intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; Luận văn đi phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền của trẻ em dưới 18 tuổi khi phạm tội và từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................../................. ......../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ HOÀI BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Phượng Phản biện 1: TS. Nguyễn Thu An, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Đại học Luật Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02- Đường Trương Quang Tuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 02 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những quan điểm xuyên suốt về đường lối và các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “…Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng…” Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội đã gia tăng về số lượng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Bộ luật hình sự năm 2015 đã hoàn thiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ người chưa thành niên, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội được ghi nhận tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, 1
  4. chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung như nguyên tắc xử lý, phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, xóa án tích, các chế định pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt. Thực tiễn những năm qua cho thấy việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử còn có nhiều bất cập, hạn chế do nhận thức và áp dụng không thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận; phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội và đánh giá thực tiễn áp dụng trên một địa bàn cụ thể; qua đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng thực tiễn xét xử bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, học viên đã lựa chọn Đề tài “Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền con người trong xét xử nói riêng đã có công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau: Khoa học pháp lý, quyền con người, xã hội học…Để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận một số công trình nghiên cứu sau: * Sách và các đề tài nghiên cứu các cấp 2
  5. Cuốn sách: “Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em” của Vũ Ngọc Bình, NXB Chính trị quốc gia [7]. OHCHR có cuốn: “Quyền con người trong quản lý tư pháp” [27]. “Một số thuật ngữ và nguyên tắc cơ bản về tư pháp người chưa thành niên” [51]. Cuốn sách: “Đánh giá tính tương thích các điều khoản của BLTTHS về người vi phạm pháp luật hình sự, người bị hại, người làm chứng là NCTN với các chuẩn mực quốc tế [53]. Đề tài cơ sở: "Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006 [20]. * Luận án, luận văn - Luận án: “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam” năm 2013 của Lê Minh Thắng [38]. - Luận án: "Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị can, bị cáo", của nghiên cứu sinh Nguyễn Sơn Hà [15]. - Luận án: “Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay” của nghiên cứu sinh Vũ Thị Thu Quyên (36). Năm 2017 có luận án: “Đảm bảo quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” của Võ Quốc Tuấn [57]. 3
  6. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu tổng quan và chi tiết các vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử VAHS nói chung, đồng thời có những công trình nghiên cứu trực tiếp các vấn đề về quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong TTHS. Các tác giả nghiên cứu bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội ở các khía cạnh như nghiên cứu quy định pháp luật, nghiên cứu áp dụng pháp luật hay nghiên cứu biện pháp này gắn với từng giai đoạn tố tụng, gần với vai trò của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật hoặc ở khía cạnh bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền của bị cáo,... Tuy nhiên, có rất hiếm các công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TAND trong TTHS nói chung hay trong giai đoạn xét xử vụ án nói riêng - trong khi vai trò của hoạt động này gắn với chủ thể thực hiện chính là TAND là rất cần thiết và quan trọng. Việc luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội ở TAND tỉnh Đắk Lắk hiện nay là có tính mới và cần thiết hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; Luận văn đi phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để 4
  7. làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền của trẻ em dưới 18 tuổi khi phạm tội và từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về quyền và bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; - Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đối với bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk; - Đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại TAND tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ của chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 5
  8. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, những quan điểm của Đảng và nhà nước về trẻ em, người chưa thành niên, quyền con người, quyền của các nhóm đối tượng trong hoạt động xét xử của Tòa án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giải đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: 6
  9. Chương 1: Sử dụng những phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để làm rõ hơn phần lý luận của đề tài. Chương 2: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại TAND tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại TAND tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện vấn đề bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS; xây dựng và hệ thống hóa khái niệm quyền của người dưới 18 tuổi, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội; bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS dưới góc độ của khoa học luật, từ đó luận văn đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS ở TAND tỉnh Đắk Lắk, qua đó thấy được những kết quả đạt được, đồng thời cũng như phát hiện những hạn chế trong việc bảo đảm quyền của nhóm đối tượng này ở TAND địa phương. Luận văn đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp theo hướng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ hơn nhằm tăng cường bảo đảm quyền người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS của TAND nói chung ở TAND tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Những giải pháp 7
  10. luận văn đưa ra có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong xét xử VAHS có người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm quyền của nhóm đối tượng này trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu, học tập liên quan đến Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội được xét xử tại Tòa án. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng trong thực tiễn tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án khi giải quyết các vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân Chương 2. Thực trạng bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. 8
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 1.1. Khái quát chung về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội 1.1.1.1. Khái niệm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội a. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội Người dưới 18 tuổi phạm tội là người có năng lực TNHS và tại thời điểm phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi trở lên hoặc dưới 16 tuổi nhưng đủ 14 tuổi trở lên mà phạm phải tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. b. Đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội Đặc điểm về thể chất của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Đặc điểm về nhu cầu của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Đặc điểm về nhận thức của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Chủ thể bảo đảm quyền của người bị hại dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử c. Quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội là những quyền được quy định trong pháp luật quốc gia, phù hợp với các quy định của 9
  12. pháp luật và thông lệ quốc tế, hình thành hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ người dưới 18 tuổi phạm tội khỏi sự xâm hại, sự vi phạm quyền của nhóm đối tượng này từ các cơ quan THTT, người THTT trong toàn bộ tiến trình xét xử vụ án. 1.1.1.2. Nội dung quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Người dưới 18 tuổi phạm tội có quyền con người trong TTHS nói chung, đồng thời còn có những quyền đặc thù sau đây: Một là, quyền được bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi: Hai là, quyền được bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Ba là, quyền tham gia tố tụng với sự có mặt của người đại diện đối với người dưới 18 tuổi như cha, mẹ, người đỡ đầu theo quy định của Tòa án, nhà trường, các tổ chức như Đoàn thanh niên, hội phục nữ, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Bốn là, quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Năm là, quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi. Sáu là, quyền được bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bảy là, quyền được bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. 10
  13. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội 1.1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội là tổng thể các tiền đề, điều kiện nhằm hiện thực hóa quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong thực tế. 1.1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Thứ nhất, đặc điểm về thể chất của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Thứ hai, đặc điểm về nhu cầu của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Thứ ba, đặc điểm về nhận thức của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Thứ tư, chủ thể bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử Thứ năm, về đối tượng bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo đảm quyền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Bảo đảm QCN nói chung, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử các vụ án hình sự nói riêng trong TTHS là vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đã và đang được nghiên cứu nhiều trong khoa học TTHS nước ta. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung các quy định về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi 11
  14. phạm tội trong TTHS Việt Nam, phân tích thực trạng pháp luật, nghiên cứu từ thực tiễn các hoạt động tố tụng, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế, bất cập là cơ sở khoa học, thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Quy định QCN nói chung, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử các vụ án hình sự nói riêng là rất quan trọng song quan trọng hơn nữa là việc bảo đảm cho các quyền đó được thực thi trong tố tụng hình sự. 1.2. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong việc bảo đảm quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi 1.2.1. Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi 1.2.1.1. Vị trí của Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử nói chung, xét xử VAHS đối với người dưới 18 tuổi nói riêng Trong bộ máy nhà nước ta, vị trí của Tòa án nhân dân được thể hiện tại Điều 102 của Hiến pháp: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. 1.2.1.2. Vai trò của Tòa án trong hoạt động xét xử Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Nội dung của hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ sở đó, Toà án nhân danh Nhà nước ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị văn minh của 12
  15. pháp luật. Thực tế đã chứng minh rằng, trong thực thể quyền lực Nhà nước thống nhất, quyền tư pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ quyền tư pháp vừa là bộ phận cùng với lập pháp và hành pháp hợp thành quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Như vậy, có thể thấy rằng quyền tư pháp có nội dung là bảo vệ pháp luật. Vị trí, vai trò của Tòa án được thể hiện ở chỗ: Toà án không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà còn là thiết chế bảo vệ, bảo đảm cho quyền con người được tôn trọng và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. 1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân 1.2.2.1. Những nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác: 1.2.2.2. Những nguyên tắc bảo đảm cho việc quyền được xét xử công bằng 1.2.3. Nội dung và phương thức bảo đảm quyền của Tòa án nhân dân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 1.2.3.1. Nội dung bảo đảm quyền trong hoạt động xét xử của tòa án Dựa trên những quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đã bổ sung các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm toàn diện hơn quyền con người, quyền công dân. Các quy định của Bộ luật hướng đến bảo đảm các nhóm quyền cơ bản của con người, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng; Chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng trong trường hợp thật sự cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật. 13
  16. 1.2.3.2. Phương thức bảo đảm quyền trong hoạt động xét xử của tòa án Để bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Việt Nam có chính sách hình sự áp dụng riêng với chủ thể này, chứa đựng các quy định đặc biệt khoan hồng và có hiệu lực ưu tiên và được thể hiện chính sách hình sự tại Chương XII – BLHS năm 2015 áp dụng đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Phạm vi đối tượng này bao gồm những người tại thời điểm phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi trở lên hoặc dưới 16 tuổi nhưng đủ 14 tuổi trở lên mà phạm phải tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 12 BLHS năm 2015. Các quy định áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS Việt Nam hiện nay thể hiện quan điểm đối xử đặc biệt khoan hồng với chủ thể này và hoàn toàn đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền trong việc xử lý về hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tòa án nhân dân 1.3.1. Yếu tố chính trị - pháp lý 1.3.3. Yếu tố văn hóa, truyền thống 1.3.3. Yếu tố hội nhập quốc tế Tiểu kết chương 1 Để bảo đảm quyền cho bị cáo nói chung và bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng đã có những quy định cụ thể. Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích các khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền trong hoạt động xét xử của Tòa án; về nội dung, phương thức, các nguyên tắc bảo đảm quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử của TAND. Đồng thời luận văn cũng luận giải những yếu tố chính trị - pháp lý, kinh tế, văn hóa 14
  17. truyền thống tác động trực tiếp gián tiếp đối với việc bảo đảm quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử của TAND. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả những vấn đề lý luận có liên đến quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội là rất cần thiết, tạo cơ sở cho việc phân tích thực trạng, thực tiễn của việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trên thực tế ở chương 2 và đưa ra những phương hướng và giải pháp tại chương 3 của luận văn. 15
  18. Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khát quát chung về người phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Số lượng bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.1. Thống kê tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2018 - 2022) Số vụ có bị cáo Tội phạm nói là người dưới Tỷ lệ chung Năm 18 tuổi Số bị Số bị Số bị Số vụ Số vụ Số vụ cáo cáo cáo 2018 377 734 12 12 3,1 1,6 2019 581 1086 14 15 2,6 1,3 2020 542 1014 15 16 2,8 1,6 2021 505 1004 20 20 3,6 1,8 2022 533 1177 22 22 3,8 2 (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) [41], [42], [43], [44], [45] 2.1.2. Loại tội phạm và tính chất tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện Bảng 2.2. Thống kê loại tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2018 -2022) Tổng Số STT Loại tội phạm Tỷ lệ số vụ lượng 16
  19. 1 Trộm cắp tài sản 53 62,4 2 Cố ý gây thương tích 17 20 3 Tội phạm về ma túy 9 10,6 85 4 Cướp tài sản 3 3,5 5 Các loại tội phạm 3 3,5 khác (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) [41], [42], [43], [44], [45] 2.1.3. Đặc điểm nhân thân của người dưới 18 tuổi phạm tội Về độ tuổi Về trình độ học vấn: Về giới tính: Về hoàn cảnh gia đình: 2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến nay 2.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk gồm có Tòa án nhân dân tỉnh và 15 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện. 2.2.2 Tình hình bảo đảm quyền của người phạm tội dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Hoạt động bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp trong đó chú trọng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ. Các cơ chế đảm bảo thực hiện quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong TTHS được quán triệt coi trọng và đề cao trên hết. 17
  20. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Những kết quả đạt được - Đối với quyền tham gia phiên tòa của bị cáo là người dưới 18 tuổi. - Bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong thủ tục tiến hành tại phiên tòa. - Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa. - Đối với quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án. - Đối với quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ. - Đối với quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hay người có thẩm quyền THTT. - Bảo đảm quyền bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa và được chỉ định bào chữa đối của bị cáo là người dưới 18 tuổi. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập: Thứ nhất, trong một số phiên tòa có bị cáo là người dưới 18 tuổi, hoạt động tranh tụng chưa thực sự có sự biến chuyển về chất lượng theo những chủ trương cải cách tư pháp. Thứ hai, có vụ án Hội đồng xét xử đánh giá chưa đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, do đó tuyên phạt bị cáo ở mức hình phạt cao hơn so với đề nghị của VKSND. Thứ ba, tại phiên tòa Luật sư chưa phát huy hết vai trò của mình nên quyền của bị cáo chưa thật sự được đảm bảo. Thứ tư, việc bố trí phòng xử án về cơ bản chưa đảm bảo về mặt hình thức theo quy định của pháp luật. Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan THTT. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2