BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
CAO TIẾN NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG<br />
ĐIỆN ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ 4 GÓC PHẦN TƢ<br />
SỬ DỤNG CHỈNH LƢU PWM VÀ<br />
NGHỊCH LƢU ĐA MỨC VỚI C.M CỰC TIỂU<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa<br />
Mã số: 60.52.02.16<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2017<br />
<br />
Công trình đã được nghiên cứu tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN QUANG VINH<br />
<br />
Phản biện 1: TS. NGUYỄN QUỐC ĐỊNH<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. BÙI QUỐC KHÁNH<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br />
thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 05<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của điện<br />
tử công suất đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các hệ truyền động<br />
điện xoay chiều và nó dần thay thế một phần lớn hệ thống truyền<br />
động điện một chiều. Vì hệ truyền động điện điều chỉnh tốc độ động<br />
cơ xoay chiều bằng phương pháp thay đổi tần số nguồn cấp cho<br />
mạch stator có nhiều ưu điểm so với hệ truyền động điện dùng động<br />
cơ một chiều.<br />
Tuy nhiên, các bộ biến tần gián tiếp thông dụng trong các hệ<br />
truyền động điện xoay chiều thường sử dụng bộ chỉnh lưu điốt do<br />
vậy không có khả năng trả năng lượng về lưới, thành phần dòng điều<br />
hòa bậc cao nhiều, Cos<br />
<br />
thấp, bên cạnh đó việc xữ lý điện áp<br />
<br />
common mode trong biến tần còn hạn chế nên vẫn còn tồn tại các hư<br />
hỏng trong động cơ khi sử dụng biến tần như: hư hỏng ổ đỡ, gây<br />
đóng cắt sai trên các relay bảo vệ nối đất tác động nhanh.<br />
Để tiết kiệm năng lượng, tăng chất lượng điều chỉnh cần phải<br />
thiết kế bộ biến tần đảm bảo cho phép động cơ làm việc được ở các<br />
trạng thái hãm khác nhau mà đặc biệt là hãm tái sinh và đưa điện áp<br />
common mode về cực tiểu mà vẫn dữ được các đặc tính tốt trong<br />
biến tần.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trong thực tế có nhiều loại tải mang tính thuận nghịch như tải<br />
thế năng, một số hệ truyền động có đảo chiều, thiết bị bù... khi đó<br />
yêu cầu động cơ trong hệ thống phải làm việc được ở cả bốn góc<br />
phần tư, tức là ngoài chế độ động cơ có đảo chiều tốc độ quay ra thì<br />
phải có khả năng thực hiện trao đổi được năng lượng hai chiều. Yêu<br />
cầu của bộ biến tần này là biến đổi năng lượng từ một chiều sang<br />
<br />
2<br />
<br />
xoay chiều hay làm việc ở chế độ nghịch lưu. Trong trường hợp sử<br />
dụng chỉnh lưu PWM, khi góc điều khiển nằm giữa 0 và /2 bộ chỉnh<br />
lưu PWM làm việc ở chế độ chỉnh lưu, còn khi góc điều khiển nằm<br />
giữa /2 đến<br />
<br />
thì bộ chỉnh lưu PWM làm việc ở chế độ nghịch lưu<br />
<br />
và năng lượng từ phía tải được chuyển về lưới xoay chiều. Các bộ<br />
biến tần như vậy được gọi là biến tần bốn góc phần tư.<br />
Được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Đoàn Quang<br />
Vinh – PGĐ Đại học Đà Nẵng, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hệ thống truyền động điện động<br />
cơ đồng bộ 4 góc phần tƣ sử dụng chỉnh lƣu PWM và nghịch lƣu<br />
đa mức với C.M cực tiểu”.<br />
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
+ Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Hệ thống truyền động điện động cơ đồng bộ 4 góc phần tư sử<br />
dụng chỉnh lưu PWM và nghịch lưu đa mức với C.M cực tiểu.<br />
+ Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu về hệ truyền động động cơ điện đồng bộ 3 pha<br />
và phương thức điều chế PWM.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Xây dựng hệ thống biến tần 4 góc phần tư sử dụng Chỉnh lưu<br />
PWM và nghịch lưu đa bậc với C.M cực tiểu – Động cơ đồng bộ.<br />
- Nghiên cứu lý thuyết về bộ chỉnh lưu đa mức, nghịch lưu đa<br />
mức và động cơ đồng bộ 3 pha.<br />
- Xây dựng mô hình toán học của hệ thống.<br />
- Dựa trên mô hình toán học đưa ra phương pháp điều chế.<br />
- Mô phỏng trên phần mềm matlab Simulink, plecs, psim để<br />
kiểm nghiệm.<br />
<br />
3<br />
<br />
5. Bố cục đề tài<br />
Với đề tài “Nghiên cứu hệ thống truyền động điện động<br />
cơ đồng bộ 4 góc phần tƣ sử dụng chỉnh lƣu PWM và nghịch lƣu<br />
đa mức với C.M cực tiểu”.<br />
Nội dung: được trình bày trong 4 chương:<br />
- Chương 1:Tổng quan về hệ truyền động điện xoay chiều biến tần đa mức<br />
- Chương 2: Nghiên cứu chỉnh lưu PWM<br />
- Chương 3: Xây dựng cấu trúc điều khiển nghịch lưu đa mức<br />
- Chương 4: Xây dựng cấu trúc điều khiển nghịch lưu và cấu<br />
trúc hệ truyền động biến tần 4Q - động cơ đồng bộ.<br />
- Để có thể hoàn thành luận văn này, Em đã đã nghiên cứu<br />
dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Thầy giáo PGS.TS Đoàn<br />
Quang Vinh và sự giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp, Thầy cô giáo<br />
trong bộ môn Tự động hóa Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng<br />
- Em xin chân Thành cảm ơn Thầy giáo Đoàn Quang Vinh và<br />
các thầy cô giáo trong bộ môn Tự động hóa Đại học bách khoa<br />
Đà Nẵng.<br />
<br />