intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP)

Chia sẻ: Sen Sen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được quy định trong TPP, trong pháp luật Việt Nam để tìm ra những điểm bất đồng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp định TPP được vận hành tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP)

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT<br /> <br /> TRẦN CAO THÀNH<br /> <br /> KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT ĐỒNG VỀ<br /> NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ KHI<br /> HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG<br /> (TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT-TPP)<br /> ĐƢỢC VẬN HÀNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br /> Mã số: 60 38 01 07<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> Thừa Thiên Huế, năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật – Đại học Huế<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Hải<br /> <br /> Phản biện 1:......................................................................<br /> Phản biện 2: .....................................................................<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ<br /> họp tại: Trường Đại học Luật<br /> Vào lúc.........giờ...........ngày........tháng............năm..............<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do nghiên cứu<br /> Thế giới hiện nay là một thế giới phẳng - Nơi mà nền kinh tế<br /> của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của các quốc gia<br /> khác trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Thái Lan và<br /> khủng hoảng nợ công năm 2010 tại Hy Lạp là hai minh chứng sống<br /> cho nhận định trên. Do đó, xu thế hợp tác phát triển kinh tế, mở cửa thị<br /> trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam<br /> đã, đang và sẽ là nhu cầu bức thiết.<br /> Năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia vào Tổ chức<br /> Thương mại Thế giới - WTO. Với việc hội nhập kinh tế trên nhiều<br /> lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí<br /> tuệ, đầu tư với 150 quốc gia tại thời điểm đó (hiện nay là 162 quốc<br /> gia) đã tạo bước tiến quan trọng trong chính sách đối ngoại kinh tế,<br /> mở ra một thời đại mới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời đại hội nhập<br /> kinh tế cùng phát triển. Cơ hội nhiều, thách thức lại càng lớn, trong<br /> gần 10 năm qua Việt Nam đã dần thích nghi với thị trường kinh tế<br /> lớn nhất hành tinh này. Tuy nhiên, xét cho cùng, việc gia nhập WTO<br /> vẫn là chưa đủ khi mà nền kinh tế Việt Nam còn cần những điều kiện<br /> để phát triển hơn nữa, hội nhập sâu, rộng hơn nữa vào nền kinh tế<br /> Thế giới.<br /> Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước nói riêng<br /> và nền kinh tế nói chung, Chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia<br /> đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các<br /> FTA đã thực sự cho thấy vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy<br /> nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu phát triển mạnh mẽ và trở<br /> thành một xu thế.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trong nhiều lĩnh vực, sở hữu trí tuệ (SHTT) đang là một lĩnh<br /> vực mà các quốc gia đặc biệt quan tâm. SHTT đã trở thành công cụ<br /> quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khẳng định vai trò không<br /> thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện, bền<br /> vững. Đối với Việt Nam, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng<br /> cao trong cơ cấu nền kinh tế. Bản Chiến lược Châu Âu 2020 được<br /> Hội đồng Châu Âu thông qua cũng đã nhấn mạnh rằng "Kiến thức và<br /> đổi mới là động lực cho sự tăng trưởng của Việt Nam". SHTT là điều<br /> thiết yếu trong chiến lược này vì nó cho phép các doanh nghiệp, cá<br /> nhân hưởng lợi từ sự sáng tạo trí tuệ và tạo ra động lực đầu tư vào<br /> các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Do đó, việc bảo hộ SHTT<br /> đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Trong khuôn<br /> khổ WTO, Việt Nam đã tham gia Hiệp định về các khía cạnh liên<br /> quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs). Ngoài TRIPs Việt<br /> Nam còn tham gia nhiều điều ước quốc tế khác nhau liên quan đến<br /> từng đối tượng SHTT đã được thông qua trong khuôn khổ Tổ chức<br /> SHTT Thế giới (WIPO).<br /> Đặc biệt, tháng 11.2010, Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp<br /> định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP với tư cách là thành viên<br /> chính thức. TPP là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được<br /> ký kết nhằm mục đích thiết lập một mặt bằng thương mại tự do<br /> chung cho các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trải qua<br /> gần 5 năm tiến hành nhiều phiên đàm phán, ngày 04.02.2016, Bộ<br /> trưởng phụ trách thương mại của 12 quốc gia đã chính thức ký kết để<br /> xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Aucland, New Zealand. Với tham<br /> vọng thông qua TPP, các nước lớn như Hoa Kỳ, Canada, Mexico,<br /> Nhật Bản, Singapore, Autralia sẽ tăng cường mức độ bảo hộ quyền<br /> SHTT đối với sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa,...tại các<br /> 2<br /> <br /> nước thành viên. Từ đó tạo nên một sân chơi mà những nước có nền<br /> thực thi quyền SHTT yếu (trong đó có Việt Nam) sẽ đứng trước<br /> những nguy cơ gia tăng các hành vi vi phạm quyền SHTT, đặc biệt<br /> với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (CDĐL), bộc lộ những bất đồng trong<br /> các quy định của pháp luật Việt Nam so với các quy định của TPP,<br /> tăng giá thành một số hàng hóa, đặc biệt là dược phẩm và nông sản.<br /> Đứng trước những nguy cơ trên, việc nghiên cứu tìm ra những<br /> bất đồng về nhãn hiệu và CDĐL khi Hiệp định TPP được vận hành là<br /> một yêu cầu cấp thiết nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế đến mức<br /> thấp nhất những bất đồng đó. Thời gian qua, đã có nhiều chuyên gia<br /> nghiên cứu về TPP tiếp cận dưới dạng khảo sát, đánh giá những cơ<br /> hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, những rào cản khi<br /> Việt Nam tham gia TPP. Chưa có công trình nào giải mã được vấn đề<br /> nếu TPP được vận hành thì nó sẽ có những bất đồng gì về nhãn hiệu<br /> và CDĐL so với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, những<br /> bất đồng đó sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Như<br /> vậy, nếu các công trình được công bố trước đây về TPP là nghiên cứu<br /> ở giai đoạn chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập, thì với Luận văn này,<br /> tác giả mong muốn đóng góp vào quá trình nghiên cứu giai đoạn khi<br /> TPP được vận hành tại Việt Nam.<br /> Xuất phát từ những lý do vừa phân tích, tác giả chọn đề tài:<br /> Khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp<br /> định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership<br /> Agreement - TPP) được vận hành làm luận văn Thạc sĩ chuyên<br /> ngành Luật Kinh tế.<br /> Đề tài này sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực cho khoa học<br /> và thực tiễn, cụ thể:<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2