Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Lan<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Dƣơng Đăng Huệ<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nói chung và TĐKT nhà<br />
nƣớc ở Việt Nam nói riêng. Phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành về<br />
TĐKT nhà nƣớc trong giai đoạn thí điểm, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các<br />
TĐKT nhà nƣớc. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của<br />
TĐKT nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay.<br />
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Địa vị pháp lý; Tập đoàn kinh tế<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, chủ<br />
động hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra<br />
yêu cầu cần phải cơ cấu sắp xếp lại các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, lẻ, hoạt động manh mún<br />
thành những doanh nghiệp có qui mô lớn, không chỉ có đủ khả năng trở thành đối tác mà còn<br />
có thể cạnh tranh với các TĐKT của nƣớc ngoài. Đồng thời, có thể phát huy vai trò đầu tàu<br />
của kinh tế nhà nƣớc trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế, đảm bảo định hƣớng xã<br />
hội chủ nghĩa. Đứng trƣớc yêu cầu đó TĐKT là mô hình phù hợp với những yêu cầu khách<br />
quan và chủ quan trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế đất nƣớc.<br />
Từ năm 2005 một số TĐKT nhà nƣớc đã đƣợc thí điểm thành lập, nhƣng địa vị pháp lý<br />
của chúng không có, cho đến ngày 05 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định<br />
101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT nhà nƣớc. Nghị<br />
định này là khuôn khổ pháp lý chính thức đầu tiên cho các TĐKT nhà nƣớc và cơ bản đã khắc<br />
phục đƣợc tình trạng “mất phƣơng hƣớng” của các TĐKT nhà nƣớc. Đồng thời đây cũng<br />
chính là căn cứ pháp lý chính thức cho việc xác định địa vị pháp lý của thực thể kinh doanh<br />
này.<br />
<br />
Mặc dù, khung pháp lý chính thức cho việc ra đời các TĐKT nhà nƣớc đã đƣợc ban<br />
hành, song những nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về TĐKT nói chung và TĐKT nhà nƣớc<br />
nói riêng ở nƣớc ta cũng còn hạn chế. Rất nhiều vấn đề cả về lý luận lẫn thực tiễn vẫn còn gây<br />
tranh cãi, đặc biệt trong việc xác định địa vị pháp lý của TĐKT nhà nƣớc, mà nội dung xoay<br />
quanh những vấn đề nhƣ: thế nào là một TĐKT? TĐKT có những đặc trƣng gì? TĐKT có tƣ<br />
cách pháp nhân không? Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của TĐKT trƣớc pháp luật nhƣ<br />
thế nào? Mối quan hệ với đại diện chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác có liên<br />
quan…<br />
Để góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TĐKT nói chung và<br />
các TĐKT nhà nƣớc ở Việt Nam nói riêng, thì việc nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ, có<br />
hệ thống về các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của TĐKT nhà nƣớc là vấn đề cấp thiết.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Ở Việt Nam, khái niệm TĐKT mới chỉ đƣợc nhắc đến nhiều trong hơn 20 năm nay.<br />
Có lẽ vì thế mà những nghiên cứu về TĐKT ở nƣớc ta – cả về lý luận lẫn thực tiễn vẫn còn<br />
rất hạn chế. Phần lớn những nghiên cứu của các chuyên gia chủ yếu đƣợc thể hiện qua các bài<br />
viết trên các tạp chí khoa học, các bài báo. Đồng thời, cũng đã có một số công trình nghiên<br />
cứu về TĐKT của một số tác giả trƣớc đó nhƣ: Luận văn Thạc sỹ: “Một số vấn đề về TĐKT<br />
nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phan Minh Tuấn; “TĐKT - Thực trạng và hướng<br />
hoàn thiện về khung pháp lý trong nền kinh tế Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ của tác giả<br />
Nguyễn Thị Trâm; “Quản lý vốn nhà nước trong các TĐKT” – tác giả Đoàn Thanh Hải. Tuy<br />
nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đƣợc thực hiện trong bối cảnh chƣa có khung<br />
pháp lý chính thức cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của thực thể kinh doanh này.<br />
Chính vì vậy, chƣa có cơ sở pháp lý cho việc xác định Địa vị pháp lý của TĐKT nhà nƣớc ở<br />
Việt Nam hiện nay và cũng chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung này. Vì<br />
vậy, có thể nhận định rằng, công trình nghiên cứu của tôi là hoàn toàn mới, không trùng lặp<br />
với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đã đƣợc công bố trƣớc đây ở nƣớc ta.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài<br />
3.1. Mục đích của đề tài<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ các vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn có liên quan, xây dựng một chế độ pháp lý về TĐKT nhà nƣớc. Thành<br />
công của đề tài một mặt khắc phục tình trạng “mất phƣơng hƣớng” của các TĐKT nhà nƣớc<br />
đã đƣợc thí điểm thành lập trong thời gian qua, mặt khác góp phần phát triển các TĐKT nhà<br />
nƣớc, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.<br />
3.2. Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài có một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:<br />
- Một là, làm rõ cơ sở lý luận về TĐKT nói chung và TĐKT nhà nƣớc ở Việt Nam nói<br />
riêng.<br />
- Hai là, Phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành về TĐKT nhà nƣớc trong<br />
giai đoạn thí điểm.<br />
- Ba là, Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các TĐKT nhà nƣớc. Đồng thời kiến<br />
nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của TĐKT nhà nƣớc ở Việt Nam hiện<br />
nay.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về TĐKT có đối tƣợng nghiên cứu tƣơng đối rộng.<br />
Trong phạm vi đề tài này, với khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung chủ yếu<br />
tìm hiểu cơ sở pháp lý về TĐKT nhà nƣớc, trong đó chủ yếu tập trung giải quyết một số vấn<br />
đề cơ bản nhất tạo nên địa vị pháp lý của thực thể kinh doanh này, nhƣ: vấn đề khái niệm,<br />
