intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng GIS vào công tác quản lí rừng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – thành phố Hội An

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng công cụ GIS thiết lập được bản đồ số với lớp thông tin cơ sở dữ liệuthuộc tính thực vật thân gỗ tại khu vực đảo lớn Hòn Lao - Cù Lao Chàm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên rừng Cù Lao Chàm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng GIS vào công tác quản lí rừng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – thành phố Hội An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> ¾¾¾¾¾¾¾¾¾<br /> <br /> NGÔ QUỐC PHÚ<br /> <br /> ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br /> TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN<br /> CÙ LAO CHÀM – THÀNH PHỐ HỘI AN<br /> <br /> Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường<br /> Mã số: 60.85.06<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ KIM THOA<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Trần Cát<br /> <br /> Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Huấn<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Công nghệ Môi trường họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br /> ngày 31 tháng 01 năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Rừng được xem là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng có vai trò rất<br /> quan trọng trong việc giúp điều hoà khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái<br /> và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Rừng làm dịu bớt nhiệt<br /> độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ ẩm. Rừng<br /> còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách<br /> đồng hóa carbon và cung cấp oxi. Tuy nhiên, với tình trạng rừng ngày<br /> càng suy giảm thì thiên tai như hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất và<br /> cường độ ngày càng tăng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy,<br /> việc bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội<br /> dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên<br /> thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi<br /> trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu<br /> là do chính hoạt động của con người gây ra.<br /> Quần đảo Cù Lao Chàm nằm tách xa đất liền, có sức hấp dẫn của<br /> môi trường không khí trong lành và phong cảnh thiên nhiên núi rừng<br /> giữa biển khơi, đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình của các làng chài<br /> với những bãi biển vẫn còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Các hệ sinh thái<br /> biển như: vịnh biển, rạn san hô, thảm cỏ biển, ghềnh đá và bờ<br /> cát¼Rừng Cù Lao Chàm có thảm thực vật và hệ động vật đa dạng,<br /> phong phú được đặc trưng bởi rừng lá rộng thường xanh hỗn giao phức<br /> tạp nhiều tầng tán. Có thể coi đây là những đặc trưng đáp ứng vai trò<br /> cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn,<br /> điều tiết khí hậu trong vùng và tạo ra sinh cảnh có đa dạng loài động<br /> vật sinh sống Các hệ sinh thái trọng này còn tạo cho vùng biển Cù Lao<br /> Chàm một tiềm năng bảo tồn cao và Cù Lao Chàm đã trở thành một<br /> khu bảo tồn biển (KBTB) quan trọng trong hệ thống 16 KBTB Việt<br /> Nam.[2].<br /> <br /> 2<br /> Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và hệ thông<br /> tin địa lý, kỹ thuật "Thông tin Địa lý" (Geograpgic Information SystemGIS) ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và<br /> quản lý, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng-khai thác các<br /> nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý và đã mở ra một hướng<br /> nghiên cứu và tiếp cận mới cho việc quản lý tài nguyên rừng. Với<br /> những tính năng ưu việt, việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý<br /> rừng là điều cần thiết để quản lý rừng được chính xác và cập nhật<br /> nhanh chóng, giảm bớt được nhiều thời gian trong việc thống kê, báo<br /> cáo về rừng hàng năm, giảm bớt công sức của con người, đưa ra được<br /> kết quả chính xác và hiệu quả cao[6].<br /> Từ các phân tích trên, có thể thấy việc nghiên cứu, áp dụng công<br /> nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý rừng<br /> ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là rất cần thiết nhằm quản lí khai thác<br /> và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này. Trên cơ sở nêu đó, đề tài<br /> “Ứng dụng GIS vào công tác quản lí rừng tại Khu bảo tồn biển Cù<br /> Lao Chàm – thành phố Hội An” được đề xuất với mục đích nghiên<br /> cứu, đưa ra các công cụ phục vụ trong công tác quản lí và phát triển bền<br /> vững rừng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Sử dụng công cụ GIS thiết lập được bản đồ số với lớp thông tin<br /> cơ sở dữ liệuthuộc tính thực vật thân gỗ tại khu vực đảo lớn Hòn Lao Cù Lao Chàm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí và phát triển<br /> bền vững tài nguyên thiên nhiên rừng Cù Lao Chàm.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Ứng dụng GIS cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu<br /> vực đảo lớn hòn Lao - Cù Lao Chàm, TP Hội An, Tỉnh Quảng Nam.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp điều tra khảo sát thực địa – theo các ô tiêu chuẩn<br /> (OTC)<br /> <br /> 3<br /> Phương pháp bản đồ<br /> Phương pháp nghiên cứu đánh giá định lượng tài nguyên đa dạng<br /> sinh học<br /> Phương pháp điều tra, phỏng vấn<br /> Phương pháp thông kê, xử lí số liệu<br /> Phương pháp kế thừa<br /> 5. Bố cục luận văn<br /> Luận văn dài 85 trang, bao gồm 3 chương với bố cục như sau:<br /> Mở đầu<br /> Chương 1: Tổng quan<br /> Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> Kết luận và kiến nghị<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Phần phụ lục gồm một số kết quả nghiên cứu, các hình ảnh liên<br /> quan đến luận văn.<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG<br /> CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG<br /> 1.1.1. Định nghĩa về GIS<br /> 1.1.2. Quy trình công nghệ của hệ thống GIS và các thành<br /> phần của một hệ thống thông tin GIS<br /> 1.1.3. Khái lược về chức năng và tính chất của hệ thống GIS<br /> 1.1.4. Cơ sở dữ liệu của hệ thống GIS<br /> a. Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial database)<br /> Cơ sở dữ liệu không gian là loại dữ liệu mô tả tính chất địa lý của<br /> các đối tượng trên bề mặt trái đất hay trong lòng đất như: Kích thước, vị<br /> trí, hình dạng, diện tích của đối tượng… hay một không gian nhất định.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2