intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang; Phương hướng và giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THẢO NGUYÊN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017 Luận văn được hoàn thành tại:
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mỗi quốc gia luôn là sản phẩm được kế thừa của nhiều hoạt động khác nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia; là điều kiện để phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng và ổn định trật tự xã hội. Để quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) có sự đổi mới cơ bản, bền vững và tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang" là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang" cho thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình nghiên cứu gồm sách chuyên khảo, luận án, luận văn và bài báo, trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quan trọng về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về: "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang". Luận văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao 1
  4. thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang", dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng nêu trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB để đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn -Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB -Thứ hai, phân tích thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang; đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. -Thứ ba, trên cơ sở dự báo tình hình, tổng hợp kết quả nghiên cứu, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang là đề tài có nội dung rộng lớn và phức tạp, dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB của chủ thể quản lý là CSGT ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến 2016. 2
  5. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LV 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cở sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp - Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn - Phương pháp so sánh và dự báo - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Ý nghĩa thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là các kết luận khoa học về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB. 7. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; Chương 2. Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang; Chương 3. Phương hướng và giải pháp đảm bảo XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang 3
  6. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đặc điểm của vi phạm hành trong lĩnh vực GTĐB: Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính. Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và chủ yếu ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối kết cấu dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm thường phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4
  7. Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và của chính chủ thể vi phạm. 1.1.3 Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Nhóm thứ nhất: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Nhóm thứ hai: Các HVVP quy chế về kết cấu hạ tầng GTĐB Nhóm thứ ba: Các HVVP quy chế về phương tiện tham gia GTĐB Nhóm thứ tư: Các HVVP quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB Nhóm thứ năm: Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ Nhóm thứ sáu: Các hành vi vi phạm khác liên quan đến GTĐB 1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do luật hành chính quy định. 1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. 5
  8. Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. 1.2.3. Hình thức, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.3.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ * Các hình thức phạt chính Cảnh cáo: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với người bị xử phạt. * Các hình thức phạt bổ sung Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. * Các biện pháp khắc phục hậu quả 1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; 2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; 3) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; 6
  9. 4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện; 5) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; 6) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này. 1.2.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Nguyên tắc chung Nguyên tắc cụ thể của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.4.Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.4.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP : Chủ tịch UBND các cấp, Trưởng Công an các cấp có thâm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm qụy định trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn GTĐB có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của các Nghị định nêu trên. 7
  10. Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghi, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quỵ định tại ; các điểm, khoản, điều của các Nghị định nêu trên. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, Thanh tra đường bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm áp dụng thí điểm trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt được tiến hành trong ba mươi sáu tháng kể từ ngày nghị định số 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. 1.2.4.2 Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. * Thủ tục xử phạt đơn giản Thủ tục đơn giản là xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hay phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000đồng. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hơp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. * Thủ tục xử phạt có lập biên bản phạm vi hành chính. Khi phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản về vụ vi phạm. Việc lập biên bản phải tuân thủ quy định tại Điều 58 Luật 8
