Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân thực hiện pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất định hướng của Đảng và Nhà nước, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định hiện nay từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU ĐOAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƢƠNG THANH CƢỜNG Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề thực hiện pháp luật về VTĐB luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và các nội dung này đã được cụ thể hoá đưa vào Luật GTĐB năm 2008 và các văn bản dưới luật do Chính phủ, Bộ GTVT ban hành như: quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh, quy định về tổ chức, quản lý hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định… Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị KDVTHK bằng đường bộ thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật về GTVT đường bộ chưa theo kịp nhu cầu phát triển của lực lượng vận tải đường bộ trong cơ chế thị trường, chưa tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh VTHK. Có địa phương còn buông lỏng, thiếu nhất quán, chậm đổi mới, chất lượng phương tiện đầu tư không đồng đều, các tuyến mở chồng chéo kém hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành quy định về VTHK bằng đường bộ và bảo đảo TTATGT chưa đạt yêu cầu đề ra. Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng như khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên của hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT đường bộ, đó chính là lý do lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” . 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- 2 Có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia viết về hoạt động thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ trên nhiều số báo, tạp chí, website, trong các báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về vấn đề này của Việt Nam, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học, bài viết về đề tài “Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, do đó có thể khẳng định chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật quy định về điều kiện, tổ chức quản lý hoạt động vận tải, quy hoạch và quản lý tuyến, tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, bảo đảm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân thực hiện pháp luật hiện hành. Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước, đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động thực hiện pháp
- 3 luật hiện hành về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017, về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tư duy khoa học thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về VTĐB nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra một số định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định Chương 2. Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi Chương 3. Định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
- 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 1.1. Khái quát về pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định. 1.1.1. Khái niệm pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là tổng thể hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 1.1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Thứ nhất, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thi hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Thứ hai, các nội dung quy định chủ yếu của pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Thứ ba, về thanh tra, kiểm tra, giám sát, tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định và bảo đảm TTATGT. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định
- 5 1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là quá trình hoạt động của các chủ thể thực hiện pháp luật (cá nhân, cơ quan, tổ chức có khả năng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật) làm cho những quy định của pháp luật về GTVT đường bộ nói chung và VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định nói riêng đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình quản lý, tổ chức hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. 1.2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Về chủ thể thực hiện: Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực GTVT, lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT và trật tự VTHK; DN, HTX kinh doanh vận tải; những người tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ như: người điều hành, lái xe, nhân viên phục vụ. Về hình thức thực hiện: tuân thủ pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.2.2.1. Về điều kiện kinh doanh - Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với phương án kinh doanh, phương tiện phải gắn TBGSHT;
- 6 - Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; phải được tập huấn nghiệp vụ KDVT, ATGT - Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của DN, HTX phải có trình độ chuyên môn, thâm niên công tác quy định. - Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô, phương án kinh doanh. - Bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ VTHK với cơ quan có thẩm quyền và phải được niêm yết công khai. 1.2.2.2. Về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Quy định quản lý hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định gồm quy định quản lý tuyến, đăng ký khai thác tuyến, lựa chọn đơn vị khai thác tuyến; bổ sung, thay thế xe, ngừng xe khai thác tuyến và giảm tần suất chạy xe trên tuyến; quản lý, khai thác thông tin lưu giữ TBGSHT; quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải; điểm đón, trả khách; kê khai giá, niêm yết thông tin trên trang thông tin địa tử, tại bến xe, quày bán vé, trên xe; quy trình, thủ tục hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định; trách nhiệm và xử lý trách nhiệm. 1.2.2.3. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực;
- 7 góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm ATGT, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 1.3.1. Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định cao thì các quy định của pháp luật về vấn đề này diễn ra có trật tự, văn minh và phát triển, đáp ứng được mục tiêu chính trị và xã hội, phục vụ yêu cầu đi lại của nhân dân được thuận tiện, an toàn và ngược lại sẽ làm hạn chế sự phát triển và gây mất trật tự xã hội. 1.3.2. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ Sự phát triển quá “nóng” của VTĐB trong thời gian qua đã phát sinh nhiều hệ quả như: Mất cân đối giữa các phương thức vận tải; xuất hiện vấn nạn xe dù, bến cóc, xe chở quá tải trọng cho phép, gây hư hỏng hệ thống kết cấu hạ tầng và mất ATGT; giá cước VTĐB không đúng với giá thành do chở quá tải; cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa xe chạy tuyến cố định và xe chạy hợp đồng…. Từ đó, dẫn đến việc cạnh tranh các đơn vị KDVTĐB gặp nhiều khó khăn trong định hướng phát triển, xây dựng phương án kinh doanh, tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ, tùy tiện trong hoạt động, làm giảm hiệu quả, sức cạnh tranh của từng đơn vị, cũng như cạnh tranh quốc gia. 1.3.3. Mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ
- 8 Trong những năm qua hệ thống cơ sở HTGTĐB đã cơ bản được hoàn thiện, nhiều công trình dự án đã được ưu tiên tập trung đầu tư để đồng bộ và từng bước hoàn thiện; hệ thống bến xe khách đã được các tỉnh, thành phố quy hoạch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển GTVT của từng địa phương. Tuy vậy, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển vận tải làm hạn chế sự phát triển bền vững của VTĐB và cũng là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT trên các tuyến vận tải. 1.3.4. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Thứ nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có trách nhiệm quy định cụ thể về kinh doanh và điều kiện GPKDVT bằng xe ô tô. Thứ hai, Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT trong phạm vi cả nước. Thứ ba, Tổng cục ĐBVN thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước chuyên ngành về GTVT đường bộ, có trách nhiệm quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ VTĐB trong phạm vi cả nước. Thứ tư, Sở GTVT có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT; Sở GTVT chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ GTVT và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục ĐBVN.
- 9 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi ngày càng được nâng cao, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, khả thi của thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời cũng là tiền đề để xây dựng, cũng cố, hoàn thiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định nói chung. 2.1.2. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Ngãi 2.1.2.1. Thực trạng hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Về phương tiện vận tải, có 19,818 xe ô tô, trong đó: 6,764 xe ô tô con; 1,158 xe ô tô khách; 11,248 xe ô tô tải. Xe ô tô khách được phân bố hoạt động KDVTHK theo các lĩnh vực như: xe chạy tuyến cố định có 182 xe; xe buýt có 73 xe; xe chạy theo hợp đồng, xe chở khách du lịch có 215 xe; vận tải bằng xe taxi có 750; còn lại 35 xe hoạt động đưa đón công nhân, nội bộ, xe trung chuyển 52 xe
- 10 Về hoạt động VTHKĐB trên địa bàn tỉnh gồm 4 loại hình: Tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, mỗi loại hình vận tải có những ưu nhược điểm trong hoạt động vận tải, công tác tổ chức, quản lý, quy mô, địa bàn hoạt động…tạo nên loại hình riêng biệt và phát triển nhờ vào những lợi thế cạnh tranh riêng trên các tiêu chí chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, giá cả, chi phí thời gian, tính cơ động, tiện lợi... Mặc dù các loại hình vận tải cạnh tranh lẫn nhau để phát triển thị phần vận tải do mình đảm nhận nhằm gia tăng lợi nhuận bằng những chính sách, chiến lược riêng nhưng nhìn chung các loại hình vận tải vẫn có tương tác hỗ trợ lẫn nhau để phát triển dịch vụ vận tải chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.2.2. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Ngãi Hiện nay, VTHKĐB ở tỉnh Quảng Ngãi có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình vận tải với nhau . Để giữ thị phần, thu hút hành khách sử dụng loại hình dịch vụ vận tải của mình, các đơn vị KDVT đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận tải đạt tiêu chuẩn, chất lượng, được sản xuất theo công nghệ cao với đầy đủ tiện nghi, mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ ... Ngoài sự cạnh tranh trong nội tại giữa các loại hình VTHK ở tỉnh, VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định còn chịu sự cạnh mạnh mạnh mẽ giữa các đơn vị ngoài tỉnh có thương hiệu, nguồn lực tài chính mạnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước đăng ký hoạt động tuyến cố định đến tỉnh Quảng Ngãi. Mặt khác, VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chịu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của phương tiện vận tải hoạt động kinh doanh trái phép, xe chạy theo hợp động hoạt động dưới dạng xe chạy tuyến cố định và xe cá nhân hoạt động dưới dạng xe taxi trái quy
