Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 13
download
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa nhằm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời là cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội; Luật Tổ chức Quốc hội. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI MẠNH KHOA HO¹T §éNG GI¸M S¸T CñA §¹I BIÓU QUèC HéI Vµ §OµN §¹I BIÓU QUèC HéI ë VIÖT NAM HIÖN NAY - QUA THùC TIÔN TØNH THANH HãA Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ MINH THÔNG HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Bùi Mạnh Khoa
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ........ 15 1.1. Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh ...................................................................................... 15 1.1.1. Khái niệm hoạt động giám sát............................................................. 15 1.1.2. Phân biệt giám sát với hoạt động thanh tra , kiểm tra trong quản lý nhà nước .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Địa vị pháp lý của Đại biểu quốc hội và Đoàn đại biểu quốc hội trong hoạt động giám sát ............ Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Vị trí của đại biểu Quốc hội ................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Vị trí, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hộiError! Bookmark not defined. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giám sátError! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH THANH HÓA ......................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not defined. 2.1.1. Tổng quan về Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XII và XIII........ Error! Bookmark not defined.
- 2.1.2. Đặc điểm địa kinh tế, chính trị tỉnh Thanh Hóa tác động đến hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh HóaError! Bookmark not 2.1.3. Tổng quan về thực trạng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XII và XIIIError! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng triển khai các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tại Thanh HóaError! Bookmark not def 2.3. Thực trạng công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan................. Error! Bookmark not defined. 2.4. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội chủ động thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát ...................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Xác định đối tượng và phạm vi nội dung giám sátError! Bookmark not defined 2.4.3. Lập đoàn giám sát và triển khai hoạt động giám sátError! Bookmark not define 2.4.4. Việc phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quanError! Bookmark 2.4.5. Việc xây dựng Kết luận giám sát và triển khai kết luận giám sátError! Bookmar 2.4.6. Giám sát hậu giám sát và giao trách nhiệm cho Hội đồng nhân dân tiếp tục giám sát ............................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Phƣơng hƣớng ................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sátError! Bookmark 3.1.2. Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sátError! Bookmark not defined 3.1.3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Đại biểu
- Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnhError! Bookmark not defined. 3.1.4. Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hộiError! Bookmark not define 3.2. Giải pháp ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Tạo điều kiện để Đại biểu Quốc hội độc lập, tự chủ trong hoạt động giám sát ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp triển khai hoạt động giám sát ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn và đoàn thể ở địa phương................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Nâng cao chất lượng xây dựng kết luận giám sát và giám sát việc thực hiện các kết luận giám sát ... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Công khai hóa các hoạt động giám sát và phát huy vai trò của truyền thông ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Đổi mới sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội tại địa bàn tỉnhError! Bookmark not defined. 3.2.7. Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ......................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 17
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBQH: Đại biểu Quốc hội HĐDT: Hội đồng dân tộc HĐND: Hội đồng nhân dân QH: Quốc hội UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND: Ủy ban nhân dân UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân biệt sự khác nhau giữa giám sát và thanh tra, Error! kiểm sát Bookmark not defined. Bảng 2.1: Số chất vấn của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại Error! biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bookmark not defined.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đê tài Cùng với tiến trình xây dựng và hoàn thiện của bộ máy nhà nước, Quốc hội Việt Nam ngày càng được hoàn thiện cả về tổ chức và phương thức hoạt động. Thông qua các hoạt động của mình, Quốc hội khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Chức năng giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội, giám sát là việc Quốc hội sử dụng các phương tiện và công cụ của mình để tìm hiểu chính sách, pháp luật do Quốc hội ban hành được thực thi ra sao, các cơ quan Nhà nước thực hiện như thế nào, trên cơ sở đó để bảo vệ lợi ích của đất nước, của nhân dân và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định vai trò hoạt động giám sát của Quốc hội là vô cùng to lớn, làm cho Quốc hội hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Theo quy định của pháp luật, chủ thể hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm: Đại biểu Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quốc hội. Việc nghiên cứu về quyền giám sát và hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam đã được quan tâm từ nhiều năm nay. Song chủ yếu mới chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội mà chưa đi sâu nghiên cứu về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Thực tiễn từ khi triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội cho thấy, kể từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực thì hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, của Đại biểu Quốc hội,
- Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã tập trung vào những vấn đề mà cử tri quan tâm, do đó góp phần ổn định chính trị, kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời là cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội; Luật Tổ chức Quốc hội. Mặt khác, đề tài luận văn ở mức độ nhất định có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, về hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của Quốc hội nói riêng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà luật học, chính trị học, xã hội học. Qua các tài liệu nghiên cứu hiện hành và các công trình khoa học đã được công bố cho thấy hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi tư liệu bao quát được các công trình nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chúng tôi tập hợp được những ý kiến sau đây: Trong các công trình nghiên cứu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những khía cạnh pháp lý theo hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội của
- tác giả Nguyễn Đăng Dung; Đề tài nghiên cứu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay do Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì đã đề cập tới những vấn đề lý luận chung của giám sát như khái niệm, bản chất, hình thức, nội dung của hoạt động giám sát của Quốc hội. Tác giả Phạm Văn Kỳ trong công trình nghiên cứu Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội đã tập trung làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội, đối tượng của quyền giám sát tối cao, các phương thức giám sát cũng như thực trạng của của hoạt động giám sát này. Trong bài viết Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở nước ta và trong công trình nghiên cứu Một số vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tác giả Lê Minh Thông đã đặt vấn đề Quốc hội cần thiết phải thành lập một ủy ban chuyên trách và việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giả Đào Trí Úc trong Về chức năng kinh tế, xã hội của nước ta và những cơ sở hiến định của cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước; Tác giả Võ Khánh Vinh trong bài viết Giám sát thực hiện quyền lực nhà nước đã đề cập vấn đề nghiên cứu, xem xét việc thành lập cơ quan giám sát chuyên trách thuộc Quốc hội. Trong công trình nghiên cứu Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung, thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu tác giả Nguyễn Sĩ Dũng đã chỉ ra những nội dung cơ bản về quyền giám sát của Quốc hội. Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XI năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây là đạo luật rất quan trọng, thể chế hóa đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, quy định về trình tự, thủ tục thẩm quyền giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng. Theo Luật Quốc hội số
- 05/2003/QH11 của Quốc hội đã quy định luật Hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần đảm bảo cho Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong đó, chương 5 từ điều 37 đến điều 44 đã quy định hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong các công trình nghiên cứu Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội; Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐDT và các ủy ban của Quốc hội do Văn phòng Quốc hội chủ trì cũng đã đề cập đến hoạt động giám sát của Quốc hội. Đề tài nghiên cứu Quy trình và thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, do Ban Công tác lập pháp chủ trì cũng đã chỉ ra được các quy trình và thủ tục trong hoạt động của Quốc hội. Các công trình nghiên cứu khoa học như Kỹ năng giám sát của Đại biểu Quốc hội do Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ban công tác đại biểu ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì; Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội từ thực tiễn Quốc hội khóa XII của tác giả Đinh Xuân Thảo; Hoạt động giám sát của QH, những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Đinh Xuân Thảo và Lê Như Tiến,… nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, những kỹ năng giám sát của Đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Trong các công trình nghiên cứu Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Trương Thị Hồng Hà; Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam của tác giả Trần Tuyết Mai; Nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của ủy ban pháp luật Quốc hội ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Dung; Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt về Một vài suy nghĩ về hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội,… đã nghiên cứu hoạt động giám sát của Quốc hội trên một số lĩnh vực cụ
- thể và kiến nghị tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện chức năng giám sát. Trong Kỷ yếu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XI và Kỷ yếu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XII đã chỉ ra được các hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa. Trong đó có đề cập đến các hoạt động giám sát của Đại biểu quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Thanh Hóa Bên cạnh các công trình nêu trên còn rất nhiều các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và báo cáo tại các hội nghị, hội thảo đề cập đến vấn đề hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội nói chung. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố nói chung và hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Các ý kiến và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng là những gợi mở cần thiết để tác giả luận văn đi sâu trình bày rõ hơn về vấn đề hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trong điều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Tổ chức và hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội.
