intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp – từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu những quy định pháp luật nói chung và việc thực hiện quyền điều tra vụ án hình sự của VKSND ở tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp – từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> LÊ QUANG TIẾN<br /> <br /> HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ<br /> CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN<br /> TRONG ĐIỀU KIỆN CẢI CÁCH TƯ PHÁP<br /> TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.<br /> Mã số: 60 38 01 02.<br /> <br /> ĐẮK LẮK – NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu<br /> <br /> Phản biện 1:……………………………………………………………….<br /> ………………………………………………………………..<br /> Phản biện 2:……………………………………………………………….<br /> ………………………………………………………………..<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành<br /> chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng ………., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc<br /> sĩ, Học viện Hành chính<br /> Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………<br /> Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc<br /> trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tổ chức và hoạt động, trong đó có hoạt động điều tra của VKSND là một<br /> trong những đối tượng của chiến lược cải cách tư pháp của nước ta giai đoạn hiện<br /> nay.<br /> Như chúng ta thấy, ở nước ta, cùng với các cơ quan Nhà nước như Quốc<br /> hội, Chính phủ và Toà án, VKSND được thành lập và tổ chức thành hệ thống, là<br /> bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ máy Nhà nước để thực hiện quyền lực Nhà<br /> nước và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước. Viện kiểm sát được thành lập để đại diện<br /> cho Nhà nước trong lĩnh vực duy trì và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật trên<br /> cả hai khía cạnh: Một là, bảo đảm cho các quy định của pháp luật được chấp hành<br /> nghiêm chỉnh và thống nhất; hai là, bảo đảm cho các quyền của công dân do pháp<br /> luật quy định phải được tôn trọng. Như vậy, Viện kiểm sát vừa là cơ quan đại diện<br /> cho quyền lực Nhà nước (ở đây là quyền công tố Nhà nước), vừa là cơ quan đại<br /> diện cho quyền và lợi ích của công dân.<br /> Thực hiện cải cách nền tư pháp nói chung, trong đó có hoạt động điều tra<br /> của VKSND, Đảng ta đã nghiên cứu và ban hành hai Nghị quyết quan trọng: Nghị<br /> quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng<br /> tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày<br /> 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Hai<br /> Nghị quyết này thể hiện tư tưởng chủ đạo của chiến lược cải cách tư pháp ở nước<br /> ta trong giai đoạn hiện nay; đã xác định, hoạt động thực hành quyền công tố và<br /> kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp phải bảo đảm không bỏ<br /> lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; nâng cao chất lượng<br /> công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư,<br /> người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Cụ thể hóa quan điểm lãnh<br /> đạo của Đảng, Quốc hội nước ta đã ban hành Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức<br /> VKSND năm 2014 với nhiều quy định mới về VKSND.<br /> Theo Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, hai chức năng của VKSND<br /> là thực hành quyền công tố và KSHĐTP của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, để<br /> thực hiện các nhiệm vụ là: bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,<br /> quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,<br /> quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được<br /> chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Để thực hiện có hiệu quả hai chức năng<br /> có mối quan hệ hữu cơ nói trên, cũng để tránh sự lạm quyền, thiếu trách nhiệm,<br /> vi phạm pháp luật từ phía cơ quan điều tra, bên cạnh quyền giám sát các hoạt động<br /> điều tra, Luật còn trao cho VKSND quyền trực tiếp điều tra vụ án hình sự trong<br /> những điều kiện cụ thể.<br /> Về nguyên tắc, VKSND có vai trò rất lớn – vai trò chỉ đạo điều tra trong<br /> giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực<br /> tế việc thực hiện vai trò này của VKSND thời gian qua còn chưa tương xứng với<br /> kỳ vọng; việc sử dụng quyền trực tiếp điều tra vụ án hình sự là rất ít và chưa hiệu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0