Giao thông đô thị HTKT Hạ tầng kỹ thuật HTXH Hạ tầng xã hội LRT Light Rail Transit PTGTCN Phương tiện giao thông cá nhân QHC Quy hoạch chung QHGT Quy hoạch giao thông TEDI Tổng công ty tư vấn giao thông vận tải TOD Transit-Oriented-Development TRAMOC Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng TNGT Tắc nghẽn giao thông UTGT Ùn tắc giao thông VTHK Vận tải hành khách VTHKCC Vận tải hành khách công cộng WB / NHTG Ngân hàng thế giới
  19. 112 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Bảng 1.1. Chỉ tiêu đường của khu vực nội đô lịch sử Bảng 1.2. Chỉ tiêu đường của khu vực nội đô mở rộng Bảng 1.3. Chỉ tiêu đường khu vực đô thị phía đông đường vành đai 4 Bảng 1.4. Chỉ tiêu đường khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng Biểu 1.5. Thống kê lượng hành khách sử dụng Xe buýt Biểu 1.6. Hiện trạng hành khách sử dụng Xe buýt Bảng 1.7. Đặc điểm đi lại của hành khách sử dụng xe buýt Bảng 2.1. Dự báo cơ cấu sử dụng phương tiện giao thông (đơn vị là %) Bảng 2.2. Các tuyến đường sắt đô thị và tuyến BRT Biểu 2.3. Hệ số đi lại bình quân người ngày theo nhóm nghề Bảng 2.4. Thị phần đảm nhận phương thức vận tải trên địa bàn Hà Nội Bảng 2.5. Tỉ lệ phân chia phương thức vận tải Hà Nội Bảng 2.6. Tỷ phần đảm nhận VTCC của thành phố Hà Nội Bảng 2.7. Phân cấp quyền sử dụng đường cho hệ thống BRT Bảng 2.8. Đặc điểm của hệ thống xe buýt nhanh Các tham số thiết kế chính và các tiêu chuẩn Bảng 3.1. Việt Nam tương ứng Bảng 3.2. Bề rộng của một số công trình liên quan Bảng 3.3. Bề rộng tối thiểu của đường khi bố trí làn/đường BRT ở giữa
  20. 113 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Đô thị trung tâm và định hướng phát triển Hình 1.2. Phạm vi thu hút của hệ thống xe buýt trong khu vực nội đô Hình 1.3. Trạm trung chuyển xe buýt Hình 1.4. Một số điểm dừng đỗ, nhà chờ xe buýt Hình 1.5. Phỏng vấn đánh giá chất lượng xe buýt Hình 1.6. Tuyến BRT Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông)- Kim Mã (quận Ba Đình) Nhà chờ dành cho xe buýt nhanh BRT trên Hình 1.7. đường Lê Văn Lương Hình 1.8. Thương hiệu Hà Nội BRT Hình 1.9. Phỏng vấn đánh giá chất lượng xe buýt Hình 2.1. Bản đồ định hướng không gian toàn thành phố Hà Nội Hình 2.2. Đề xuất của PPJ 8 tuyến UMRT Hình 2.3. Biểu đồ dòng hành khách/giờ trên các đường chính của Hà Nội Hình 2.4. Phương tiện vận chuyển BRT với các loại toa xe khác nhau Hình 2.5. Làn đường ưu tiên cho hệ thống BRT Hình 2.6. Điểm dừng đỗ hệ thống BRT Hình 2.7. Phương án tổ chức giao thông dọc tuyến BRT Hình 2.8. Tuyến BRT đầu tiên tại TP HCM chạy dọc đại lộ Đông Tây Hình 2.9. Nhà chờ xe buýt nhanh BRT Hình 2.10. Làn xe ở Sao Paulo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2