intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã qua đó đưa ra những nhận xét về ưu điểm và những tồn tại của biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật TTHS Việt Nam. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật TTHS Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật<br /> Tố tụng hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý<br /> luận và thực tiễn<br /> Phạm Thị Hợp<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS.GVC. Trịnh Quốc Toản<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract: Nghiên cứu những vấn đề chung dưới góc độ lý luận và pháp lý để làm rõ khái<br /> niệm, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, đặc điểm... của biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> trong luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thực<br /> trạng áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã qua đó đưa ra những nhận xét về ưu<br /> điểm và những tồn tại của biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật TTHS Việt<br /> Nam. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu<br /> quả của việc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật TTHS Việt Nam<br /> trong thời gian tới.<br /> Keywords: Tố tụng hình sự; Luật hình sự; Người bị truy nã; Pháp luật Việt Nam<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu<br /> Bản chất của người phạm tội là luôn tìm cách lẩn trốn hòng thoát khỏi sự trừng trị của pháp<br /> luật. Vì thế việc tìm kiếm, bắt giữ người phạm tội bỏ trốn luôn là một yêu cầu khách quan, một<br /> nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu người phạm tội còn lẩn trốn, chẳng<br /> những pháp luật không được thi hành, mà quan trọng hơn các đối tượng này vẫn có thể tiếp tục hoạt<br /> động phạm tội và gây ra tội ác cho xã hội. Việc tìm kiếm, bắt giữ lại người có hành vi phạm tội đang<br /> lẩn trốn có cơ sở xuất phát từ nguyên tắc: đã phạm tội thì không tránh khỏi bị trừng trị. Về vấn đề<br /> này Lênin đã chỉ rõ: "Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt đó phải<br /> nặng mà vấn đề cơ bản ở chỗ không một kẻ phạm tội nào không bị trừng trị, không một hành vi<br /> phạm tội nào không bị phát hiện ra".<br /> Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm lẩn trốn nói riêng ở nước ta và nhiều nước<br /> trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Do những nguyên nhân khác nhau mà mỗi năm trong cả nước<br /> <br /> có hàng ngàn người phạm tội lẩn trốn phải ra quyết định truy nã và số đối tượng chưa bắt được<br /> cũng còn khá nhiều. Điều này gây ra những khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật trong<br /> các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.<br /> Tuy nhiên thực tiễn pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt người nói chung và bắt người đang<br /> bị truy nã nói riêng vẫn còn những hạn chế, bất cập như các quy định của pháp luật hiện hành về<br /> truy nã không đầy đủ, nhiều quy định không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh<br /> chống tội phạm thể hiện như: quy định về đối tượng truy nã, trình tự, thủ tục, phạm vi truy nã, việc<br /> áp dụng các biện pháp ngăn chặn sau khi truy bắt được đối tượng truy nã... dẫn đến chất lượng và<br /> hiệu quả của biện pháp ngăn chặn không đạt được. Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc<br /> nghiên cứu đề tài: "Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam<br /> - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc<br /> cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Trong khoa học pháp lý, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học<br /> nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp bắt người nói riêng như: Nguyễn<br /> Vạn Nguyên (1995), Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng,<br /> Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Duy Thuân (1999), Các biện pháp ngăn chặn<br /> trong tố tụng hình sự - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà<br /> Nội; Lê Cảm (2005), "Sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại để bắt người phạm tội quả tang hoặc đang<br /> bị truy nã", Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự Việt<br /> Nam (phần chung), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Mai Bộ (2006), áp dụng biện pháp ngăn<br /> chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân;<br /> Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm - Bộ Công an (2002), Công tác truy<br /> nã - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Văn<br /> Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam.<br /> Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội...<br /> Tuy nhiên qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo, các luận án, các bài báo<br /> khoa học cho thấy, hầu hết đó là các công trình nghiên cứu cơ bản về các biện pháp ngăn chặn<br /> nói chung, còn đối với chế định bắt người đang bị truy nã, nhìn một cách tổng quan, chưa được<br /> quan tâm một cách đúng mức. Những nghiên cứu về biện pháp bắt người đang bị truy nã chỉ<br /> dừng lại ở những công trình nghiên cứu đơn lẻ chuyên ngành của cơ quan Công an là chủ yếu<br /> hoặc là một phần nội dung của biện pháp bắt người nói chung. Có thể nói hiện nay ở Việt Nam<br /> chưa triển khai nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về biện pháp bắt người đang bị truy<br /> nã dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng. Do đó, nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong<br /> thực tiễn áp dụng những quy định về biện pháp bắt người đang bị truy nã chưa được phân tích có<br /> hệ thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau:<br /> <br /> - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật tố<br /> tụng hình sự Việt Nam;<br /> - Nghiên cứu, phân tích pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> và thực tiễn áp dụng từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của việc quy định và áp dụng biện pháp<br /> bắt người đang bị truy nã và những nguyên nhân của nó.<br /> 3.2. Nhiệm vụ của luận văn<br /> Để có thể đạt được mục đích nêu trên, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào những<br /> nhiệm vụ sau:<br /> + Nghiên cứu những vấn đề chung dưới góc độ lý luận và pháp lý để làm rõ khái niệm, mục<br /> đích, ý nghĩa, nguyên tắc, đặc điểm... của biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật tố tụng<br /> hình sự Việt Nam;<br /> + Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thực trạng áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> qua đó đưa ra những nhận xét về ưu điểm và những tồn tại của biện pháp bắt người đang bị truy<br /> nã trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam;<br /> + Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của<br /> việc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong thời<br /> gian tới.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa<br /> duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng<br /> sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội phạm;<br /> - Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phân<br /> tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê... nhờ vậy những vấn đề<br /> liên quan tới biện pháp bắt người đang bị truy nã được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác<br /> nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực.<br /> 5. ý nghĩa của luận văn<br /> Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn có ý nghĩa lý luận và thực<br /> tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong<br /> muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự. Luận văn có thể sử dụng làm tài<br /> liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung,<br /> khoa học luật tố tụng hình sự, tội phạm học và cán bộ làm công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp<br /> luật...<br /> 6. Những điểm mới của luận văn<br /> Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về biện pháp<br /> bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là:<br /> - Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về chế định bắt người đang bị truy nã trong luật<br /> tố tụng hình sự Việt Nam;<br /> - Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của biện pháp bắt người<br /> đang bị truy nã trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành;<br /> <br /> - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp bắt người<br /> đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập<br /> pháp, những tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế,<br /> bất cập đó. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm<br /> nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn bắt người<br /> đang bị truy nã.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3<br /> chương:<br /> Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng<br /> hình sự Việt Nam<br /> Chương 2: Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bắt người<br /> đang bị truy nã và thực tiễn áp dụng<br /> Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp<br /> bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.<br /> Chương 1<br /> Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người<br /> đang bị truy nã trong Luật tố tụng hình sự việt nam<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về biện pháp bắt người đang bị truy nã trong Luật tố tụng hình sự<br /> Việt Nam<br /> 1.1.1. Những quan niệm về biện pháp ngăn chặn và biện pháp bắt người<br /> Nhằm đi tới vấn đề cụ thể đang nghiên cứu, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề chung<br /> nhất về biện pháp ngăn chặn và biện pháp bắt người như vị trí, vai trò, tính chất, phân loại, mối<br /> quan hệ... Trên cơ sở các quan điểm, quan niệm khác nhau, kết hợp với việc nghiên cứu thực<br /> tiễn, luận văn đã mạnh dạn đưa ra khái niệm chung về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện<br /> pháp bắt người nói riêng.<br /> 1.1.2. Biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> 1.1.2.1. Khái niệm biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> Nhằm hoàn thiện lý luận về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã cần có một khái<br /> niệm hoàn chỉnh, thể hiện tập trung, đầy đủ nhất những yếu tố cấu thành, đặc trưng và tính chất<br /> của biện pháp ngăn chặn này, đáp ứng những nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn đã đặt ra. Qua<br /> nghiên cứu điều luật, các quan niệm, quan điểm khác nhau đang tồn tại trong khoa học pháp lý,<br /> luận văn đã xây dựng được khái niệm tương đối hoàn chỉnh về biện pháp bắt người đang bị truy<br /> nã.<br /> Bắt người đang bị truy nã là một trường hợp của biện pháp ngăn chặn bắt trong Luật tố<br /> tụng hình sự Việt Nam do cơ quan điều tra áp dụng bằng toàn bộ các biện pháp pháp luật và<br /> nghiệp vụ nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm<br /> nhân khi những người này bỏ trốn hoặc không họ biết đang ở đâu nhằm phục vụ cho công tác<br /> điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.<br /> <br /> 1.1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> - Khi áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã, luận văn đã phân tích mục đích của nó<br /> nhằm phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu theo quyết<br /> định tố tụng của cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra, xác định hành vi phạm tội của họ, truy tố,<br /> xét xử, tiếp tục thi hành hình phạt và cải tạo giáo dục họ, đưa họ tái hòa nhập với cộng đồng xã<br /> hội.<br /> - Luận văn đã phân tích việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong<br /> luật tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan<br /> tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu<br /> tranh phòng, chống tội phạm; thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong<br /> việc đấu tranh chống tội phạm; góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của<br /> công dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.<br /> 1.1.2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, đảm bảo đúng pháp luật, tránh sai sót, vi phạm quyền nhân<br /> thân..., luận văn đã phân tích những nguyên tắc cần quán triệt khi áp dụng biện pháp bắt người<br /> đang bị truy nã. Có thể kể đến những nguyên tắc như:<br /> - Nguyên tắc truy nã đúng người, thông báo đúng hành vi phạm tội của người lẩn trốn;<br /> - Nguyên tắc khi bắt người đang bị truy nã phải thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn,<br /> nếu phát hiện sai phải sửa ngay;<br /> - Nguyên tắc quyết định truy nã phải được chấp hành nghiêm chỉnh;<br /> - Nguyên tắc khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú, đã được thanh loại,<br /> cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi quyết định truy nã;<br /> - Nguyên tắc nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người trong những trường<br /> hợp khác;<br /> - Nguyên tắc sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các ngành và công dân<br /> trong công tác truy nã tội phạm.<br /> 1.1.2.4. Đặc điểm của biện pháp bắt người đang bị truy nã<br /> Mặc dù mang những đặc điểm chung của hoạt động điều tra tội phạm nhưng hoạt động truy<br /> nã tội phạm còn mang những đặc điểm riêng mà luận văn đã chỉ ra đó là:<br /> - Được tiến hành công khai, thông báo cho mọi công dân biết nhưng trong tổ chức công tác<br /> truy nã phải sử dụng các hoạt động nghiệp vụ bí mật;<br /> - Chỉ tiến hành sau khi đã xác định hành vi phạm tội và những yếu tố cơ bản về đặc điểm,<br /> nhân thân đối tượng;<br /> - Là công việc nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi tính tổ chức kỷ luật cao;<br /> - Khi phát hiện chính xác đối tượng có quyết định, lệnh truy nã mọi công dân đều có quyền<br /> bắt giữ.<br /> 1.2. Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về biện pháp bắt<br /> người đang bị truy nã<br /> 1.2.1. Trong thời kỳ phong kiến<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0