- 11 định của pháp luật (không đăng ký KDVT, không có GPKDVT, không thực hiện khai thác tuyến và các quy định về tổ chức KDVT). 2.1.3. Mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Ngãi 2.1.3.1. Về cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ Mạng lưới đường bộ hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được đầu tư tương đối đồng bộ, phủ rộng trên tất cả 14 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, 100 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 44 xã đạt tiêu chí số 02 về giao thông, đáp ứng nhu cầu vận lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách của nhân dân, bao gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và đường giao thông nông thôn. 2.1.3.2. Về hệ thống bến xe Toàn tỉnh có 05 bến xe khách, gồm: Bến xe khách Quảng Ngãi nằm ở khu vực trung tâm thành phố, đạt tiêu chuẩn loại 1; Bến xe Chín Nghĩa tại phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, đạt tiêu chuẩn loại 2; Bến xe Bắc Quảng Ngãi nằm ở phía Bắc thành phố Quảng Ngãi, đạt tiêu chuẩn loại 3; Bến xe Bình Sơn và Bến xe Đức Phổ đạt tiêu chuẩn loại 4. 2.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi được phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật và được triển khai thực hiện tương đối tốt trên thực tế. Mặc dù còn những tồn tại, hạn chế do những nguyên nhân khách quan, nhưng
- 12 nhìn chung trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi đã đáp ứng được yêu cầu khách quan đặt ra. 2.2. Khái quát tình hình thực hiện quy định pháp luật về vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định KDVTĐB là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Để được cấp GPKDVT hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định các DN, HTX phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định Luật GTĐB năm 2008, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong thời gian qua, từ năm 2013 đến năm 2017 Sở GTVT đã cấp GPKDVT bằng xe ô tô cho 1.400 DN, HTX đảm bảo quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ. Tuy nhiên, việc chấp hành duy trì quy định điều kiện KDVTHK bằng xe ô tô sau khi được cấp GPKDVT chưa được các DN, HTX thực hiện nghiêm túc; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến hiệu quả thi hành chưa cao. Cụ thể như các quy định về phê duyệt phương án kinh doanh, về thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, về người điều hành vận tải, về quy mô, số lượng phương tiện, về nơi đỗ xe. 2.2.2. Thực hiện quy định về tổ chức, quản lý vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định 2.2.2.1. Về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Việc thực hiện quy định về quản lý tuyến còn nhiều vấn đề
- 13 bất cập, gây khó khăn cho cơ quan quản lý tuyến và đơn vị vận tải. Đó là, quy định về tiêu chí thiết lập tuyến phải có bến xe nơi đi và bến xe nơi đến, về hành trình chạy xe tuyến liên tỉnh và lưu lượng xe xuất bến: 2.2.2.2. Về đăng ký khai thác tuyến, lựa chọn đơn vị khai thác tuyến Việc thực hiện quy định về đăng ký khai thác tuyến, lựa chọn đơn vị khai thác tuyến còn bất cập về quy định đăng ký khai thác tuyến, lựa chọn đơn vị khai thác tuyến. 2.2.2.3. Về điểm đón, trả khách tuyến cố định Hiện nay các điểm đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh đều được xác định trên tuyến Quốc lộ 1, mới chỉ dừng lại ở việc lắp đặt biển báo, chưa bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chí. Một số phương tiện dừng quá thời gian cho phép (quá 03 phút); thậm chí có nhiều loại phương tiện khác như xe hợp đồng, xe trung chuyển thường xuyên dừng đón khách tại điểm này gây mất ATGT nhưng chưa được lực lượng chức năng xử lý. 2.2.2.4. Về giá cƣớc vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo thuyến cố định Quy định quản lý giá cước vận tải chưa có sự thống nhất, thiếu một quy trình rõ ràng để đơn vị vận tải tự thực hiện điều chỉnh giá cước vận tải khi giá xăng, dầu biến động. Để hài hòa lợi ích giữa các đơn vị, người sử dụng dịch vụ và đơn vị vận tải, các cơ quan quản lý cần thể hiện vai trò điều tiết thị trường thông qua các công cụ quản trị rõ ràng, xây dựng một quy trình để đơn vị vận tải thực hiện. 2.2.2.5. Về quản lý xe ô tô, lái xe ô tô và nhân viên phục vụ trên xe kinh doanh vận tải
