intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ sự phân tích cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án tại Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh ĐắkLắk

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN HÒA TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮKLẮK – NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học:Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà Phó trưởng khoa Lý luận cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 1 : Phó Giáo sư. Tiến sỹ. Lê Thị Hương Phản biện 2: Tiến sỹ. Đỗ Văn Dương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng ………., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng 8 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xét xử là chức năng chính của tòa án, có vai trò quyết định đối với việc giữ gìn, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, bởi hoạt động xét xử bao giờ cũng gắn với việc Toà án nhân danh công lý, nhân danh Nhà nước ra một quyết định, một bản án bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giáo dục cho công dân có ý thức tuân thủ pháp luật. Toà án có thể thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử đã được ghi nhận trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, theo đó, bằng hoạt động của mình: Toà án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua, hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được ngành Tòa án tỉnh Đắk Lắk chú trọng tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nhất định; song vẫn đang còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Hơn bao giờ hết việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục được đẩy mạnh. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra những nét đặc thù của công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk là một vấn đề có tầm quan trọng và có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Tổ chức thực hiệngiáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ, phạm vi không giống nhau về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua xét xử của tòa án, hay tại một địa bàn nói riêng. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu theo các nhóm sau: Những công trình nghiên cứu lý luận chung về giáo dục pháp luật - Nguyễn Đình Lộc (1987), Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học (bảo vệ ở Liên Xô cũ). Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu đầu tiên về giáo dục ý thức pháp luật, trong đó, tác giả phân tích những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của ý thức pháp luật; khảo sát tình hình giáo dục pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế của công tác này và đề xuất những giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam. - Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách chuyên khảo đề cập một cách hệ thống các vấn đề về giáo dục pháp luật trên phương diện lý luận: chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật... và nêu lên các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. 1 Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật gắn với một đối tượng cụ thể và ở một địa bàn nhất định Chủ đề giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ thể và tại từng địa bàn cụ thể cũng được triển khai nghiên cứu tương đối đa dạng, phong phú. - Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội. Luận án này được hoàn thành tại Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), trong đó tác giả luận bàn về giáo dục ý thức pháp luật chứ không phải giáo dục pháp luật. Mặc dù cũng bàn đến các vấn đề về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ý thức pháp luật gắn với đối tượng cán bộ, công chức; song về thực chất chúng đều dựa trên nền của giáo dục pháp luật. - Nguyễn Quốc Sửu (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Trong cuốn sách, tác giả tập trung phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; làm rõ khái niệm mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật; đưa ra các tiêu chí để xác định, phân loại chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính; chỉ ra những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, từ đó, đề xuất và luận chứng tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vấn đề giáo dục pháp luật gắn với một đối tượng cụ thể và ở một địa bàn nhất định cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ luật học. Có thể điểm qua một số luận văn được bảo vệ trong thời gian gần đây: Nguyễn Ngọc Hoàng (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội; Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội; Nguyễn Thị Phương (2008), Giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội... Các luận văn kể trên ở những mức độ khác nhau đã tập trung nghiên cứu về mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể; đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho các đối tượng; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Những công trình liên quan đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án - Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp (bằng thực tiễn của tòa án và luật sư), Luận án Phó tiến sĩ luật học, Hà Nội. Trong công trình này, từ sự luận bàn những vấn đề lý luận chung 2 về giáo dục pháp luật, như khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật..., tác giả đi sâu vào một hình thức giáo dục pháp luật đặc thù - giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp, dựa trên thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa với sự tham gia của Kiểm sát viên giữ quyền công tố, Thẩm phán và Luật sư. Tác giả cho rằng, bản thân quá trình hoạt động tư pháp đã mang tính chất giáo dục pháp luật. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp. Điều đó cũng có nghĩa là, ngay tại phiên tòa, hoạt động tranh tụng, thẩm vấn công khai, xét xử công khai bị cáo tại phiên tòa đã có tác dụng giáo dục pháp luật đối với bị cáo, giúp bị cáo ít nhiều nhận ra tội lỗi của mình và tác động đến nhận thức, ý thức pháp luật của những người tham dự phiên tòa. Công trình này có giá trị tham khảo quý báu đối với tác giả không chỉ về mặt lý luận, mà còn gợi mở những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. - Nguyễn Thị Tĩnh (2013), Giáo dục pháp luật trong hoạt động thu thập chứng cứ tại Tòa án, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2013. Trong bài viết này, tác giả khẳng định rằng, hoạt động thu thập chứng cứ tại Tòa án hàm chứa nhiều khía cạnh của chức năng giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trưng cầu giám định... là những hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhằm bổ sung các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết một vụ kiện. Nhìn từ góc độ giáo dục pháp luật, đây là một trong những hoạt động truyền thụ kiến thức pháp lý. Bài viết chỉ nhìn từ góc độ dân sự và không đề cập đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Từ sự tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, có thể khẳng định rằng, đã có những nội dung nghiên cứu ở mức độ hạn chế về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp của tòa án, tuy nhiên còn thiếu vắng những nghiên cứu có hệ thống và chuyên biệt về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án; hơn nữa, đánh giá công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án tỉnh Đắk Lắk thì lại càng chưa có công trình nào đề cập tới. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề nêu trên làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ sự phân tích cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án tại Đắk Lắk, chỉ ra những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật và tổ chực thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. 3

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2