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm giám sát cũng như khái quát được những nét cơ bản về đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các yếu tố bảo đảm cho hiệu quả giám sát, các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa từ khóa XII đến nay (từ năm 2007 - đến nay) - Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. - Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, thông qua thực tiễn hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa từ khóa XII đến nay (từ năm 2007 đến nay), đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố nói chung và của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- - Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành. - Phương pháp phân tích, phỏng vấn sâu, thống kê, so sánh, tổng hợp để làm nổi bật chức năng giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. 6. Những đóng góp của đề tài - Luận văn nêu được khái niệm giám sát cũng như khái quát được những nét cơ bản về đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các yếu tố bảo đảm cho hiệu quả giám sát, các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố. - Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa từ khóa XII đến nay (từ năm 2007 - đến nay) trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. - Xem xét giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Chương 2: Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động
- giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh 1.1.1. Khái niệm hoạt động giám sát “Giám sát” nguyên gốc là một từ Hán - Việt, có nghĩa là: “xem xét và bàn bạc”. Theo từ điển tiếng Việt, thì “giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [14]. Nhìn từ góc độ thực thi quyền lực nhà nước thì giám sát được hiểu là sự theo dõi, kiểm tra đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sau đây viết tắt là QH), khái niệm “giám sát” được định nghĩa như sau: Giám sát là việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây viết tắt là UBTVQH), Hội đồng dân tộc (sau đây viết tắt là HĐDT), Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội (sau đây viết tắt là Đoàn ĐBQH), Đại biểu Quốc hội (sau đây viết tắt là ĐBQH) theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: Giám sát là việc theo dõi, xem xét, kiểm tra, đánh giá một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ. Như vậy hoạt động giám sát nào cũng cần đến hai giai đoạn, giai đoạn theo dõi, xem
- xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá; theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì đánh giá sẽ đúng đắn, chính xác, cuộc giám sát sẽ có kết quả tích cực và ngược lại. Quyền lực của Nhà nước là thống nhất. Quyền lực này xuất phát từ sự “ủy quyền” của cử tri cả nước. Mặt khác, nhằm bảo đảm tính chuyên trách và hiệu quả của việc thực thi quyền lực nhà nước, một yêu cầu được đặt ra là phải có sự chuyên môn hóa trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, để đáp ứng yêu cầu trên, nguyên tắc quyền lực không phân chia trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta được ứng dụng một cách uyển chuyển tuyệt vời thành “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước”. Trong quá trình phân công thực thi quyền lực nhà nước, tất sẽ nảy sinh những sai sót bởi các cá nhân, tổ chức thừa ủy quyền của Quốc hội. Nhằm chấn chỉnh và ngăn ngừa những nguy cơ như vậy, cần thiết phải có cơ chế giám sát. Hoạt động giám sát của ĐBQH là hoạt động thực hiện một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội, đó là chức năng giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước. Với vai trò là thành viên của Quốc hội, ĐBQH giám sát thông qua các hoạt động sau: - Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính Phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. ĐBQH tự mình giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát cùng Đoàn ĐBQH, tham gia hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2008), Hán - Việt Từ điển giản yếu, NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 2. Ban Công tác lập pháp UBTVQH (2005), Quy trình và thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 3. Nguyễn Đăng Dung (2005), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những khía cạnh pháp lý theo hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Dung (2002), Nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của ủy ban pháp luật Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viên chính trị Quốc gia HCM. 5. Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên) (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung, thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXB Tư pháp, Hà Nội. 6. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (năm 2007), Kỷ yếu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XI. 7. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (năm 2010), Kỷ yếu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XII. 8. Trương Thị Hồng Hà (2007), Quyền giám sát của Quốc hội đối với thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Khoa học xã hội. 9. Phạm Văn Hùng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học. 10. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Văn Kỳ (1996), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- 12. Trần Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 15. Quốc hội (2001), Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, Hà Nội. 16. Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, Hà Nội. 17. Quốc hội (2004), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (phần 1), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Quốc hội (2007), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (phần 2), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (2007), Luật tổ chức Quốc hội số 83/2007/ QH11 ngày 01 tháng 7 năm 2007, Hà Nội. 20. Quốc hội (2014), Luật tổ chức quốc hội (chỉnh sửa), Hà Nội. 21. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 74/2014/QH13 về chương trình hoạt động giám sát của quốc hội năm 2015, Hà Nội. 22. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 23. Đinh Xuân Thảo (chủ biên) (2012), Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội từ thực tiễn Quốc hội khóa XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đinh Xuân Thảo và Lê Như Tiến (đồng chủ biên) (2012), Hoạt động giám sát của QH, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt
- động của Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Lê Minh Thông (2014), “Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội”, Tạp chí cộng sản, (online tháng 2/2014). 27. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ban công tác đại biểu UBTVQH (2008), Kỹ năng giám sát của Đại biểu Quốc hội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 28. Trường đại học Luật hà Nội (2007), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 30. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Văn phòng Quốc hội (2004), Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Văn phòng Quốc hội (2005), Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐDT và các ủy ban của Quốc hội, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 33. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 34. Văn phòng Quốc hội (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, NXB Tư pháp, Hà Nội. 35. Viện Nhà nước và pháp luật (năm 2004), Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì 36. Website: http:www.tapchicongsan.com.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn