ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
----------***---------<br />
<br />
HOÀNG THỊ HỒNG NGA<br />
<br />
XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TRONG KHÁNG<br />
CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM<br />
<br />
MÃ SỐ: 60.22.54<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG THỊ TIẾN<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1<br />
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ NHÂN TỐ CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ BỐI<br />
CẢNH TRONG NƢỚC ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN<br />
VĂN HÓA KHÁNG CHIẾN (1945-1954).................. Error! Bookmark not defined.<br />
1.1. Một số nhân tố của bối cảnh quốc tế ................... Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.1. Ảnh hưởng từ Liên Xô ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.2. Ảnh hưởng từ Trung Quốc ......................... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2. Một số nhân tố của bối cảnh trong nƣớc ............ Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.1. Đời sống kháng chiến .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.2. Đời sống văn hóa .......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TRONG KHÁNG CHIẾN<br />
CHỐNG PHÁP (1945-1954).......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1. Xây dựng lý luận nền văn hoá kháng chiến ....... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.1. Tiếp tục xây dựng lý luận của nền văn hóa kháng chiến trên nền tảng<br />
cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”(1943) (2/9/1945 - 7/1948)<br />
..................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.2. Từng bước phát triển lý luận văn hóa, phục vụ kháng chiến- kiến<br />
quốc (7/1948-1954).................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2. Xây dựng thiết chế văn hoá ................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1. Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, văn học nghệ thuật .......... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục .............................. Error! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HÓA<br />
KHÁNG CHIẾN .............................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Báo chí tuyên truyền ............................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Văn học nghệ thuật .................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.3. Giáo dục ..................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.4. Xây dựng quan hệ văn hóa đối ngoại .................. Error! Bookmark not defined.<br />
KẾT LUẬN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 11<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của toàn xã<br />
hội. Một dân tộc tồn tại trƣớc tiên là do dân tộc ấy có nền văn hóa của mình. Trong<br />
các hoạt động của con ngƣời, văn hóa là một trong những hoạt động mang dấu ấn<br />
đặc sắc, bền bỉ và tiêu biểu. Dân tộc này khác với dân tộc khác, trƣớc tiên cũng ở lối<br />
sống, cách nghĩ, cảm xúc, ở hiện thực, ở cuộc sống đấu tranh đời này qua đời khác<br />
để tồn tại và phát triển. Văn hóa là sức sống của một dân tộc, hay nói cách khác, sức<br />
sống của một dân tộc thể hiện tập trung ở một nền văn hóa.<br />
Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo<br />
cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, mặt trận văn hoá luôn luôn sôi<br />
động. Đảng ta coi văn hoá là một mặt trận đấu tranh cách mạng cực kỳ quan trọng<br />
nhằm đánh thắng kẻ thù, một vũ khí tƣ tƣởng sắc bén góp phần xoá bỏ xã hội cũ,<br />
xây dựng xã hội mới và con ngƣời mới.<br />
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, sự thành lập một nhà nƣớc kiểu mới của<br />
nhân dân lao động do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo đã kéo theo sự ra<br />
đời của một nền văn hóa mới. Bởi vì văn hóa là một hình thái ý thức xã hội kiến<br />
trúc thƣợng tầng, văn hóa cũng biến đổi một khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Từ trong<br />
bản chất, nền văn hóa mới gắn bó chặt chẽ với chế độ mới. Chế độ mới đòi hỏi một<br />
nền văn hóa mới và sự ra đời, phát triển của nền văn hóa mới góp phần củng cố và<br />
thúc đẩy xã hội mới phát triển. Đó là phép biện chứng của lịch sử và phép biện<br />
chứng giữa văn hóa và cách mạng. Phép biện chứng đó không phải diễn ra một cách<br />
tự phát, vô ý thức, mà trái lại một cách tự giác thông qua quá trình hoạt động thực<br />
tiễn của Đảng Cộng sản.<br />
Trong chín năm kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp (19451954), vấn đề kháng chiến về mặt văn hóa đƣợc đặt ra nhƣ một trong những bộ<br />