điều kiện thành lập, quản lý điều hành, và vấn đề quản lý, giám sát đối với TĐKT nhà nƣớc…<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng một cách tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu mà trƣớc hết là phép<br />
biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các phƣơng<br />
pháp nghiên cứu khoa học truyền thống nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.<br />
6. Cấu trúc của luận văn<br />
Mở đầu<br />
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ<br />
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC<br />
Ở VIỆT NAM<br />
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TẬP<br />
ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC<br />
KẾT LUẬN<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
References<br />
TIẾNG VIỆT<br />
1.<br />
<br />
Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2004), Báo cáo sơ kết thực hiện<br />
Nghị quyết Trung ương 3 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh<br />
nghiệp nhà nước và giải pháp đẩy mạnh trong 2 năm 2004 – 2005 theo Nghị quyết<br />
<br />
3<br />
<br />
Trung ương 9 Khóa IX, Hà Nội.<br />
2.<br />
<br />
Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (2009), Báo cáo về hoạt động của<br />
các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm, Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Bích (2007), “Tập đoàn –tổ chức và điều hành”, Thời báo Kinh tế Sài<br />
Gòn, (số 34), tr.11-12.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005), Đề án hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên<br />
cơ sở tổng công ty nhà nước, Hà Nội.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Trần Tiến Cƣờng và cộng sự (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc<br />
tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Chính phủ (2004), Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về tổ chức , quản lý<br />
tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc<br />
lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Chính phủ (2007), Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về tổ chức, quản<br />
lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc<br />
lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt<br />
động theo luật Doanh nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Chính phủ (2007), Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 về hướng dẫn chi<br />
tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Chính phủ (2009), Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 Ban hành qui chế<br />
quản lý tài chính của tổng công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào<br />
doanh nghiệp khác, Hà Nội.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Chính phủ (2009), Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành<br />
lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, Hà Nội.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành<br />
Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành<br />
Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Phạm Quang Huấn (2007), “Thi hành Luật doanh nghiệp chung”, Thời báo Kinh tế<br />
Việt Nam, Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và Thế giới.<br />
<br />
14.<br />
<br />
http://baokinhteht.com.vn/home/13179_p0_c123/bai-2-nhung-dac-trung-co-ban-cuatap-doan-kinh-te.htm.<br />
<br />
4<br />
<br />
15.<br />
<br />
http://dantri.com.vn/c111/s111-393223/bmw-vuot-toyota-ve-gia-tri-thuong-hieu.htm<br />
<br />
16.<br />
<br />
http://money.cnn.com/magazines/fortune/globol500/2006<br />
<br />
17.<br />
<br />
http://money.cnn.com/magazines/fortune/globol500/2009<br />
<br />
18.<br />
<br />
http://money.cnn.com/magazines/fortune/globol500/2010<br />
<br />
19.<br />
<br />
http://www.vietnambranding.com/brand-blog/740<br />
<br />
20.<br />
<br />
Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
21.<br />
<br />
Nguyễn Đức Kiên (chủ biên) (2009), Mô hình tập đoàn kinh tế hoàn thiện để phát<br />
triển, NXB. Giao thông Vận tải, Hà Nội.<br />
<br />
22.<br />
<br />
Võ Văn Kiệt (2007), “Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế”, Thời báo<br />
Kinh tế Sài Gòn, (số 31/2007),tr.12-13.<br />
<br />
23.<br />
<br />
Hà Linh (2006), “Indra Nooyi – Nữ thuyền trƣởng mới của tập doàn PesiCo”, Thời<br />
báo Kinh tế Việt Nam, (số 180/2006), tr 3.<br />
<br />
24<br />
<br />
Quốc Hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.<br />
<br />
25<br />
<br />
Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
26<br />
<br />
Quốc Hội (2009), Nghị quyết về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính<br />
sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công<br />
ty nhà nước, Hà Nội.<br />
<br />
27<br />
<br />
Trần Ngọc Thơ (2005), “Hội chứng Tập đoàn kinh tế”, Phát triển kinh tế, (số<br />
10/2005).<br />
<br />
28<br />
<br />
Thủ tƣớng Chính phủ (1994), Quyết định về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh<br />
doanh, Hà Nội.<br />
<br />
29<br />
<br />
Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa,<br />
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
30<br />
<br />
Ủy ban thƣờng vụ Quốc Hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính<br />
sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công<br />
ty Nhà Nước, Hà nội.<br />
<br />
31<br />
<br />
Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ƣơng (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn về<br />
việc thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà<br />
Nội.<br />
<br />
32<br />
<br />
Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ƣơng (2004), Chính sách phát triển kinh tế<br />
-Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, NXB. Giao thông vận tải, tập II, Hà Nội.<br />
<br />
5<br />
<br />