BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Tạ Đình Đề<br />
VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG<br />
TRONG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
<br />
Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP, LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
Mã số: 60380102<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Trọng Hách<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP- LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
Đăk Lăk năm 2016<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn<br />
-Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền công dân, quy định trong các bản Hiến<br />
pháp 2013 đã thể hiện rõ nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm quyền công dân.<br />
-Hiến pháp 2013 thể hiện nhiều điểm mới, tiến bộ, ở Điều 20, lần đầu tiên đã<br />
quy định về cấm bất kỳ hình thức bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức<br />
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của<br />
mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ, cả về hành<br />
vi bị cấm, cả về chủ thể được bảo vệ.<br />
-Hiến pháp năm 2013 bổ sung: Xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị<br />
kết án hai lần vì một tội phạm; quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào<br />
chữa (Điều 31). Quy định mới này đã mở rộng chủ thể và phạm vi quyền đòi bồi<br />
thường thiệt hại; đồng thời buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải công bằng và<br />
khách quan trong việc tìm chứng cứ, coi trọng chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội.<br />
-Bảo vệ quyền công dân nói chung và của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị án<br />
nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.<br />
-Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ<br />
quyền công dân trong các vụ án hình sự. Thực tiễn hoạt động cho thấy, vai trò của<br />
Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ của công dân, của người<br />
bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã đạt được những thành tựu nhất định.<br />
-Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng,<br />
người tiến hành tố tụng chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền của người bị tạm<br />
giữ, bị can, bị cáo, bị án trong hoạt động tố tụng hình sự.<br />
-Chính vì những vấn đề trên và những quy định mới quan trọng và tiến bộ trong<br />
Hiến pháp năm 2013 về quyền công dân, đặt ra cho ngành Kiểm sát phải thể hiện vai<br />
trò của mình như thế nào để bảo đảm, bảo vệ các quyền cơ bản đó của công dân<br />
trước pháp luật và thực tế cuộc sống.<br />
1<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
-Trong các bản Hiến pháp nước ta từ (Hiến pháp 1946; 1959; 1980; 1992 và<br />
Hiến pháp 2013), quyền công dân luôn được tôn trọng và khẳng định, càng về sau<br />
các quyền công dân được quy định rõ hơn và trân trọng hơn.<br />
-Vấn đề quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền công dân đang thu<br />
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như: Chính trị học, xã hội<br />
học, tâm lý và luật học…<br />
-Trong các Bộ luật, Luật, công trình nghiên cứu ở nước ta về quyền công dân có<br />
liên quan đến đề tài, có thể kể đến các văn bản Luật, công trình nghiên cứu sau đây:<br />
Hiến pháp 2013; Các Luật, Bộ luật có liên quan<br />
-Các công trình nghiên cứu: Tác giả PGS. TS. Nguyễn Thanh Tuấn, viết về<br />
“quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013” và bài “dân chủ và nhân<br />
quyền” trong (mục nghiên cứu, trao đổi – Tạp chí Cộng sản, ngày 09 và 30.9.2014);<br />
Luận văn thạc sỹ Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2012 của tác giả Đặng Thị Thu Trang<br />
về đề tài “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 và vấn<br />
đề hoàn thiện”; Luận văn thạc sỹ Luật, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội năm<br />
2013 của tác giả Đinh Thị Thu Trang, đề tài “mối quan hệ giữa quyền con người và<br />
quyền công dân”.<br />
-Nhìn tổng thể, các công trình khoa học, bài viết nêu trên đã đề cập sâu về lý<br />
luận và thực tiễn về quyền con người, quyền công dân trên phạm vi chung nhất.<br />
-Do đó, có thể nhận định việc tác giả nghiên cứu vấn đề vai trò của Viện kiểm<br />
sát nhân dân tỉnh Đăk Nông bảo vệ quyền công dân, là lĩnh vực riêng chưa có công<br />
trình nào nghiên cứu, vì vậy Luận văn này không trùng lặp với công trình nào khác.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn<br />
Mục đích của luận văn: Luận văn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn<br />
đề lý luận về quyền công dân; luận chứng vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ<br />
quyền công dân.<br />
Theo đó, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
2<br />
<br />
-Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như Nguyên tắc<br />
bảo đảm quyền công dân;<br />
-Cơ sở xác định vai trò của Viện kiểm sát nhân dân và các điều kiện bảo đảm<br />
vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân trong Hiến<br />
pháp và pháp luật hình sự.<br />
-Phân tích thực trạng, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Nông trong<br />
việc bảo vệ quyền công dân.<br />
-Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm xác định rõ vai trò của<br />
Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br />
-Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai<br />
trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân là người bị tạm<br />
giữ, bị can, bị cáo, bị án trong các vụ án hình sự.<br />
-Phạm vi nghiên cứu Luận văn của tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh<br />
giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát nhân<br />
dân trong việc bảo vệ quyền công dân là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị án trong<br />
tố tụng hình sự.<br />
-Việc đưa ra các giải pháp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng<br />
vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Nông trong việc bảo vệ quyền công dân<br />
là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị án trong tố tụng hình sự. Từ đó nhằm nâng cao<br />
vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân của người bị<br />
tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.<br />
-Về thời gian Luận văn nghiên cứu: Những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài<br />
gắn với quá trình thực thi pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ năm 2011<br />
đến 2015.<br />
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu<br />
-Về cơ sở khoa học: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa<br />
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về<br />
Nhà nước và pháp luật, về quyền công dân,<br />
3<br />
<br />
Các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.<br />
-Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ<br />
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trực tiếp sử dụng các phương<br />
pháp phân tích và tổng hợp từ các tài liệu tham khảo, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý<br />
luận và thực tiễn. Ngoài ra, Luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu<br />
khoa học cụ thể khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp lôgic; các<br />
phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê...<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn<br />
Từ thực tiễn trong hoạt động pháp luật hình sự và thực trạng vai trò của Viện<br />
kiểm sát nhân dân tỉnh Đak Nông, trong thực hiện chức năng, nhằm bảo vệ quyền<br />
công dân;<br />
-Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao, xác định rõ<br />
hơn vai trò của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk<br />
Nông nói riêng trong việc bảo quyền công dân. Những giải pháp đó vừa có ý nghĩa<br />
như một đề xuất mang tính khoa học góp phần hoàn thiện chế định về vai trò của<br />
Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền công dân.<br />
-Đồng thời góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 49-NQ/TW ngày<br />
02.6.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn có 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của Viện Kiểm sát trong bảo vệ<br />
quyền công dân<br />
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực pháp luật hình<br />
sự của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò bảo vệ quyền công dân của Viện<br />
Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông<br />
<br />
4<br />
<br />