- 14 Việc thực hiện quy định về quản lý xe ô tô, lái xe ô tô KDVT và nhân viên phục vụ trên xe được DN, HTX và Sở GTVT thực hiện tương đối tốt nhưng vẫn còn một số nội dung mà DN, HTX thực hiện chưa nghiêm, đó là: việc bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110 số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh; việc quản lý lái xe tuy có thực hiện nhưng chưa chặt chẽ, chưa xây dựng nội quy, chế tài xử lý lái xe, nhân viên phục vụ khi có hành vi vi phạm; công tác tập huấn nghiệp vụ chưa được thường xuyên, kịp thời. 2.2.2.6. Về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm qua tình hình ATGT trong lĩnh vực VTHK bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có vụ TNGT nghiêm trọng nào xảy ra liên quan đến VTHK bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các đơn vị vận tải chưa thực hiện nghiêm túc xây dựng quy trình bảo đảm ATGT, bố trí người theo dõi tình hình hoạt động của phương tiện thông qua TBGSHT, duy trì hoạt động truyền dẫn dữ liệu của TBGSHT, chế độ kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện vận tải, kiểm tra hàng hóa, hành lý trước khi cho xe xuất bến, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến, thực hiện chế độ báo cáo về an toàn giao thông. 2.2.3. Thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thời gian quan đã được quan tâm triển khai thực hiện, nhất là ngành Công an và ngành GTVT, tác động tích cực đến ý thức tuân thủ pháp luật của
- 15 các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Tuy nhiên, phải nhìn nhận khách quan là tình hình vi phạm vẫn còn diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, không những riêng tỉnh Quảng Ngãi mà ở các tỉnh, thành trong cả nước cũng có chung thực trạng như vậy. 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật hiện hành vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân Một là, hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định đã có bước phát triển mạnh mẽ, phương tiện được đầu tư, đổi mới tăng cao cả về số lượng và chất lượng, chất lượng dịch vụ vận tải ngày một nâng cao theo hướng thương hiệu Hai là, trong tổ chức thực hiện pháp luật. cán bộ, công chức, viên chức đã có sự thay đổi từ mệnh lệnh hành chính sang phục vụ. Ba là, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, DN, HTX đã được nâng cao. Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ và thống nhất. Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát luôn được tăng cường. Sáu là, công tác ATGT trong hoạt động vận tải được quan tâm, tạo tâm lý tin cậy, an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Để có được những kết quả trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KDVTHK bằng đường bộ ngày càng hoàn thiện. Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này luôn
- 16 quan tâm kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho DN, HTX. Thứ ba, hệ thống KCHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đang được Nhà nước quan tâm tập trung đầu tư đồng bộ. 2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân Một là, quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật GTĐB và Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Hai là, một số quy định về quản lý tuyến, quy hoạch mạng lưới tuyến, đăng ký khai thác tuyến chưa phù hợp với thực tiễn. Ba là, quy định xe ô tô KDVTHK phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và quy định về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến theo Thông tư số 92/2012/TT-BGTVT không khả thi. Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện kinh doanh, bảo đảm TTATGT trong hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa được thực hiện thường xuyên. Năm là, quy định đơn vị KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định phải đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải với cơ quan có thẩm quyền không phù hợp. Sáu là, quy định điều chỉnh giá cước VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa phù hợp. Bảy là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chưa được đồng bộ. Tám là, công tác thanh tra, kiểm ra, giám sát, xử lý vi phạm chưa được thường xuyên, liên tục. Những tồn tại nêu trên bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản sau:
- 17 Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội và thực tiễn. Thứ hai, quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải của các loại hình KDVTHK còn nhiều điều kiện có sự phân biệt, đối xử khác nhau, thiếu công bằng. Thứ ba, nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chưa đạt hiệu quả Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng đường bộ chưa được đầu tư nâng cấp hoàn thiện theo đúng quy hoạch được duyệt. Thứ năm, chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, trong việc đầu tư phát triển phương tiện vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Thứ sáu, một số đơn vị KDVT đăng ký hoạt động VTHK tuyến cố định nhưng thực chất không có phương tiện hoạt động mà chỉ hợp thức hóa hợp đồng thuê xe của các cá nhân. Thứ bảy, nhân sự phòng chuyên môn tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về vận tải tại Sở GTVT thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thứ tám, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn nhiều tồn tại, thậm chí còn tiêu cực, nhũng nhiễu.
- 18 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƢỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Định hƣớng bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định - từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi 3.1.1. Chủ động, trách nhiệm, minh bạch, phục vụ trong thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp”. Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ quan điểm chủ động, trách nhiệm, minh bạch, phục vụ trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và trong thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. 3.1.2. Tạo lập môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong vận tải hành khách bằng đƣờng bộ theo tuyến cố định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn