ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TRẦN THỊ THOA<br />
<br />
HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ<br />
THEO LUẬT DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành : Luật kinh tế<br />
Mã số<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
: 60 38 50<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br />
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.1.3.1.<br />
1.1.3.2.<br />
1.1.3.3.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
1.3.3.<br />
1.3.4.<br />
<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ<br />
Quan niệm về học nghề<br />
Khái niệm học nghề<br />
Sự cần thiết phải học nghề trong lĩnh vực giải quyết việc<br />
làm hiện nay<br />
Phân loại học nghề<br />
Phân loại theo trình độ nghề<br />
Phân loại theo cách thức tổ chức dạy và học nghề<br />
Phân loại theo mục tiêu của người học<br />
Quan niệm về hợp đồng học nghề<br />
Khái niệm hợp đồng học nghề<br />
Phân loại hợp đồng học nghề<br />
Nội dung hợp đồng học nghề<br />
Lịch sử hình thành và phát triển của chế định học nghề<br />
trong pháp luật lao động Việt Nam<br />
Giai đoạn 1945-1954<br />
Giai đoạn 1955-1985<br />
Giai đoạn 1986-1994<br />
Giai đoạn 1995 đến nay<br />
Chương 2: HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ THEO LUẬT DẠY<br />
<br />
1<br />
6<br />
6<br />
6<br />
7<br />
11<br />
11<br />
13<br />
13<br />
14<br />
14<br />
17<br />
19<br />
22<br />
22<br />
23<br />
25<br />
27<br />
29<br />
<br />
NGHỀ VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
2.1.1.1.<br />
2.1.1.2.<br />
2.1.2.<br />
<br />
Giao kết hợp đồng học nghề<br />
Chủ thể giao kết hợp đồng học nghề<br />
Người học nghề<br />
Cơ sở dạy nghề<br />
Nguyên tắc giao kết hợp đồng học nghề<br />
<br />
3<br />
<br />
29<br />
29<br />
29<br />
31<br />
33<br />
<br />
2.1.2.1.<br />
2.1.2.2.<br />
2.1.2.3.<br />
2.1.3.<br />
2.1.4.<br />
2.1.4.1.<br />
2.1.4.2.<br />
2.1.4.3.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.4.<br />
<br />
Nguyên tắc tự do, tự nguyện<br />
Nguyên tắc bình đẳng<br />
Nguyên tắc không trái pháp luật<br />
Hình thức hợp đồng học nghề<br />
Trình tự giao kết hợp đồng học nghề<br />
Một trong các bên sẽ đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng<br />
Hai bên thỏa thuận nội dung và các vấn đề liên quan đến<br />
hợp đồng học nghề<br />
Hai bên hoàn thiện và giao kết hợp đồng<br />
Chấm dứt hợp đồng học nghề<br />
Chấm dứt hợp đồng học nghề do ý chí hai bên<br />
Đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề<br />
Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng học nghề<br />
Thực hiện hợp đồng học nghề<br />
Trong doanh nghiệp nhà nước<br />
Trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài<br />
Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng học nghề<br />
Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT<br />
<br />
33<br />
34<br />
35<br />
35<br />
37<br />
37<br />
38<br />
39<br />
39<br />
40<br />
40<br />
40<br />
42<br />
42<br />
44<br />
45<br />
48<br />
53<br />
<br />
VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ Ở VIỆT NAM<br />
<br />
3.1.<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
3.2.3.<br />
<br />
3.3.<br />
3.3.1.<br />
3.3.2.<br />
<br />
Một số nhận xét về thực trạng áp dụng hợp đồng học nghề<br />
Về ưu điểm<br />
Về hạn chế<br />
Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng<br />
học nghề<br />
Đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ hợp đồng<br />
học nghề<br />
Đảm bảo phù hợp với nhu cầu đào tạo nghề ở Việt Nam<br />
Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề phải<br />
đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện pháp luật<br />
về lao động và pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam<br />
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng<br />
học nghề ở Việt Nam<br />
Về các quy định của pháp luật<br />
Về quá trình tổ chức và thực hiện<br />
<br />
4<br />
<br />
53<br />
53<br />
60<br />
70<br />
70<br />
71<br />
73<br />
<br />
75<br />
75<br />
79<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
5<br />
<br />
87<br />
89<br />
<br />
6<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cần phải có<br />
một cơ cấu lao động hợp lý. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực,<br />
đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ lao<br />
động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng phù hợp đồng học nghề với<br />
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị Ban chấp hành trung ương<br />
Đảng lần thứ 6 (Khóa IX) về giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: "Phải đặc biệt<br />
nâng cao chất lượng dạy nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; mở rộng<br />
đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề<br />
nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc<br />
trung học cơ sở". Quan điểm này thể hiện rõ tinh thần xác định lao động<br />
kỹ thuật là lực lượng xung kích trong tiến trình xây dựng và phát triển<br />
một đất nước công nghiệp ở nước ta. Theo đó, nhiều cơ sở dạy nghề<br />
được thành lập để đào tạo ra những lao động có trình độ chuyên môn kỹ<br />
thuật, công nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động hiện nay.<br />
Quan hệ dạy và học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề có<br />
thể được hình thành bằng một trong hai con đường: tuyển sinh theo chỉ<br />
tiêu Nhà nước giao hoặc giao kết hợp đồng học nghề. Đối với các doanh<br />
nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề thì quan hệ học nghề được thiết lập và<br />
duy trì bằng hình thức hợp đồng học nghề. Hợp đồng học nghề là hình<br />
thức pháp lý thiết lập và duy trì quan hệ học nghề theo quy định của pháp<br />
luật. Trong hệ thống pháp luật lao động, hợp đồng học nghề là chế định<br />
không thể thiếu trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật nhằm điều<br />
chỉnh các quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời đánh dấu<br />
sự phát triển của pháp luật lao động và lần đầu tiên chế định về học nghề<br />
được quy định thành một chương riêng thể hiện vai trò của việc dạy và<br />
học nghề đối với việc cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động<br />
nước ta. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho quản lý hình thức dạy và học<br />
nghề đa dạng hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề có hiệu lực<br />
bắt đầu từ ngày 01/06/2007. Theo đó, quan hệ giữa người dạy và người<br />
7<br />
<br />
học nghề trong hợp đồng học nghề cũng bắt đầu được điều chỉnh theo<br />
Luật Dạy nghề năm 2006. Sau một thời gian thực hiện pháp luật hợp<br />
đồng học nghề, bên cạnh những ưu điểm như: đảm bảo quyền tự do lựa<br />
chọn nghề nghiệp, hình thức học nghề, nơi học nghề của người học nghề,<br />
đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ học nghề góp phần giải<br />
quyết việc làm cho xã hội thì pháp luật về dạy nghề nói chung và hợp<br />
đồng học nghề nói riêng đã bộc lộ một số bất hợp đồng học nghề lý, chưa<br />
đáp ứng được những yêu cầu của quan hệ học nghề trong bối cảnh kinh<br />
tế hiện nay. Bất cập lớn nhất của chúng ta là chưa đảm bảo chặt chẽ<br />
quyền lợi của người học nghề khi giao kết hợp đồng học nghề với doanh<br />
nghiệp, quy định của pháp luật chưa đầy đủ để giải quyết triệt để các vấn<br />
đề tranh chấp trong hợp đồng học nghề. Do vậy, việc nghiên cứu những<br />
vấn đề lý luận về hợp đồng học nghề, thực trạng quy định và thực hiện pháp<br />
luật hợp đồng học nghề thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp<br />
hoàn thiện pháp luật về học nghề nói chung và hợp đồng học nghề nói riêng<br />
là một nhu cầu cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
Xuất phát từ những điều trình bày trên, học viên đã chọn đề tài "Hợp<br />
đồng học nghề theo Luật Dạy nghề ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ<br />
luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Có thể nói "Hợp đồng học nghề" là một vấn đề đã được các nhà<br />
khoa học luật quan tâm nghiên cứu. Thời gian qua, đã có một số công<br />
trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Đề tài: Chế độ<br />
dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật<br />
học của Đào Thị Mộng Điệp, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội (2002),<br />
tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ<br />
dạy và học theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên tác giả lại<br />
không đề cập nhiều về vấn đề hợp đồng học nghề; hay đề tài Đào tạo<br />
nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động theo hợp đồng học<br />
nghề, khóa luận tốt nghiệp của Chu Bá Hữu, Đại học luật Hà Nội (1997),<br />
hợp đồng học nghề được tác giả nghiên cứu theo Bộ luật Lao động cũ<br />
năm 1994 vì thời điểm này Luật Dạy nghề chưa ra đời. Học nghề - cơ hội<br />
8<br />
<br />
việc làm mới cho người lao động, khóa luận tốt nghiệp của Ninh Thị<br />
Hồng Thoa, Đại học luật Hà Nội (2003) hay Đào tạo nghề- thực trạng và<br />
một số kiến nghị, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Nhàn, Đại học<br />
luật Hà Nội (2010), ở hai đề tài này, nội dung hợp đồng học nghề được<br />
tác giả nêu ra có tính chất gợi mở mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách<br />
đầy đủ, toàn diện hợp đồng học nghề cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài ra<br />
còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như Hội nhập kinh tế quốc tế<br />
và vai trò của pháp luật lao động về học nghề trong việc nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Đào Thị Hằng,<br />
Tạp chí Luật học, Đại học luật Hà Nội, số 6, 2003 hay Tuổi trẻ Việt Nam<br />
với việc học nghề và lập nghiệp của tác giả Tòng Thị Phóng đăng trên tạp<br />
chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, 2010 mới chỉ đề cập đến ý nghĩa,<br />
vai trò của học nghề chứ chưa đi sâu phân tích về nội dung, hình thức,<br />
các loại hợp đồng học nghề.<br />
Tóm lại, cho đến nay, dường như chưa có một công trình khoa học<br />
nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về<br />
hợp đồng học nghề theo pháp luật về dạy nghề. Các công trình nghiên<br />
cứu trên hoặc chủ yếu tập trung vào những mảng khác nhau của quan hệ<br />
học nghề hoặc nghiên cứu hợp đồng học nghề theo pháp luật cũ. Do vậy,<br />
các công trình nghiên cứu trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn<br />
không có sự trùng lắp về mặt nội dung. Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng<br />
hợp một số vấn đề mới với hi vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn<br />
cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật liên quan tới hợp<br />
đồng học nghề.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp<br />
đồng học nghề cũng như sự cần thiết của việc ban hành các quy định về<br />
hợp đồng học nghề. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích các quy<br />
định về hợp đồng học nghề và thực tế thực hiện trong các cơ sở dạy nghề<br />
ở Việt Nam.<br />
9<br />
<br />
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận văn còn đưa ra một số<br />
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng học nghề và nâng cao<br />
hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội<br />
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu<br />
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn làm rõ những<br />
vấn đề sau:<br />
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp<br />
luật về hợp đồng học nghề cũng như sự cần thiết của việc ban hành các<br />
quy định pháp luật về hợp đồng học nghề.<br />
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về<br />
hợp đồng học nghề và việc thực thi trên thực tế; đánh giá những kết quả<br />
cũng như sự bất cập và nguyên nhân của sự bất cập, hạn chế đó.<br />
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp<br />
đồng học nghề và nâng cao hiệu quả áp dụng chúng trong thực tiễn.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu hướng<br />
vào tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng học nghề ở Việt Nam<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định<br />
về hợp đồng học nghề theo pháp luật hiện hành.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những<br />
quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây<br />
dựng, phát triển đất nước, cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra,<br />
việc nghiên cứu đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên<br />
cứu khoa học như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê …<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,<br />
luận văn gồm 3 chương.<br />
10<br />
<br />