Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An - Thành phố Hải Phòng
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và quy định của pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng; nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể thu hồi đất và người bị thu hồi đất
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An - Thành phố Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG Phản biện 1: PGS.TS.Vũ Trọng Hách Phản biện 2: TS.Nguyễn Đức Cường Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D. Nhà A. Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 9h45 ngày 12 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với việc đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư. Hơn nữa do không đồng thuận với phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội v.v... Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này chưa được như mong muốn; nhiều quy định mới được ban hành dường như chưa phù hợp với thực tiễn. Các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ gay gắt, phức tạp về nội dung. So với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng thì quận Hải An có vị trí chiến lược quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Đặc biệt, kể từ năm 2003 quận Hải An chính thức được thành lập, sau gần 15 năm đến nay quận đã và đang trên đà phát triển để trở thành khu trung tâm kinh tế lớn mạnh của thành phố Hải Phòng. Hiện nay trên địa bàn Quận Hải An có 49 dự án lớn nhỏ đang được triển khai đồng loạt, với nhu cầu sử dụng đất hiện tại là 120 ha. Đồng nghĩa với đó là số người dân, chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất cho các dự án lên đến hơn 9000 hộ. Thực tế đó cho thấy, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức kể trên trong quá trình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật để thấy được nhu cầu của việc thu hồi đất cũng như những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật khi thu hồi, bồi thường mà những điều đó đã và đang trở thành rào cản, trở ngại trong thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng. Trong bối cảnh đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An - Thành phố Hải Phòng" để nghiên cứu trong chương trình tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Liên quan tới việc nghiên cứu đề tài luận văn đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn và được thể hiện ở những góc độ nhất định. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu quý giá để tác giả Luận văn kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về vấn đề “bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất” trên các bình diện: cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật 1
- và trong thực tiễn thi hành. Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Do đó, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và quy định của pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng; nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể thu hồi đất và người bị thu hồi đất. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chủ yếu sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và khi nhà nước thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định của Pháp luật Việt Nam về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng thực hiện các quy định này trong thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Tập trung nghiên cứu vào việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng - Phạm vi thời gian: từ 2013 đến năm 2018 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập chủ yếu là các quy định của cơ quan nhà nước ở Trung ương, của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Uỷ ban nhân dân quận Hải An và các cơ quan liên ngành về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, các trang web của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, tôi cũng thông qua các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, các cơ quan liên ngành, Ban 2
- chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố, Uỷ ban nhân dân quận Hải An và thông qua các công trình, bài viết, tạp chí, internet…để lấy thông tin, số liệu liên quan đến pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được được sử dụng để tổng hợp và phân tích các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cũng như các thông tin về thực tiễn áp dụng. Phương pháp này còn được sử dụng để có được các nhận xét, đánh giá trình bày trong luận văn. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các tài liệu, các số liệu mà tôi thu thập trong quá trình khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Qua đó, tôi có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này chủ yếu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận Hải An, các cán bộ tham gia trực tiếp lập phương án bồi thường, hỗ trợ của Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hải Phòng và Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quận Hải An, một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất, nhà đầu tư… Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic...để nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hoá và góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam, đặc biệt, phân tích, làm rõ cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; phân tích làm rõ bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Luận văn đã phân tích nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, đánh giá thực trạng thi hành lĩnh vực pháp luật này và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Trên cơ sở đó, đề cập yêu cầu, định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam. - Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đất đai, các nhà quản lý đất đai mà còn là tài liệu chuyên khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý đất đai ở các cơ sở đào tạo luật của nước ta. 7. Cơ cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Chương 1: Một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. 3
- Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu và các điều kiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ Đề cập khái niệm này Khoản 12, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 đưa ra cách giải thích như sau: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất”. “Hỗ trợ” là việc khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước có chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống sản xuất, vượt qua khó khăn khi bị thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất bao gồm: hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ khác (quy định tại Điều 83, 84 Luật đất đai 2013). 1.1.2.. Mục đích và yêu cầu của bồi thường, hỗ trợ Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được xem xét trên cơ sở hàng loạt các yếu tố về cơ chế, pháp luật và con người, cùng những điều kiện kinh tế, xã hội khác nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác thu hồi đất của các cấp, các ngành. Đây cũng sẽ là cơ hội cho các nhà chuyên môn, các nhà lãnh đạo địa phương nâng cao khả năng sắp xếp lại dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn địa phương. 1.1.3. Các điều kiện về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.3.1. Điều kiện để được bồi thường Theo quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013, người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong những điều kiện sau đây thì được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật đất đai. - Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai. 4
- - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân xã, phường, trị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây: Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai bao gồm: giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ Địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong những loại giấy tờ quy định được kể trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nới có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định như đã kể trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo bản án hoặc quy định của tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ kể trên nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyển phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc, không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng. 5
- - Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, chùa, đền miếu, am, tư, hương, nhà thờ họ, được Ủy ban nhân dân cấp xã có đất đai bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. Ngoài ra, Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây cũng được bồi thường: - Đất được Nhà nước giao cho có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; - Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; - Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân. 1.1.3.2. Điều kiện để được hỗ trợ - Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật đất đai. - Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều này thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.” - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 của Nghị định này khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây: - Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật đất đai. - Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương. - Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” - Đối với dự án đầu tư đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đến trước ngày 01-7- 2014 chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường thì việc xử lý bồi thường chậm thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 01 -7- 2014. 6
- - Đối với dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày 01-7- 2014 nhưng địa phương chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 có thay đổi so với khung chính sách đã được phê duyệt thì bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ, ngành có dự án đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án tổ chức thực hiện sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.” 1.1.4. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Thứ nhất, về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Việc bồi thường đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng pháp luật sẽ giải quyết triệt để, hài hoà quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực thi, niềm tin và sự đồng thuận của người dân bị thu hồi đất với Nhà nước sẽ được củng cố, đảm bảo ổn định xã hội, phát triển kinh tế Thứ hai, nguyên tắc bồi thường về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất: Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Theo đó, để được bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất thì tài sản đó phải gắn liền với đất thuộc về chủ sở hữu hợp pháp là người bị thu hồi đất và tài sản đó phải xác định bị thiệt hại do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Đây là nguyên tắc rất cần thiết, bởi lẽ khi Nhà nước thu hồi đất, tài sản mà họ đầu tư trên đất sẽ không còn tồn tại, không được bảo toàn và bị thiệt hại, do đó trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất là tất yếu. 1.2. Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.1.1. Khái niệm Thực hiện pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thế đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Từ những quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước htu hồi đất có thể thấy rằng, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ là loại hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực Nhà nước, đó là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật đất đai, Luật khiếu nại) về bồi thường, hỗ trợ về giá trị quyền sử dụng đất căn cứ vào mục đích sử dụng khi thu hồi mà hậu quả pháp lý và giá trị hiệu lực của quyết định đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật về đất đai. 1.2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật. Thứ hai, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi 7
- đất được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Thứ ba, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau. 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.2.1. Thực hiện ban hành các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 01/2017/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 43/CP-NĐ; Nghị định số 45/CP-NĐ/2014; Nghị định số 47/CP-NĐ/2014; Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; Thông tư 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 63/2015/QĐ- TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Trên cơ sở những văn bản do chính phủ và Bộ ngành liên quan ban hành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền ban hành các văn bản áp dụng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ như quy định về giá đất, áp dụng các phương pháp định giá đất, làm trung gian cho việc thỏa thuận giá đất để bồi thường giữa nhà đầu tư với người có đất bị thu hồi v.v 1.2.2.2 Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất a. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: c. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Xây dựng - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Trung tâm phát triển quỹ đất d. Trách nhiệm của tổ chức (chủ đầu tư) được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.2.3 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất Thủ tục bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đấ ứ ợc thực hiện qua nhiều bướ ễ ững tiêu cự 8
- ật từ việ ểm đếm đất đai đến việc chi chả chậm, không đầy đủ cho người dân được bồi thường, hỗ trợ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thiệ ủa Nhà nước, của người dân có đất bị thu hồi mà về lâu dài còn gây khiếu kiện, mâu thuẫn, bất ổn, mất lòng tin của người dân đối với chính quyền. Vì vậ ực hiệ ồi thường, hỗ trợ đối với người dân có đất bị thu hồi luôn cần có sự kiể ặt chẽ. Mọi quy trình, thủ tục cần có sự ủ định củ ật để bảo đảm sự kiể ỉ đoàn thanh tra nhà nước mà cần bảo đả ế dân chủ, sự của người dân, kịp thời giải quyế ế ố ệ ử lý khắc phụ m đồng thời có hình thức xử minh đối vớ ộ ễu trong thực thi nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ người dân khi Nhà nước thu hồi đất. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.3.1. Yếu tố chính trị Thứ nhất, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai 1.3.2. Yếu tố kinh tế Cơ chế quản lý kinh tế cũng có những tác động nhất định đến pháp luật bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Trong điều kiện kinh tế thị trường cơ chế quản lý đất đai có sự thay đổi: Nhà nước thừa nhận Q u y ề n s ử d ụ n g đ ấ t là loại hàng hoá đặc biệt và được trao đổi trên thị trường. Việc thu hồi đất gặp nhiều khó khăn do người bị thu hồi đất không đồng thuận với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội, vì vậy, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường. 1.3.3. Yếu tố tâm lý xã hội, nhận thức xã hội Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cũng chịu tác động không nhỏ của tâm lý và nhận thức xã hội của người có đất bị thu hồi, tổ chức cá nhân sử dụng đất sau khi thu hồi bởi với truyền thống văn hóa, các quan niệm được hình thành trong đời sống xã hội như quan niệm về phong thủy, tâm lý số đông đã tác động trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 1.3.4. Yếu tố hội nhập quốc tế Quá trình hội nhập quốc tế cũng có những tác động không nhỏ tới pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Để gia nhập các tổ chức Thương mại thế giới, các hiệp định song phương, đa phương…nước ta cam kết tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ của Tổ chức này. 9
- Chương 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIẾN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hải An, thành phố Hải Phòng có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1. Khái quát chung về quận Hải An, thành phố Hải Phòng Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hải An là 10.484,29ha, với tổng số dân là 104.070 người. Quận Hải An nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, có vị trí địa lý như sau: - Phía Tây Bắc giáp quận Ngô Quyền. - Phía Bắc giáp huyện Thủy Nguyên dọc theo sông Cấm. - Phía Nam giáp huyện Kiến Thụy dọc theo ranh giới sông Lạch Tray. - Phía Đông giáp huyện đảo Cát Hải theo ranh giới là cửa biển Nam Triệu. Với vị trí đó, quận Hải An là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng với đầy đủ các tuyến đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Chạy qua địa bàn quận Hải An có trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất là quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, có Sân bay quốc tế Cát Bi, hệ thống cảng trải dài… Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đạt nhiều kết quả cao và hoàn thành khối lượng lớn. Nhiều dự án trọng điểm của quốc gia, thành phố, một số tập đoàn kinh tế lớn trong nước, quốc tế được khởi công, hoàn thành và đi vào hoạt động, như: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Dự án ngã 5 – Sân bay Cát Bi; đường World Bank ; cầu và đường Tân Vũ – Lạch Huyện, hệ thống cảng contener Đình Vũ, Chùa Vẽ; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, nhà máy sản xuất lốp ô tô của Tập đoàn Bridgestone; khu du lịch sinh thái Đảo Vũ Yên, hệ thống cầu vượt đô thị Lê Hồng Phong, đường 356...Kết nối hạ tầng giao thông, kinh tế, đô thị được tăng cường, tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của địa phương được phát huy, bộ mặt đô thị có nhiều đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. 2.1.2. Những dự án lớn cần thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (từ năm 2013 đến nay) Từ năm 2013 đến nay có 33 dự án lớn triển khai trên địa bàn quận Hải An, tất cả các dự án thu hồi đất đều vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 16 Luật đất đai 2013. Hầu hết các dự án thu hồi đất đều đúng tiến độ và được sự đồng tình, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân, tuy nhiên một số dự án thu hồi đất còn gặp một số khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân: giá đất bồi thường chưa tương xứng, các chính sách hỗ trợ chưa thỏa đáng, cá biệt có những dự án các hộ dân bị các phần tử xấu kích động, xúi giục đòi hỏi quyền lợi, khiếu kiện các cấp gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa phương, điển hình như: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường 356 đoạn 2A từ ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi... Từ năm 2004 đến năm 2017, quận Hải An thực hiện kiểm kê và giải phóng mặt bằng 172 dự án với diện tích 4.167,2 ha, tương đương 39,75% tổng 10
- diện tích đất tự nhiên, liên quan đến 9.351 tổ chức và cá nhân. 2.2. Thực trạng thực hiện áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng 2.2.1. Về ban hành các quy định hướng dẫn thi hành Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ Ngay sau khi Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 29/NQ- HĐND ngày 10/12/2014 về việc thông qua bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm (2015 – 2019) thì Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định 2970/2014QĐ-UBND ngày 25/12/2014 quy định về bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm (2015 - 2019); Quyết định: số 2680/2014QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2014 Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 về việc ban hành tập đơn giá cây trồng, vật nuôi thủy sản, chi phí đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 325/2015/QĐ-UBND ngày 05/2/2015 về việc ban hành bộ đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn 7 quận nội thành Hải Phòng 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận khi bị thu hồi đất 2.2.2.1. Về thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân quận thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ quận Hải An gồm: - Đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận làm chủ tịch Hội đồng - Các thành viên hội đồng gồm: Đại diện lãnh đạo các phòng ban, ngành Hội đồng bồi thường, hỗ trợ có trách nhiệm chỉ đạo tổ công tác tiếp nhận, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổng hợp kết quả thẩm định trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Pháp luật. 2.2.2.2. Về bồi thường đối với những dự án thu hồi Kể từ khi thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của quận đã thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng với những số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.1. Tình hình giải phóng mặt bằng Quận Hải An Số dự Số diện tích Số đơn vị Số tiền Gia đình Năm 2 án thu hồi (m ) Gia đình (tỷ đồng) được bố trí nhà 2013 7 855.625,7 350 510 210 2014 6 6.778.621,41 480 850 260 2015 3 105.478,8 220 120 160 2016 6 122.419 198 240 120 2017 8 239.984,58 340 480 250 2018 3 48.565,49 125 250 95 (nguồn: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hải An - năm 2018) 11
- Trong hơn 5 năm từ 2013 đến năm 2018, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của quận đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho 33 dự án lớn được triển khai trên địa bàn quận. Trong đó năm 2017 thực hiện nhiều dự án nhất (08 dự án), năm 2014 là năm số dự án ít hơn nhưng lại là năm có diện tích thu hồi lớn nhất (hơn 6 triệu mét vuông) chiếm ¾ tổng số diện tích đất thu hồi trong 5 năm. Năm 2014 cũng là năm có số hộ gia đình và đơn vị được bồi thường lớn nhất (480 hộ và đơn vị) cũng là năm có số tiền bồi thường lớn nhất. Năm 2018 là năm có số dự án và diện tích thu hồi ít nhất (03 dự án, hơn 48 nghìn mét vuông đất phải thu hồi) Theo đó việc bồi thường về đất: - Giá đất tính bồi thường: Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng quyết định và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm (đối với đất nông nghiệp). Hiện nay, quận Hải An thực hiện việc bồi thường giá đất theo Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 và Quyết định số 2970/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Ngoài ra đất ở bồi thường theo giá đất cụ thể thành phố có quyết định theo từng dự án, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp trong một dự án có thu hồi đất nông nghiệp ở các vị trí có mức giá đất và mức hỗ trợ khác nhau thì áp dụng chung một mức giá bồi thường (do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định nhưng không thể áp dụng đối với những tuyến đường đi qua các quận, huyện khác nhau), - Bồi thường tài sản, cây trồng vật nuôi Nội dung bồi thường về tài sản, cây trồng: Bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định. Đối với tài sản, vật kiến trúc trên đất không đủ điều kiện bồi thường thì tuỳ trường hợp được hỗ trợ bằng 80% giá bồi thường. (Uỷ ban nhân dân thành phố quy định hỗ trợ khác nhưng không quá 100% giá trị) - Đơn giá bồi thường về tài sản, cây trồng: Đơn giá bồi thường về tài sản, cây trồng thực hiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân quận. Cụ thể: + Căn cứ Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; + Căn cứ Điều 2; phụ lục số 01 Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc ban hành Tập đơn giá cây trồng, vật nuôi thủy sản, chi phí đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; + Căn cứ Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân quận Hải An về việc phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với một số loại cây không có trong tập đơn giá cây trồng phục vụ công tác bồi thường, 12
- hỗ trợ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng; - Bồi thường hỗ trợ về vật kiến trúc: Các căn cứ để thực hiện + Căn cứ Điều 89 Luật đất đai 2013 về Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; + Căn cứ các quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 về việc ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 324/2015/QĐ-UBND ngày 05/12/2015 quyết định về việc ban hành Bộ đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng; + Căn cứ Công văn số 601/UBND-TH ngày 29/4/2016 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc hỗ trợ khác đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vượt hạn mức giao đất ở mới phải thu hồi, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ công trình vật kiến trúc. 2.2.2.3. Chính sách hỗ trợ của quận cụ thể được áp dụng như sau: a. Hỗ trợ di chuyển: Khi Nhà nước thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân phải tháo dỡ nhà và di chuyển đến nơi ở mới, thì được xét hỗ trợ di chuyển. Mức hỗ trợ di chuyển căn cứ theo Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, cụ thể: - Tại khoản 1, Điều 20, Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy định " Hỗ trợ đối với nhân khẩu có tên trong sổ hộ khẩu và thực tế ăn ở trong hộ gia đình có đất ở bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất được hỗ trợ ổn định đời sống là 3.000.000 đồng/khẩu". - Tại Điều 25, Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy định: + Việc hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở theo khoản 2 Điều 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì được thực hiện theo quy định sau: Người có đất ở bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường về đất ở, nhà ở được bố trí tái định cư mà có văn bản cam kết tự lo chỗ ở được hỗ trợ một khoản tiền bằng 30% tiền bồi thường về đất của hộ đủ điều kiện khi bị thu hồi nhưng tối đa không quá 400.000.000đ/hộ và tối thiểu không dưới 180.000.000đ/hộ đối với khu vực quận, tối đa không quá 250.000.000đ/hộ và tối thiểu không dưới 100.000.000đ/hộ đối với khu vực huyện. + Hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ di chuyển (đến nơi tạm lánh và từ nơi tạm lánh đến khu tái định cư) là 5.000.000 đ/hộ; trường hợp di chuyển sang tỉnh khác hỗ trợ bằng 7.000.000 đ/hộ. + Người bị thu hồi đất ở, nhà ở mà không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm lánh hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm lánh bằng 12.000.000,00 đ/hộ. 13
- + Hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư, nhà ở tái định cư được hỗ trợ để ổn định cuộc sống tại khu tái định cư bằng 6.000.000,00đ/hộ. b. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận được hỗ trợ như sau: - Chỉ hỗ trợ đối với thu hồi đất nông nghiệp giao theo quyết định số 03 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Đất vườn, ao bồi thường theo mục đích sử dụng không có hỗ trợ. - Tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định: + Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. + Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng; (Đơn giá gạo theo thông báo từng quý của Ủy ban nhân dân quận). - Tại khoản 1 Điều 21 Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy định “hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp”. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được tính bằng 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại, cùng vị trí trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi; diện tích hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. (Gía đất nông nghiệp hàng năm Uỷ ban nhân dân thành phố xác định cụ thể). 2.2.2.3. Việc Thanh tra, kiểm tra giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An - Các trường hợp cưỡng chế, giải quyết khiếu nại Trong số các dự án thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An từ năm 2013 đến nay có một số dự án trong quá trình thu hồi đất gặp phải một số vướng mắc phải thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất, như: Dự án đầu tư xây dựng Khu bay, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường 356 đoạn 2A từ ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, Dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái tại đảo Vũ Yên… - Tình hình, kết quả Thanh tra, kiểm tra giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An Từ năm 2013 đến nay Uỷ ban nhân dân quận Hải An đã nhận được hơn 2000 đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên toàn quận, trong đó phần lớn là đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, tập trung chủ yếu là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. 14
- Công tác giải quyết khiếu tố về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An trong 05 năm qua đạt được những kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.4 Tình hình giải quyết khiếu nại Tổng số vụ Số vụ đủ điều Số vụ đã Đạt tỷ lệ Năm khiếu nại kiện thụ lý giải quyết % 2013 04 04 04 100 2014 04 04 04 100 2015 05 04 04 80 2016 09 05 01 20 2017 37 22 16 72 Bảng 2.5. Tình hình giải quyết kiến nghị Tổng số vụ Số vụ đủ điều Số vụ đã Đạt tỷ lệ Năm Kiến nghị kiện thụ lý giải quyết % 2013 520 510 433 84 2014 542 530 496 93 2015 455 450 343 76 2016 429 429 366 85 2017 344 344 312 90 Bảng 2.6. Tình hình giải quyết tố cáo Tổng số vụ Số vụ đủ điều Số vụ đã Đạt tỷ lệ Năm Tố cáo kiện thụ lý giải quyết % 2013 08 08 08 100 2014 01 01 01 100 2015 01 01 01 100 2016 0 0 0 0 2017 05 03 01 33 (Nguồn: Báo cáo kết quả công tác Thanh tra quận Hải An 2013 đến 2017) [24], [25], [26], [27], [28]. Nội dung khiếu nại, kiến nghị, tố cáo tập trung vào các vấn đề sau: - Khiếu nại, kiến nghị việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án. Nội dung khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường không thoả đáng, chưa làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống. Ngoài ra, còn một số khiếu nại: đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải toả hành lang an toàn giao thông… 2.2.3. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng 15
- Thứ nhất, về công tác ban hành văn bản pháp quy Thứ hai, chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Thứ ba, nhiều dự án lớn khi đi vào hoạt động đã giải quyết công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương; 2.2.4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị trường: Thứ hai, liên quan đến trình tự, thủ tục bồi thường khi thu hồi đất vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu công khai, minh bạch và ở mức độ nào đó là sự áp đặt, tùy tiện của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu hồi, bồi thường. Thứ ba, vướng mắc về phía người dân bị thu hồi đất khi được bồi thường Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Nhu cầu bảo đảm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận Hải An, thành phố Hải Phòng Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sự thiếu dân chủ, thiếu công bằng, thiên vị, tham nhũng, tiêu cực v.v... trong việc áp dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ. Để góp phần khắc phục những yếu kém này, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ phải xây dựng các quy định cụ thể, dự liệu và đưa ra những phương án phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thiếu dân chủ và không công bằng v.v... trong thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền. Hơn nữa, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ cần phải xây dựng các chế tài pháp lý nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ. Xem xét các yêu cầu này vào các quy định hiện hành cho thấy pháp luật về bồi thường, hỗ trợ dường như chưa xác lập được một cơ chế pháp lý hữu hiệu để ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực v.v. trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đây cũng là một lý do lý giải cho việc tiếp tục hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này. Thứ hai, Đảng ta xác định giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề nhạy cảm do "đụng chạm" trực tiếp đến lợi ích của người bị thu hồi đất. Do vậy vấn đề này thường tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng, gây mất ổn định chính trị nếu không giải quyết công bằng và ổn thỏa các xung đột về lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật. Do vậy hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là rất cần thiết góp phần vào việc duy trì ổn định về chính trị và chống lại những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch. 16
- Thứ ba, trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chúng ta phải thực hiện việc thu hồi một diện tích đất không nhỏ (trong đó phần lớn là đất nông nghiệp) để triển khai các dự án đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới v.v... Điều này đặt ra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho hàng vạn hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Việc giải quyết tốt vấn đề này không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị góp phần duy trì sự ổn định chính trị mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, đúng thời gian và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước ta. Với ý nghĩa đó, tiếp tục hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết. Thứ tư, xét về bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước ta không ngừng quan tâm và chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Vì vậy khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích chung thì Nhà nước phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho họ trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một minh chứng sinh động và cụ thể nhằm thể hiện bản chất nhân dân của Nhà nước ta Thứ năm, hiện nay, Quốc hội chủ trương rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc này được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Tổng cục Quản lý đất đai là đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đất đai năm 2013. Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thường gặp phải những khó khăn, vướng mắc về cách thức áp dụng giá đất để xác định bồi thường; điều kiện để được bồi thường v.v... Do vậy việc rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quản lý và sử dụng đất hiện nay không thể không xem xét đến việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những nội dung về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 3.2.1. Giải pháp chung - Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Thứ nhất, vấn đề “bồi thường, hỗ trợ” khi Nhà nước thu hồi đất đã được quy định trong Luật đất đai và quá trình thực hiện trong thực tế nhiều năm qua. Xét về bản chất pháp lý “bồi thường, hỗ tợ” đặt ra khi một chủ thể xâm phạm tới những lợi ích của một chủ thể khác và đảm bảo những điều kiện pháp luật quy định như: Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả. Việc Nhà nước thu hồi đất dựa trên cơ sở những căn cứ pháp lý và trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Vậy, pháp luật quy định “bồi thường, hỗ trợ” có thỏa đáng hay không. 17
- Mặt khác, nhìn nhận dưới góc độ người sử dụng đất không phải là chủ sở hữu mà chỉ được quyền sử dụng, nên khi Nhà nước thu hồi mang tính chất mệnh lệnh và hệ quả là người sử dụng đất được bồi thường. Nhìn nhận dưới khía cạnh này thực sự chưa thấy giá trị của quyền sử dụng dất và tài sản trên đất. Mặc dù, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng nhưng trong các giao dịch dân sự thì quyền sử dụng đất xác định là tài sản, đối tượng của các giao dịch (hợp đồng, thừa kế). Do đó theo tôi cần hiểu và quy định đúng vấn đề này. Tôi đề xuất sửa đổi quy định “bồi thường khi thu hồi đất” thành chế định “trưng mua quyền sử dụng đất”. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do Luật định. Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ; còn theo Bộ luật Dân sự 2005, 2015 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp. Vì vậy, khi Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế Nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó. Mặt khác, doanh nghiệp và người dân đều là những chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy, các chủ thể này phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật, cả về quyền lợi và nghĩa vụ, nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang có cách nhìn không công bằng với người bị thu hồi đất, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào. Ngoài quyền sử dụng đất, còn có tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc, đây là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất. Nếu quy định trưng mua hoàn toàn không trái với vấn đề đất đai thuộc sở hữu toàn dân bởi lẽ: Một là, việc trưng mua là trưng mua quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Hai là, những trường hợp được trưng mua là vì mục đích an ninh, quốc phòng, mục đích quốc gia và mục đích kinh tế. Ba là, chủ thể trưng mua là Nhà nước và Nhà đầu tư. Đối với mục đích an ninh quốc phòng Nhà nước quy định chặt chẽ điều kiện, còn mục đích phát triển kinh tế thì nhà đầu tư là chủ thể phải cân nhắc thật kỹ hiệu quả đầu tư tránh tình trạng “bồi thường với giá không hợp lý” xong không tiến hành đầu tư gì để giữ đất. Bốn là, cơ chế giá trưng mua tùy theo từng mục đích khác nhau. Nếu Nhà nước trưng mua vì mục đích an ninh, quốc phòng theo cơ chế giá theo Luật trưng mua; còn nhà đầu tư dựa trên sự thỏa thuận theo mức giá tối thiểu do Nhà nước ấn định và mức giá tối đa sát giá thị trường. Thứ hai, tiếp tục thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tương đối cao. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 108 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn