BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
NGUYỄN VĂN CHUYÊN<br />
<br />
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI<br />
– TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính<br />
Mã số: 60380102<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SẢN<br />
<br />
Phản biện 1: ................................................................................<br />
Phản biện 2: ................................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành<br />
chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp............ Nhà........Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br />
Thời gian: Vào hồi .......... giờ..........ngày........tháng.........năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc<br />
gia<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần<br />
quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn<br />
hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành quả cách mạng của cả dân tộc Việt Nam. C.Mác đã chỉ rõ<br />
“Đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài<br />
người” [33, tr.473-474]. Bất kỳ quốc gia nào, nếu biết quản lý, sử dụng hợp lý đất đai thì nguồn tài<br />
nguyên này được bảo vệ và mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn, thiết thực phục vụ cho mỗi con người và<br />
cả cộng đồng.<br />
Từ lịch sử đến hiện tại quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta, đặc biệt qua 30 năm đổi mới đã<br />
cho thấy nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu tổng kết để có những bài học kinh nghiệm cả<br />
về tích cực kế thừa cả về mặt yếu kém để khắc phục. Vấn đề này lại phải đặt trong bối cảnh mới,<br />
yêu cầu mới của quá trình đô thị hóa; của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh<br />
tế quốc tế.<br />
Về lý luận, quản lý nhà nước đối với đất đai luôn tác động trực tiếp đến các quan hệ về đất<br />
đai để nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Trong khi đó, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nhằm hệ thống<br />
hóa cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai cấp huyện. Do đó, việc<br />
nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề này là cấp thiết. Trên thực tế, việc quản lý, sử dụng đất đai ở<br />
cấp huyện, đặc biệt quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai còn nhiều hạn<br />
chế như: các quy định pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập; việc phân cấp quản lý đất đai còn<br />
thiếu rõ ràng, chưa cụ thể; về tổ chức bộ máy quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai còn<br />
chồng chéo; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu<br />
nại về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Hiện tượng lãng phí đất đai, giao cấp, cho<br />
thuê đất đai không đúng thẩm quyền; công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật đất đai<br />
và giải quyết khiếu nại về đất đai chưa được quan tâm kịp thời, còn phổ biến nhiều biểu hiện tiêu<br />
cực.<br />
Hệ lụy của tình trạng trên là tình hình khiếu nại về đất đai có chiều hướng gia tăng cả về<br />
số lượng, quy mô và mức độ, phức tạp về tính chất. Điều này trở thành vấn đề hết sức bức xúc xã<br />
hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở một số địa<br />
phương trong cả nước; có nơi đã trở thành điểm nóng xã hội, thậm chí đã có dấu hiệu chuyển<br />
sang điểm nóng chính trị- xã hội. Vấn đề cơ bản hiện nay là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về<br />
khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai; khắc phục những điểm bất hợp lý, những bất cập về cơ chế,<br />
thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại khiến cho việc áp dụng các quy định pháp luật vào<br />
thực tế gặp những khó khăn, vướng mắc. Nâng cao hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại bằng các giải<br />
pháp hữu hiệu. Thực tiễn cho thấy, không ít trường hợp làm cho vụ việc trở nên gay gắt, kéo dài là do<br />
việc áp dụng pháp luật chưa đúng. Điều này không những chưa bảo đảm tính đúng đắn, nghiêm minh<br />
của pháp luật mà còn chưa bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Áp dụng pháp luật<br />
trong giải quyết khiếu nại về đất đai không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn giữ<br />
vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự động thuận giữa Đảng, Nhà nước và nhân<br />
dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.<br />
<br />
Đông Sơn là một huyện nằm ở phía Tây Thành Phố Thanh Hóa, có tổng diện tích tự<br />
nhiên gần 8.240,62 ha, dân số trên 77.730 người, có 16 đơn vị hành chính (15 xã, 1 thị trấn), có vị<br />
trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 45 và 47 đi qua trên địa bàn huyện, có nhiều doanh nghiệp trong<br />
nước và liên doanh với người nước ngoài đầu tư phát triển, thu hút hàng vạn lao động của địa<br />
phương và các địa phương khác vào làm việc, nhưng cũng như nhiều địa phương khác trong cả<br />
nước, cùng với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và phát triển thành phố,việc<br />
sát nhập một số xã ở huyện Đông Sơn về Thành Phố Thanh Hóa, mà mở rộng, mới các quốc lộ dẫn<br />
dấn tình hình khiếu nại về đất đai ở huyện Đông Sơn những năm gần đây có những diễn biến phức<br />
tạp. Diện tích đất bị thu hồi lớn đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, tâm lý, thói quen truyền thống<br />
của một bộ phận nhân dân đã làm phát sinh đơn thư khiếu kiện. Số lượng đơn thư khiếu nại hành<br />
chính tuy không tăng không đáng kể song lại có nhiều đơn thư kéo dài. Tỷ lệ giải quyết đơn thư so<br />
với nhiều huyện trong Tỉnh cao nhưng đã được giải quyết kịp thời, song nhiều vụ việc người dân<br />
vẫn không hài lòng với kết quả giải quyết của cơ quan hành chính địa phương. Thực trạng và<br />
nguyên nhân khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh<br />
Hóa có những điểm chung như các địa phương của cả nước song cũng có nhiều nét riêng biệt.<br />
Xuất phát từ các lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Áp dụng pháp luật trong giải quyết<br />
khiếu nại về đất đai - Từ thực tiễn huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hóa” là yêu cầu khách quan và<br />
tất yếu, có tính cấp thiết về lý luận, pháp lý và thực tiễn.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại nói chung, áp dụng pháp luật trong giải<br />
quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm<br />
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các nhà quản lý. Với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đã có<br />
nhiều bài viết, sách chuyên khảo, đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ cơ sở lý thuyết; phân tích, đánh<br />
giá thực trạng khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai để đề xuất những giải pháp thực hiện có giá trị<br />
tham khảo. Một số công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện<br />
hành chính ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Thanh và Luật gia Đinh Văn Minh, Nxb. Tư pháp<br />
năm 2004; Sách chuyên khảo: “Pháp luật về khiếu nại, tố cáo”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh do<br />
PGS.TS Phạm Hồng Thái làm chủ biên; Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu những vấn đề lý luận,<br />
thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức hiện nay” do ông Nguyễn Sỹ Cương Quyền Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm được nghiệm thu năm 2007; đề tài: “ Xây dựng<br />
quy chế phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp lên Trung ương” do ông Nguyễn<br />
Tiến Binh - Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm<br />
2008; đề tài: “Đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay” do TS. Đỗ Gia Thư - Vụ trưởng Vụ Pháp<br />
chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm 2009; đề tài “Hoàn thiện pháp luật<br />
về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do TS. Phạm Hồng Thái làm chủ nhiệm,<br />
được hoàn thành vào năm 2002; Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công của Phan Văn Châu với<br />
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại đảm bảo quyền công dân (qua<br />
thực tiễn tỉnh Đồng Nai)”. Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), về đề tài:<br />
“Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở<br />
tỉnh Bắc Giang hiện nay”. Ngoài ra, còn nhiều bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí Thanh tra,<br />
Tạp chí Quản lý nhà nước và các tạp chí chuyên ngành khác.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, sách<br />
chuyên khảo, bài báo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn quan trọng trong áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính<br />
nhà nước.<br />
Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên<br />
biệt tới áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Có<br />
thể nói, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “Áp<br />
dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai - Từ thực tiến huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh<br />
Hóa” dưới góc độ khoa học Quản lý công. Với kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn hy vọng sẽ góp<br />
phần khắc phục những bất cập nêu trên.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ cầu luận văn<br />
- Mục đích luận văn:<br />
Luận văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng<br />
pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh<br />
Hóa.<br />
- Nhiệm vụ luận văn: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:<br />
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai<br />
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.<br />
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về<br />
đất đai ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu<br />
kém và nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất<br />
đai ở huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.<br />
T h ứ b a , đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản n h ằ m n â n g c a o h i ệ u q u ả áp<br />
dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hóa.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Các quan hệ pháp luật về đất đai phát sinh giữa Uỷ ban nhân dân cấp huyện với các chủ thể<br />
khiếu nại về đất đai, trong đó nghiên cứu chủ yếu về hoạt động áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân<br />
Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đ ất đai được giới hạn ở phạm vi<br />
t h ẩ m q u yề n c ủa cơ qua n h ành chí nh nhà nước cấp hu yện để xâ y d ựn g cơ sở l ý<br />
l u ận ch un g .<br />
Về không gian: áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân<br />
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.<br />
Về thời gian: áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân<br />
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ 2011 đến nay<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Cơ sở lý luận:<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin<br />
<br />