phận đấu tranh vô cùng quan trọng của nhân dân ta. Đồng chí Trƣờng Chinh khẳng<br />
<br />
định “kháng chiến về mặt quân sự, chính trị, kinh tế chƣa đủ gọi là kháng chiến toàn<br />
diện. Phải kháng chiến về mặt văn hóa nữa”[33, tr.46]. Sự nghiệp văn hóa đƣợc<br />
Đảng coi là một những mặt trận kháng chiến quan trọng, không thể thiếu đƣợc. Để<br />
củng cố chính quyền, để kháng chiến thắng lợi, Đảng cần lãnh đạo chặt chẽ văn hóa<br />
yêu cầu văn hóa phải tham gia chính trị, tham gia kháng chiến.<br />
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với hạt nhân ban đầu là<br />
bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) và Hội Văn hóa cứu quốc, chúng ta đã<br />
xây dựng nên một nền văn hóa mới của chính thể nhà nƣớc mới. Quá trình xây<br />
dựng nền văn hóa mới đó là rất bền bỉ và gian khổ, là quá trình Đảng lãnh đạo văn<br />
hóa cƣơng quyết chống lại văn hóa phản động, vừa phê phán, thuyết phục những<br />
quan điểm văn hóa lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa. Đồng thời tiếp thu<br />
những ảnh hƣởng của các mô hình, các nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới mang<br />
tính chất vô sản nhƣ Liên Xô, nền văn hóa dân chủ mới nhƣ Trung Quốc để xây<br />
dựng nên những nền tảng cơ bản nhất cho đƣờng lối lý luận văn hóa Việt Nam<br />
trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức các lĩnh vực văn hóa cụ thể cũng đƣợc đặt ra<br />
phù hợp với từng thời kỳ kháng chiến, lôi kéo đƣợc đông đảo đội ngũ các nhà văn<br />
hóa, các văn nghệ sĩ phục vụ công tác xây dựng nền văn hóa mới.<br />
Quá trình xây dựng nền văn hóa mới trong kháng chiến chống Pháp đã đạt<br />
đƣợc một số thành tựu căn bản đáng ghi nhận. Đây đƣợc xem nhƣ là một thời kỳ<br />
bản lề, có tính chất quyết định xây nền, dựng móng cho một nền văn hóa Việt Nam.<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung, thành tựu của nền văn hóa mới thời kỳ này<br />
sẽ rút ra đƣợc nhiều bài học về lý luận cũng nhƣ thực tiễn quan trọng đối với lịch<br />
sử, đặc biệt là đối với chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân chủ, tiên tiến,<br />
đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Những bài học lý luận về văn hóa, cũng nhƣ<br />
những bài học vận động của thực tiễn lịch sử cũng góp phần rút ra đƣợc nhiều nhận<br />
định quý báu để bổ sung cho hiện tại.<br />
Với ý nghĩa đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng nền văn hóa trong<br />
kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
<br />
Lịch sử của cuộc kháng chiến thần thánh chín năm trƣờng kỳ của dân tộc<br />
Việt Nam từ 1945-1954 là một hƣớng đề tài hấp dẫn, thu hút đƣợc rất nhiều nhà<br />
nghiên cứu quan tâm. Từ trƣớc đến nay, giới nghiên cứu lịch sử hiện đại chủ yếu<br />
tập trung vào các đề tài quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội... Nghiên cứu về đề tài<br />
văn hóa kháng chiến cũng có một số công trình nhƣng số lƣợng còn rất khiêm tốn<br />
và chủ yếu tập trung ở một số mảng đề tài:<br />
Một số giáo trình, sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới đề tài văn hóa mà<br />
chủ yếu là tập trung làm nổi bật đƣờng lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam,<br />
trong đó có đƣờng lối văn hóa của Đảng thời kỳ 1945-1954 tiêu biểu nhƣ:<br />
- Học viện CTQG HCM, Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa<br />
của đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2002.<br />
- Học viện CTQG HCM, Học viện chính trị khu vực I, Khoa văn hóa và phát<br />
triển, Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sách tham khảo),<br />
NXB CTQG, Hà Nội, 2006.<br />
- Hoàng Xuân Nhị, Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển<br />
của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1962.<br />
- Hoàng Trinh, Phong Lê: Đường lối văn nghệ của Đảng và thành tựu của<br />
văn học cách mạng (Đọc xây dựng nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta,<br />
thời đại ta của Tố Hữu), Tạp chí Học tập 9/1975.<br />
- Lê Đình Kỵ, Đại cương về đường lối văn nghệ của Đảng, trong cuốn Cơ sở<br />
lý luận văn học, tập 3, NXB Đại học Và THCN, 1983.<br />
- Hà Xuân Trƣờng, Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí ánh sáng, trí tuệ,<br />
NXB Sự thật, Hà Nội, 1977.<br />
Về phƣơng diện lịch sử của ngành văn hóa thông tin, cũng đã có một số cuốn<br />
sách biên niên, tổng kết lịch sử của ngành nhƣ:<br />
- Ban tƣ tƣởng, văn hóa TW, Lịch sử biên niên công tác tư tưởng, văn hóa<br />
của Đảng Cộng sản Việt Nam, 03 tập, NXB CTQG, 2005.<br />
- Bộ VH-TT, Năm mươi năm ngành văn hóa thông tin Việt Nam, Hà Nội,<br />
1995.<br />
<br />