intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, các chính sách của triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX và những đề xuất canh tân của các nhà cải cách nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam, luận văn sẽ trình bày và tập hợp tất cả những đề xuất canh tân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… của các nhà canh tân. Những tác động của xu hướng canh tân tới triều đình Nguyễn và đƣa ra một số nhận định, đặc biệt là về nguyên nhân thất bại của xu hướng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG THỊ HẢI TÌM HIỂU DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG THỊ HẢI TÌM HIỂU DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Kết quả nghiên cứu của Luận văn là do tác giả thực hiện. Khi sử dụng luận điểm khoa học, số liệu, tƣ liệu tác giả đều trích dẫn đúng nội dung và có dẫn nguồn tài liệu. Ngƣời thực hiện xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Ngƣời thực hiện Luận văn TRƢƠNG THỊ HẢI
  4. Lời cảm ơn Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX là Luận văn của ngƣời viết sau nhiều năm theo học Cao học tại khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. NGƢT Phạm Xanh. Thông qua Luận văn, ngƣời viết xin đƣợc nói lời tri ân tới PGS.TS. NGƢT Phạm Xanh đã tận tình hƣớng dẫn. Bên cạnh đó, ngƣời viết không quên sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban lãnh đạo Viện Sử học, phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Cận đại (Viện Sử học) cùng các đồng nghiệp, gia đình… Thiếu sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi đó, ngƣời viết không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Tác giả Luận văn
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2 3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............. Error! Bookmark not defined. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined. 5. Đóng góp của đề tài ............................... Error! Bookmark not defined. 6. Bố cục của Luận văn ............................. Error! Bookmark not defined. NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 1:NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX . Error! Bookmark not defined. 1. 1. Sự khủng hoảng của triều đình quân chủ Trung ƣơng ...... Error! Bookmark not defined. 1. 2. Quá trình xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp ............. Error! Bookmark not defined. 1. 3. Sự xuất hiện tầng lớp sỹ phu yêu nƣớc, tiến bộ cuối thế kỷ XIX ................................................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 1 ...................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: NHỮNG ĐỀ XUẤT CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ............................................. Error! Bookmark not defined. 2. 1. Đề xuất canh tân của Phạm Phú ThứError! Bookmark not defined. 2. 2. Đề xuất canh tân của Đặng Huy Trứ .......................................... 50 2. 3. Đề xuất canh tân của Nguyễn Trƣờng TộError! Bookmark not defined. 2. 4. Đề xuất canh tân của Bùi Viện..... Error! Bookmark not defined. 2. 5. Đề xuất canh tân của Nguyễn Lộ TrạchError! Bookmark not defined. 2. 6. Một số đề xuất canh tân khác ...... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 2 ...................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ DÒNG CANH TÂN ĐẤT NƢỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 3. 1. Thái độ của vua Tự Đức và triều đình Huế đối với các đề nghị canh tân, đổi mới đất nƣớc. .................. Error! Bookmark not defined. 3. 2. Nguyên nhân thất bại của dòng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX .................................................................................................... 80 3. 3. Nhận định về dòng canh tân......... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 3 ...................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 6 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hƣớng canh tân là một trong những vấn đề quan trọng trong lịch sử bởi những tác động trực tiếp của nó tới mọi mặt đời sống xã hội. Những cải cách, đổi mới từ xƣa tới nay đều đem lại những tiến bộ và giá trị nhất định cho xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam đã chứng kiến những cải cách của họ Khúc, của nhà Tiền Lê trong lĩnh vực hành chính hay những đổi mới về văn hóa và kinh tế thời Lý - Trần, tiếp đó là những cải cách táo bạo của Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ… Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là thời vua Tự Đức, chế độ quân chủ Việt Nam lâm vào khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự quan liêu, độc đoán, tham nhũng trong chính trị; sự đình đốn, bế tắc trong kinh tế… nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo thủ, lạc hậu. Thêm vào đó, cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gay gắt. Trong bối cảnh ấy, một tầng lớp quan lại, sĩ phu có xu hƣớng canh tân với hàng loạt những kiến nghị, cải cách từ kinh tế đến chính trị nhƣ Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Tƣ Giản, Đinh Văn Điền, Nguyễn Thông… Những tƣ tƣởng canh tân trong thời kỳ lịch sử này đƣợc coi nhƣ là một phƣơng sách cứu nƣớc mới. Do vậy, việc tìm hiểu tƣ tƣởng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX cũng chính là tìm hiểu một chủ trƣơng cứu nƣớc mới lúc bấy giờ. Nghiên cứu những đề nghị cải cách, canh tân trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng để đúc kết những kinh nghiệm trong thời kỳ đổi mới trƣớc bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có nhiều chuyển biến, đó là một thách thức lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Mặc dù có ý nghĩa nhƣ vậy nhƣng đến nay vẫn chƣa có công trình nào tìm hiểu toàn bộ những xu hƣớng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam. 1
  8. Với lý do đó cùng nguồn tài liệu cho phép, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX” làm luận văn Thạc sĩ Sử học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt về các nhà canh tân đã đƣợc giới sử học trong nƣớc quan tâm từ rất sớm, các chuyên khảo về từng nhân vật cũng nhƣ về xu hƣớng canh tân của họ cũng đƣợc các nhà nghiên cứu tìm hiểu tƣơng đối đầy đủ góp phần vào việc làm rõ hơn giai đoạn lịch sử này. 2.1. Những công trình nghiên cứu về xu hướng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX Những công trình nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhƣ: Năm 1970, Nhà xuất bản Lá Bối - Sài Gòn công bố công trình Phong trào Duy tân của tác giả Nguyễn Văn Xuân. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến việc khôi phục đất nƣớc bằng con đƣờng nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hóa với các hoạt động thực tiễn nhƣ mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, thêm khoa học và ngoại ngữ… Năm 1997, tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) của tác giả Lê Sỹ Thắng đã đƣợc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Chuyên khảo đã trình bày khái quát sự ra đời của tƣ tƣởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX và cơ sở thế giới quan của tƣ tƣởng ấy. Bên cạnh đó, những điều trần, kiến nghị của các nhà canh tân nhƣ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đƣợc tác giả phân tích khá chi tiết trên các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng… Năm 1998, hai tác giả Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Hồng xuất bản tác phẩm Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Trong công trình này, hai tác giả đã nghiên cứu một số nhà canh 2
  9. tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ… Đáng chú ý là tác giả Đinh Xuân Lâm dành 10 trang để trả lời câu hỏi: Có một xu hướng đổi mới ở Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX không? (trang 12 - 22). Cũng trong năm 1998, Trung tâm UNESCO Thông tin tƣ liệu và lịch sử văn hóa Việt Nam cho ra mắt cuốn Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam - Những gương mặt tiêu biểu (nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Trong công trình, các tác giả đã nghiên cứu một số nhà canh tân đất nƣớc nhƣ Hồ Quý Ly, Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ… Năm 1999, nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) giới thiệu sách Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn (nhiều tác giả). Nội dung chính mà các tác giả đề cập đến là quá trình chuyển biến trong nhận thức của các nhân vật nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ… trƣớc bối cảnh của đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 2011, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong cuộc Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nhà Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Trung học phổ thông (tổ chức cuối năm 2002) thành công trình Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những nguyên nhân (khách quan cũng nhƣ chủ quan) dẫn đến thất bại của xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. Không thể không nhắc đến một số tham luận nhƣ: Triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận hay không thể thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ của PGS.TS Đỗ Thanh Bình (từ trang 178 đến trang 165); Về nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX của PGS. TS Nguyễn Trọng Văn. Trong hai bài viết ấy, hai tác giả đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trƣờng Tộ và nguyên nhân thất bại của xu hƣớng canh tân cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam. Đặc biệt, tham luận Nguyễn Trường Tộ và thời đại: những nghịch lý của 3
  10. PGS.TS Phạm Xanh (trang 435 - 443) đã phân tích thất bại trong nỗ lực canh tân của Nguyễn Trƣờng Tộ dƣới góc độ 5 nghịch lý: “một trí thức tân tiến và đám vua quan lạc hậu”, “chiến tranh và hòa bình”, “truyền thống và phản truyền thống”, “lƣơng và giáo”, “thực và ảo”. Có thể nói, tác giả Phạm Xanh đã có cách tiếp cận nguyên nhân thất bại của Nguyễn Trƣờng Tộ khá mới mẻ, độc đáo. Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm ra mắt tác phẩm Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam của tác giả Văn Tạo. Tác phẩm đề cập đến mƣời cuộc cải cách trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam bắt đầu từ họ Khúc, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, Trịnh Cƣơng, Minh Mệnh, Nguyễn Trƣờng Tộ đến Phong trào đổi mới đầu thế kỷ XX. Trong số những nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX, còn công trình Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) của Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005). Sách dày 411 trang, ngoài phần Mở đầu, nội dung đƣợc chia làm 3 phần cũng là 3 đối tƣợng khảo cứu của tác giả gồm: Xu hƣớng canh tân (cuối thế kỷ XIX), phong trào duy tân (đầu thế kỷ XX) và Sự nghiệp đổi mới (thời hiện đại). Trong phần viết về “xu hƣớng canh tân” (từ trang 29 đến trang 69), Hải Ngọc Thái Nhân Hòa đã điểm những nét chính trong cuộc đời và tƣ tƣởng của các nhân vật: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tƣ Giản, Trần Đình Túc, Nguyễn Thông, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Công Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch và Nguyễn Trƣờng Tộ. Tác giả khẳng định: các kiến nghị, điều trần canh tân, đổi mới “đã nói lên tâm huyết của các quan viên trong triều và ngoài nội, hợp thành dòng yêu nƣớc theo xu hƣớng canh tân ở nƣớc ta từ nửa sau thế kỷ XIX” (trang 64); “dù nhỏ hay lớn đều chứa đựng những tiến bộ nhất định, đem lại lợi ích thiết thân đối với xã hội đƣơng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc đang ở trong tình thế khó khăn, đầy thử 4
  11. thách” (trang 65). Có thể khẳng định: Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự nghiệp đổi mới” (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) đã có cái nhìn tổng quát về xu hƣớng canh tân, “đánh dấu một thời kỳ phát triển tƣ duy đất nƣớc, phản ánh tinh thần yêu nƣớc, thƣơng dân của một số quan viên trong triều và giáo dân ngoài xã hội” (trang 66). Qua các công trình nghiên cứu về xu hƣớng canh tân đất nƣớc nửa cuối thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy đƣợc những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng canh tân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội . 2.2. Những chuyên khảo về các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX * Chuyên khảo về Bùi Viện Năm 1945, Nhà xuất bản Đại La - Hà Nội giới thiệu công trình Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức của Phan Trần Chúc, sau đó tác phẩm đƣợc tái bản hai lần vào các năm 1946 (Nhà xuất bản Kiến thiết) và năm 2000 (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Trong công trình này, tác giả đã dành khá nhiều dung lƣợng để phân tích bối cảnh lịch sử cũng nhƣ lý do cần thiết phải canh tân đất nƣớc trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quân sự… Năm 1985, Nhà xuất bản Đông Nam Á giới thiệu tác phẩm Bùi Viện với chính phủ Mỹ - lịch sử ngoại triều Tự Đức của Phan Trần Chúc. Đây đƣợc xem nhƣ công trình đầu tiên của tác giả Phan Trần Chúc viết về Bùi Viện với việc đi Mỹ của ông. Nội dung chủ yếu của tác phẩm đề cập đến hành trình đi Mỹ của Bùi Viện thông qua đó, ông mở rộng đƣợc tầm nhìn, thấy đƣợc sự phát triển của nƣớc Mỹ. Điều đó giải thích cho việc vì sao sau này ông đƣa ra các bản điều trần với vua Tự Đức để đề nghị canh tân đất nƣớc. * Chuyên khảo về Nguyễn Trường Tộ Năm 1961, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố công trình Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX của 2 tác giả Đặng Huy Vận - Chƣơng Thâu. Đây có thể xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên của các nhà sử học hiện đại về Nguyễn Trƣờng Tộ và các đề nghị cải cách của ông. Công trình đã phân tích khá chi tiết về bối cảnh lịch sử và những đề nghị 5
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1944), Bulletin des Amis du Vieux Hue, số 2, tháng 4-6. 2. Đỗ Bang, Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên chúa giáo, Tài liệu lƣu trữ tại Khoa Lịch sử, Đại học KHXH& Nhân văn, Tp Hồ Chí Minh, số ký hiệu VNH3.TB1.75. 3. Đỗ Thanh Bình (2005), Triều đình nhà Nguyễn không thể chấp nhận hay không thể thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ (Trích trong cuốn Lịch sử nhà Nguyễn, một cách tiếp cận mới), Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 4. Trƣơng Bá Cần (1998), Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Huệ Chi (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004. 6. Trần Bá Chí (2000), Nguyễn Tư Giản qua biến động của cuộc đời, tạp chí Hán Nôm, số 3. 7. Nguyễn Đình Chú (2008), Nguyễn Trường Tộ - Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX, Tham luận tại Hội thảo khoa học Nguyễn Trường Tộ - Khát vọng canh tân đất nước ngày 10/11/2008, Tp Vinh, Nghệ An. 8. Phan Trần Chúc (1945), Bùi Viện với chính phủ Mỹ - Lịch sử ngoại triều Tự Đức, Nxb Đại La, Hà Nội. 9. Di cảo cụ Mính - Viên (1996), Một bậc tiên thời nhân vật đồng thời với Nguyễn Trường Tộ ít ai biết - Nguyễn Lộ Trạch, Bà Nguyễn Thị Nghiên tại Nhà Anh Minh xuất bản. 10. Đảng ủy tỉnh Cao Bằng (2009), Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nxb Chính trị Quốc gia. 11. Đoàn Lê Giang (1987), “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Trường Tộ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5+6. 12. Trần Văn Giáp (1972), Lược truyện các tác gia Việt Nam tập II, Nhà xuất bản KHXH - Hà Nội. 6
  13. 13. Trần Văn Giáp (2003), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (toàn tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Trần Văn Giáp (1999), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Hoàng Mạnh Hà - chủ biên (2008), Hồ Quý Ly & Thành Tây Đô, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 17. Hội đồng hƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh (1995) , Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 18. Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (1995), Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 19. Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 20. Nguyễn Huệ Chi (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 21. Bùi Kha (2009), Nguyễn Trường Tộ và vấn đề chủ hòa, tạp chí Hồn Việt (Hội Nhà văn VN), số 30, tháng 12. 22. Bùi Kha (2011), Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội. 23. Trần Trọng Kim (1968), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn. 24. Đinh Xuân Lâm (1986), Bùi Viện với những ngày đầu hình thành Hải Phòng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng số 4. 25. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận - hiện địa Việt Nam - một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế giới, Hà Nội. 26. Đinh Xuân Lâm (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7
  14. 27. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng (1998), Xu hướng đổi mới trong Lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 28. Trần Huy Liệu (1985), Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản, Kỷ yếu hội thảo khoa học về địa chí văn hóa Bến Tre, Bến Tre. 29. Trịnh Khắc Mạnh (2000), Nguyễn Tư Giản: cuộc đời và tác phẩm, tạp chí Hán Nôm, số 3. 30. Nhà xuất bản Văn học (1984), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” (tập IV, quyển I), Hà Nội. 31. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 32. Nhóm Trà Lĩnh (1990), Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Nguyễn Vinh Phúc - Vũ Khiêu (chủ biên, 2004), Danh nhân Hà Nội, Nxb Hà Nội. 34. Nguyễn Phan Quang, Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Bảo Lạc và Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao - Lạng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học. 35. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1960), Đại Nam thực lục chính biên, Tập XI, Nxb Khoa học, Hà Nội. 37. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục chính biên, Tập XI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1973), Đại Nam thực lục chính biên, Tập XXVI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 39. Quốc Sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam chính biên liệt truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 8
  15. 40. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam chính biên liệt truyện, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế. 41. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Quốc sử triều toát yếu, Nxb Văn học, 2002. 42. Sở Văn hóa - Thông tin Thái Bình (1986), Danh nhân Thái Bình. 43. Sở Văn hóa - Thông tin Thái Bình (1992),, Kỷ yếu Hội thảo: Bùi Viện (1839 - 1878) cuộc đời kỳ lạ - chí lớn phi thường. 44. Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên 2003), Đại cương Lịch sử Việt Nam (Toàn tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Nguyễn Hữu Tâm (2013), Đội Tuần dương quân đầu tiên của người Việt trước nạn cướp biển Tàu Ô, báo Biên phòng, ngày 9/9/2013. 46. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1993), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NxbTổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 48. Chƣơng Thâu (1987), Nguyễn Trường Tộ với vấn đề cải cách văn hoá xã hội dưới thời cận đại, tạp chí Sông Hƣơng - SH28/12-87. 49. Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang (1984), Nguyễn Thông, con người & tác phẩm. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Cao Huy Thuần (2003), Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 51. Lê Thƣớc, Nguyễn Trường Tộ tiên sinh tiểu sử, Nam Phong tạp chí số 102. 52. Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lạc (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lạc, Nxb Lao động, Hà Nội. 53. Nguyễn Trọng Văn (2000), Vì sao tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ bị thất bại hay Nỗi hận nghìn đời của Nguyễn Trường Tộ, trích trong cuốn Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, Viện Khoa học xã hội- Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, Nxb Đà Nẵng, 2000. 9
  16. 54. Nguyễn Trọng Văn (2005), Về nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (Trích trong cuốn Lịch sử nhà Nguyễn, một cách tiếp cận mới), Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. 55. Nguyễn Trọng Văn (2009), Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về con đường cứu nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (396). 56. Đặng Huy Vận - Chƣơng Thâu (1961), Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Viện KHXH - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (2000), Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, Nxb Đà Nẵng. 58. Viện Triết học, Tự Đức ngự chế thi tập. Tƣ liệu Viện Triết học, kí hiệu 44-AH. 59. Phạm Xanh (2005), Nguyễn Trường Tộ và thời đại: những nghịch lý, trích từ cuốn Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 60. Hoàng Hữu Yên (1994), Văn học thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Trƣơng Thị Yến (1998), Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam - những gương mặt tiêu biểu, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2