intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THANH THU BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƢỜNG DUY KIÊN Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Bảo vệ quyền con người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến quyền con người. Đảng coi đây là một trong nội dung quan trọng để tiếp tục phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sức bật mới cho sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình học tập, nghiên cứu về Luật Hành chính và Luật Hiến pháp, bản thân nhận thấy cần nghiên cứu chuyên sâu, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tích cực hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, trong đó có những bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ quyền con người. Mặt khác, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp tại địa phương thời gian qua còn hạn chế, quyền con người có lúc chưa được phát huy. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi”. Với mong muốn được nghiên cứu một cách đầy đủ về cơ sở lý luận, thực trạng của hoạt động này, qua đó đề xuất giải pháp để tiếp tục góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong quá trình thực thi pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1
  4. Vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều gốc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau: Về Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do TSKH.PGS. Lê Văn Cảm, TS Nguyễn Ngọc Chi, TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì; Chuyên khảo “Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam” của TS Trần Quang Tiệp, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004; bài báo “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người” của PGS.TS. Tường Duy Kiên, được công bố trên Tạp Chí Nghề nghiệp năm 2004. Cấp độ luận văn thạc sĩ có các đề tài: “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự” của tác giả Lương Đức Dương (luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015); “Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự góp phần bảo vệ các quyền con người” của tác giả Trần Văn Hội (luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012); “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự” của tác giả Ngô Thị Thanh (luận văn Thạc sĩ Luật học Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013). 2
  5. Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những người đã và đang nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực hình sự nói riêng. Tuy nhiên, đến nay đề tài: “Bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn diện đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự; qua đó đánh giá kết quả đạt được, nêu những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Thực trạng bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự - Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của 3
  6. Viện kiểm sát nhân dân nói chung, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền con người, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian 03 năm (từ năm 2015 đến năm 2017). Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép, luận văn nghiên cứu bảo vệ quyền con người đối với bị cáo. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền con người. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp đối chiếu, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4
  7. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân. - Đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người thông qua kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương. 5
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Nhận thức về bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động kiểm sát xét xử 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền con người, bảo vệ quyền con người 1.1.1.1. Khái niệm quyền con người, bảo vệ quyền con người Quyền con người là một phạm trù lịch sử cụ thể, là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ cá nhân nào, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm bảo vệ quyền con người trong hoạt động kiểm sát xét xử Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân. Nhà nước ban hành luật và các quy định để công dân có cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Hiến pháp năm 2013 khẳng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người một cách mạnh mẽ, rõ ràng nhất nhằm nâng cao nhận thức quyền con người trên toàn xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm xét xử, kiểm sát xét xử vụ án hình sự 6
  9. Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự, để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội. Kiểm sát xét xử vụ án hình sự là tổng hợp các quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng hình sự theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đúng quy định pháp luật. 1.2. Các phƣơng thức bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử vụ án hình sự 1.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 267 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan. 1.2.2. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người, kịp thời ngăn ngừa, khắc phục sai lầm trong hoạt động kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bị cáo theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Lãnh đạo Viện kiểm sát chú trọng quán triệt, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xem đây là một trong những khâu công tác kiểm sát cơ bản, quan trọng. 7
  10. 1.2.3. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. Bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của bị cáo, tại phiên toà, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố; có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổi quyết định truy tố thì Kiểm sát viên rút quyết định truy tố. 1.2.4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, nếu thấy việc kết tội bị cáo hoặc áp dụng hình phạt của Tòa án có sai lầm nghiêm trọng, không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án, bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.2.5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Viện kiểm sát kháng nghị bản án quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong các trường hợp có vi phạm pháp luật trong việc xét xử, trong đó, có trường hợp có căn cứ để xác định bị cáo không phạm tội hoặc bị Tòa án xử quá nặng, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. 8
  11. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Quảng Ngãi và 13 huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Tây, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, Tây Trà. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 45.386 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016, bằng 101,6% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 46,205,8 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2016, đạt 100,7% kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 14.517,4 tỷ đồng, tăng 5,0% so với năm 2016 và vượt 5,1% kế hoạch. Tăng cường hoàn thiện các văn bản pháp quy, chỉ đạo thực hiện nông thôn mới. Bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 264,28 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt kế hoạch; lũy kế đạt 42 xã; bình quân đạt 12 tiêu chí/xã, tăng 1,53 tiêu chí/xã so với cuối năm 2016. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. Từ đầu năm đến nay, tiếp nhận giải quyết 70.573/71.837 hồ sơ (đạt 98,24%) liên quan đến lĩnh vực đất đai; xử lý 501/528 hồ sơ của 9
  12. tổ chức, doanh nghiệp. Công tác quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đã đạt một số kết quả. Triển khai các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục; mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được hoàn thiện. Cuối năm 2017, tăng 07 trường Mầm non, 04 trường Tiểu học, 06 trường THCS và 02 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Có 184/184 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì 1000% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm thực hiện chặt chẽ, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục. Rà soát, tổng hợp 485 thủ tục hành chính cấp tỉnh đề xuất đưa vào giải quyết tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, bằng nhiều hình thức. Trợ giúp pháp lý cho 508 vụ việc; tổ chức 57 đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các địa phương. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Viện kiểm sát tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, nguyên tắc độc lập không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào khác ở địa phương. Cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức từ Trung ương đến địa phương (cấp huyện) gồm: Viện kiểm sát tối cao, Viện kiểm sát cấp cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh, các Viện kiểm sát cấp huyện và Viện kiểm sát quân sự. Từ năm 1976 đến năm 1989, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hiện nay thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 04/7/1989 10
  13. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình (thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định), Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 83/QĐ-VKS thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong hệ thống Viện kiểm sát. Những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh từng bước củng cố, tăng cường và ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành gồm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân 14 huyện, thành phố; Tổng số cán bộ toàn ngành là 196 đồng chí, trong đó, có 01 đồng chí là Kiểm sát viên cao cấp, 50 đồng chí là Kiểm sát viên trung cấp, 96 đồng chí là Kiểm sát viên sơ cấp, kiểm tra viên 34 người , chuyên viên và cán sự 47 người. Số cán bộ, công chức có trình độ thạc sỹ chiếm 2,5%; có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có trình độ cử nhân luật trở lên. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc bảo vệ quyền con ngƣời Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông; diện tích: 5.152,7 km²; dân số khoảng 1,3 triệu người. Quảng Ngãi có địa hình phức tạp, bị chia cắt núi và đồng bằng, là một trong những địa phương có đường bờ biển lớn, với chiều dài khoảng 144 km2 với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp. 11
  14. Hệ thống cơ quan hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội, giải quyết khiếu nại và tố cáo của người dân. Các hoạt động của cơ quan hành chính công quyền đều trực tiếp tác động tới quyền và lợi ích của công dân, tới việc bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Trong thực tế, quyền con người có được bảo vệ hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan hành pháp. Với quyền tư pháp, Tòa án và Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các giá trị quyền con người. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân và công dân, bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền tài sản, quyền nhân thân và các quyền tự do cơ bản của con người. Viện kiểm sát là cơ quan công tố và kiểm sát tư pháp, bảo đảm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm qua, nhưng Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh thu nhập trung bình thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có ưu tiên cho phát triển các vùng đặc biệt khó khăn thông qua các Chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp pháp lý, nhưng do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế. Điều kiện địa lý và phong tục, tập quán của tỉnh ta khá đa dạng và phức tạp, dân cư sống phân tán trên các vùng miền với ngôn ngữ, trình độ và điều kiện 12
  15. sinh hoạt rất khác nhau nhằm đảm bảo các quyền con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị. Sự phát triển của kinh tế thị trường một mặt đã đem đến sự đổi mới và phát triển nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động sáng tạo và xuất hiện sự sung túc, thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, nhưng mặt khác lại kéo theo những tiêu cực và vấn nạn xã hội đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp tới vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Bên cạnh đó, những phong tục, tập quán và định kiến mang tính địa phương, tạo nên những sự cách biệt nhất định về giới, về vùng miền, về thu nhập, về vị thế xã hội, đặt ra những thách thức mới về quyền bình đẳng và công bằng xã hội. Quyền con người được bảo đảm bằng pháp luật, việc thực hiện pháp luật không nghiêm minh có ảnh hưởng trực tiếp tới hưởng thụ quyền con người. Ý thức pháp luật và sự hiểu biết các quy định pháp luật là yếu tố đầu tiên chi phối hành vi sống và làm việc theo Hiếp pháp, pháp luật. 2.2. Thực trạng bảo vệ quyền con ngƣời trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015 đến năm 2017 2.2.1. Kết quả bảo vệ quyền con người trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự Từ năm 2015 đến năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương 13
  16. tập trung giải quyết một khối lượng lớn án hình sự. Đặc biệt là trong số các vụ án đã giải quyết không có vụ án nào quá hạn điều tra, truy tố, xét xử, không có vụ án nào Viện kiểm sát truy tố mà Tòa án tuyên không phạm tội. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội làm cho quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ hơn về chủ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội là người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015, suy đoán vô tội là một nguyên tắc tiến bộ. Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Như vậy, khi chưa có bản án kết tội của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn được xem là vô tội. Qua đây, cho thấy hoạt động xét xử của Tòa án có vai trò quan trọng và quyết định đến việc kết tội một người. Điều này đòi hỏi hoạt động xét xử phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật; việc ra phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của các bên tham gia tố tụng. 14
  17. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kiểm sát chặt chẽ các trường hợp bắt tạm giữ, tạm giam; phối hợp với bộ phận kiểm sát điều tra đảm bảo cho việc bắt, giữ, giam đúng pháp luật, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ hoặc lệnh bắt khẩn cấp nếu chưa đủ căn cứ. Từ năm 2016 đến năm 2017, Viện kiểm sát hai cấp không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ đối với 11 trường hợp; không gia hạn thời hạn tạm giam đối với 04 bị can. 2.2.1.1. Kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Từ năm 2015 đến năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm thể hiện như sau: 1.693 vụ 3.250 bị can (cấp tỉnh 73 vụ 163 bị can, cấp huyện 1.620 vụ 2.600 bị can). Tòa án đã giải quyết 1.405 vụ 2.585 bị cáo (cấp tỉnh 64 vụ 102 bị cáo, cấp huyện 1.341 vụ 2.483 bị cáo). Bảng 2.1. Số vụ, bị cáo Viện kiểm sát kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử Năm Số vụ Số bị can Số vụ Số bị cáo 2015 543 1.038 443 858 2016 562 1.054 465 867 2017 588 1.158 497 870 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) 15
  18. Có thể nhận thấy rằng, kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phản ánh rất cụ thể qua từng năm, số lượng vụ án và bị cáo phải kiểm sát và số lượng và vụ án, bị cáo kiểm sát xét xử tăng lên hàng năm, như sau: - Năm 2015, tổng số Tòa án thụ lý: 543 vụ, 1.038 bị can (cấp tỉnh 15 vụ 33 bị can, cấp huyện 528 vụ 1.005 bị can), tăng 05 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tòa án đã giải quyết 443 vụ 855 bị cáo, đạt tỷ lệ 81,5% (cấp tỉnh 15 vụ 33 bị cáo, cấp huyện 428 vụ 823 bị cáo). - Năm 2016, tổng số Tòa án thụ lý: 562 vụ 1.054 bị can (cấp tỉnh 29 vụ 64 bị can, cấp huyện 533 vụ 990 bị can), tăng 21 vụ so với cùng kỳ năm trước. Tòa án đã giải quyết 465 vụ 857 bị cáo, đạt tỷ lệ 82,7% (cấp tỉnh 24 vụ 29 bị cáo, cấp huyện 441 vụ 828 bị cáo). - Năm 2017, tổng số Tòa án thụ lý: 588 vụ 1.158 bị can (cấp tỉnh 29 vụ 66 bị can, cấp huyện 559 vụ 605 bị can), tăng 26 vụ 104 bị can so với cùng kỳ năm trước. Tòa án đã giải quyết 497 vụ 870 bị cáo, đạt tỷ lệ 83,1% (cấp tỉnh 25 vụ 40 bị cáo, cấp huyện 472 vụ 830 bị cáo). 2.2.1.2. Kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai trên cơ sở có kháng cáo hoặc kháng nghị hợp pháp. Xét xử phúc thẩm là cấp thứ hai và có vai trò quan trọng để bảo đảm bản án, quyết định sơ thẩm có căn cứ và hợp pháp. Cấp phúc thẩm có nhiệm vụ sửa, khắc phục những sai sót, vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định cấp sơ thẩm nhằm bảo vệ quyền con người. 16
  19. Bảng 2.2. Số vụ và bị cáo Viện kiểm sát đã kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm Số thụ lý phải kiểm sát xét xử Số đã kiểm sát xét xử Năm Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2015 172 249 160 158 2016 190 252 173 194 2017 204 263 197 215 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) Có thể nhận thấy rằng, kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phản ánh rất cụ thể qua từng năm, số lượng vụ án và bị cáo phải kiểm sát và số lượng và vụ án, bị cáo kiểm sát xét xử tăng lên hàng năm, như sau: - Năm 2015, tổng số Tòa án thụ lý: 172 vụ, 249 bị cáo (án cũ 14 vụ 19 bị cáo), tăng 05 vụ so với cùng kỳ năm trước; Tòa án giải quyết 160 vụ 158 bị cáo. - Năm 2016, tổng số Tòa án thụ lý: 190 vụ, 252 bị cáo (án cũ 12 vụ 14 bị cáo); tăng 13 vụ so với cùng kỳ năm trước; Tòa án giải quyết 173 vụ 194 bị cáo. - Năm 2017, tổng số Tòa án thụ lý: 204 vụ, 163 bị cáo (án cũ 07 vụ 08 bị cáo); Tòa án đã giải quyết 197 vụ 215 bị cáo; tăng 24 vụ so cùng kỳ năm trước. Quá trình kiểm sát xét xử vụ án hình sự phúc thẩm, Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người của những người được Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập đến phiên tòa (bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn, 17
  20. người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,...) đúng quy định pháp luật. 2.2.2. Nguyên nhân kết quả đạt được Một là, sự quan tâm lãnh đạo tập trung thống nhất và khoa học của cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hai là, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Ba là, đa số đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ tốt, ý thức và lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định. Bốn là, tổ chức bộ máy và cán bộ có nhiều đổi mới sâu sắc thể hiện trong việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy khoa học và hợp lý hơn. 2.2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.2.3.1. Tồn tại, hạn chế Thứ nhất, quy định về trình tự, thủ tục tại phiên tòa chưa phù hợp, thiếu cơ chế có hiệu quả cho việc xét hỏi, tranh tụng của kiểm sát viên. Thứ hai, một số Kiểm sát viên thiếu chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan tư pháp. Thứ ba, tình trạng tội phạm bị bỏ lọt, bị khởi tố chậm và những trường hợp khởi tố oan, sai; số lượng các vụ án hình sự đã khởi tố chưa phản ánh đúng thực trạng số vụ phạm tội xảy ra. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2