  11. xử lý vi phạm hành chính 2012 và theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Xem xét và gia quyết định xử phạt: Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Chấp hành quyết định xử phạt: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB 1.3.1. Chất lượng của pháp luật Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. 1.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật Quá trình thực hiện pháp luật là quá trình các cơ quan nhà nước tổ chức để các thực thể trong xã hội thực hiện các quy tắc xử sự mà pháp luật yêu cầu. Tại đây, các quy phạm pháp luật được sự tương tác và đảm bảo bằng các năng lực của nhà nước, biến thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế đời sống nhằm hướng các hành vi của xã hội theo yêu cầu mà pháp luật đã đề ra. Trong quá trình này, những ưu, nhược điểm của pháp luật sẽ được biểu hiện, để từ đó chúng được nhận thức và sửa chữa, hoàn thiện. 9
  12. 1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chất lượng hoạt động của công tác này ảnh hưởng lớn đến tình trạng thực hiện pháp luật. 1.3.4. Ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một hoạt động nào của con người lại có thể thực hiện ngoài ý thức con người. Để việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với người dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng cần được quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và chống những vi phạm pháp luật. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB bộ trong mỗi địa phương và cả nước luôn là vấn đề phức tạp có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Có thể thấy được qua việc Nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động đến các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật GTĐB góp phần ổn định trật tự xã hội. TTATXH được ổn định sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính về GTĐB. Hoạt động này có vai trò to lớn cho việc đảm bảo phát triển bền vững kinh tế- xã hội, bảo đảm TTATXH, bảo đảm an ninh quốc phòng. 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GTĐB Ở TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát tình hình GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang 2.1.1. Vị trí địa lý Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. - Hệ thống đường giao thông: Có tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua như Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 279; Đường Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km đường đô thị. 2.1.2. Dân cư Tuyên Quang có 07 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tuyên Quang (đô thị loại III) và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình. Theo Niên giám thống kê năm 2015, dân số Tuyên Quang có 760.289 người, với 198.175 hộ gia đình, mật độ dân số là 130 người/km2. Trong đó, thành phố Tuyên Quang có 94.855 người, huyện Na Hang có 43.964 người, huyện Chiêm Hóa có 129.836 người, huyện Hàm Yên có 115.026 người, huyện Yên Sơn có 165.908 người, huyện Sơn Dương có 179.499 người, huyện Lâm Bình có 31.201 người. 2.2. Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang 2.2.1.Tình hình vi phạm hành chính trong giao trong đường bộ những năm gần đây 11
  14. Số liệu được khảo sát là số liệu được tổng hợp từ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015. Theo cơ quan này, từ năm 2010 năm 2015, số vụ vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được xử lý lên tới hàng trăm nghìn vụ, sổ tiền phạt thu được lên tới hàng chục tỷ đồng, sổ liệu được thống kê qua bảng [2.1] dưới đây: Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hành chính GTĐB đã được xử lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2015 Năm Trường hợp xử lý Phạt tiền (đồng) 2010 52.627 10.662.091.000 2011 50.529 11.761.226.000 2012 69.128 16.037.272.000 2013 41.932 15.278.487.000 2014 43.184 13.268.670.000 2015 48.065 13.890.180.000 “Nguồn : Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” Số liệu trên cho thấy, số lượng vụ vi phạm hành chính đã được xử lý có sự biến động theo hướng tăng dần từ năm 2010 đến 2012 và từ 2013 đến 2015. Điều này là do sự tăng của hành vi vi phạm, cũng như việc phát hiện, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng được tiến hành tốt hơn. Minh chứng thêm cho mối quan hệ nhân – quả giữa vi phạm hành chính và tai nạn giao thông, có thể tham khảo Biểu đồ 1 về tổng hợp số vụ tai nạn giao thông đường bộ do vi phạm hành chính gây nên ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2015. 12
  15. Biểu đồ 1: Tổng hợp số liệu về số vụ tai nạn giao thông đường bộ do VPHC gây nên ở tỉnh Tuyên Quang(từ năm 2010 đến 2015) “Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy: tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang diễn ra rất phức tạp, có khuynh hướng giảm dần là chủ yếu, có những năm giảm nhưng không đáng kể, vẫn ở mức cao so với các tỉnh trong cả nước. Cụ thể trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông tập trung chủ yếu ở những “điểm đen” thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang, và huyện Yên Sơn. Đây đều là những địa bàn dân cư tập trung đông, nhiều khu công nghiệp và kinh tế khá phát triển so với mặt bằng những địa phương khác của tỉnh. Thống kê số vụ TNGT thuộc từng thành phố, huyện trên địa bàn tình Tuyên Quang năm 2015 cho kết quả như sau : 13
  16. Biểu đồ 2: Thống kê số vụ tai nạn giao thông thuộc từng thành phố, huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2015 “Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” Từ số liệu trên cho thấy cần phải quan tâm đến những “điểm đen” về tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đó là thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn với tỉ lệ số vụ tai nạn giao thông cao trong tỉnh, phân tích nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. 2.2.2.Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua 2.2.2.1.Tổng hợp chung: Trên thực tế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra ở mọi chỗ mọi nơi, mọi lúc, nhưng không phải hành vi vi phạm nào cũng được phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để. Bởi lẽ: 14
  17. Một là; không phải lúc nào trên đường giao thông công cộng cũng có cơ quan hoặc lực lượng chức năng thường trực làm việc 24/24 giờ. Hai là nhiều trường hợp người tham gia giao thông đồng thời cùng một lúc vi phạm nhiều lỗi nên việc xử phạt nhiều khi không được đầy đủ. Ba là một số đối tượng vi phạm không xử phạt thuộc diện phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc đối tượng vị thành niên theo quy định của pháp luật chỉ phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc một số đối tượng vi phạm nhưng được “chỉ đạo, bảo lãnh”, không xử phạt, không áp dụng biện pháp khác. Dưới đây là số liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến 2015 mà Cảnh sát Giao thông tỉnh đã xử lý: Số vụ Tước Tạm giữ Tạm giữ Năm Phạt tiền (đồng) VP GPLX xe ô tô xe mô tô 2010 52.627 10.662.091.000 785 856 5.485 2011 50.529 11.761.226.000 389 745 6.823 2012 69.128 16.037.272.000 1.365 512 7.259 2013 41.932 15.278.487.000 1.330 406 6.820 2014 43.184 13.268.670.000 1.531 351 5.512 2015 48.065 13.890.180.000 851 203 3.605 “Nguồn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” 2.2.2.2. Kết quả xử lý theo nhóm hành vi vi phạm: Xử lý hành vi vi phạm quy định về nguyên tắc giao thông đường bộ. Trong những năm gần đây vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là vi phạm hành chính về quy tắc giao thông dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn 15
  18. tỉnh Tuyên Quang đang là một “vấn nạn” gia tăng liên tục không ngừng về quy mồ và số lượng. Phân tích số vụ lái xe ô tô, mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc GTĐB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2015, thấy kết quả tại Bảng 2.2 và Bảng 2.3 như sau: Bảng 2.2: Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về quy tắc GTĐB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Không chấp Sử dụng Không chấp Chạy quá tốc Tổng hành biển rượu, bia quá hành hiệu độ quy định Năm số vụ báo nồng độ lệnhCSGT phân Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ tích % % % % 2010 21.254 69 0,32 2.130 10,02 75 0,35 116 0,55 2011 21.365 62 0,29 1.865 8,73 90 0,42 195 0,91 2012 29.372 389 1,3 2.952 10,05 110 0,37 278 0,95 2013 19.126 692 3,62 2.125 11,11 256 1,34 153 0,80 2014 21.235 1.350 6,36 2.327 10,96 273 1,29 96 0,45 2015 23.896 1.483 6,21 3.169 13,26 357 1.49 184 0,77 “Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” 16
  19. Bảng 2.3: Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc GTĐB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Chạy quá Sử dụng Không chấp Tổng Không chấp tốc độ quy rượu, bia quá hành hiệu số vụ hành biển báo Năm định nồng độ lệnh CSGT phân Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ tích Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ % % % % 2010 21.134 130 0,62 652 3,09 60 0,28 80 0,38 2011 21.027 123 0,59 961 4,57 98 0,47 203 0,97 2012 29.536 506 1,71 1.756 5,95 232 0,79 295 1,00 2013 19.524 892 4,57 2.365 12,11 198 1,01 231 1,18 2014 21.213 632 2,98 3.134 14,77 114 0,54 193 0,91 2015 23.589 893 3,79 2.418 10,25 136 0,57 259 1,10 “Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng vi phạm về tốc độ của ô tô và mô tô tăng, tình trạng không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cũng tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng TNGT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây. 2.2.2.3. Xử lý hành vi vi phạm quy định về phương tiện GTĐB Phân tích kết quả xử lý phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2015 cho số liệu tại Bảng 2.4 như sau: 17
  20. Bảng 2.4: Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi TGGT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ô tô Mô tô Thiết Thiết bị bị Năm không Không Biển số không Không Biển số Số vụ Số vụ đảm biền Giả đảm biển giả bảo an bảo an toàn toàn 2010 21.254 1.550 22 15 31.372 432 183 42 2011 21.365 1.673 30 32 29.164 453 235 51 2012 29.372 1.725 9 6 39.576 416 268 46 2013 19.126 1.932 6 23 22.806 76 348 41 2014 21.235 2.325 50 18 21.949 596 184 16 2015 23.896 2.747 66 36 24.169 805 285 84 “Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang” 2.2.2.4. Xử lý HVVP quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi xe và hành lang an toàn đường bộ, mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. 2.2.2.5. Xử lý hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Phân tích các vụ vi phạm bị xử lý hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 thì tỷ lệ không giấy phép lái xe được thể hiện tại Bảng 2.5 dưới đây: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2