ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
BÙI QUANG VINH<br />
<br />
LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ PHẠM TỘI VỚI<br />
TƯ CÁCH LÀ MỘT TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG<br />
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
: 60 38 01 04<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014.<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn<br />
tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT TĂNG<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ "LỢI DỤNG<br />
CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN" ĐỂ PHẠM TỘI TRONG<br />
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.2.<br />
<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.2.4.<br />
<br />
1.3.<br />
<br />
1.3.1.<br />
<br />
1.3.2<br />
<br />
Khái niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm<br />
hình sự và phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với<br />
các tình tiết khác có liên quan<br />
Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
Phân biệt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các<br />
tình tiết khác có liên quan của vụ án<br />
Khái niệm, đặc điểm của tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn<br />
và sự cần thiết quy định tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn là<br />
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam<br />
Khái niệm chức vụ, quyền hạn và người có chức vụ, quyền hạn<br />
Khái niệm lợi dụng chức vụ, quyền hạn và các hình thức lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn<br />
Phân biệt lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm dụng chức vụ<br />
quyền hạn<br />
Phân biệt khái niệm chức vụ, quyền hạn trong tình tiết tăng<br />
nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ quyền hạn để<br />
phạm tội" với khái niệm chức vụ, quyền hạn trong các tội<br />
phạm về chức vụ quy định tại Chương XXI Bộ luật hình sự<br />
Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quy định tình tiết lợi dụng<br />
chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách<br />
nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam<br />
Sự cần thiết của việc quy định tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền<br />
hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong<br />
Luật hình sự Việt Nam<br />
Ý nghĩa của việc quy định tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền<br />
hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong<br />
Luật hình sự Việt Nam<br />
<br />
3<br />
<br />
2.1.1.<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
<br />
2.1.4.<br />
7<br />
2.1.5.<br />
7<br />
13<br />
15<br />
<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
<br />
21<br />
2.2.2.<br />
21<br />
30<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
3.1.<br />
3.2.<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
46<br />
<br />
Khái quát vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội<br />
trong pháp luật hình sự Việt Nam<br />
Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam<br />
Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội trong pháp<br />
luật hình sự Việt Nam thời phong kiến (trước năm 1945)<br />
Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội trong các văn<br />
bản pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi Bộ<br />
luật hình sự 1985 ra đời<br />
Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội trong Bộ luật<br />
hình sự Việt Nam năm 1985<br />
Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội trong Bộ luật<br />
hình sự Việt Nam năm 1999<br />
Quy định của bộ luật hình sự việt nam năm 1999 về tình tiết<br />
tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
Sự thể hiện tình tiết tăng nặng "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
với tư cách là tình tiết tăng nặng chung quy định tại Phần<br />
chung Bộ luật hình sự năm 1999<br />
Sự thể hiện tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" với tư cách<br />
là tình tiết tăng nặng định khung, tình tiết định tội quy định tại<br />
Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999<br />
So sánh với bộ luật hình sự nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa<br />
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />
<br />
50<br />
50<br />
52<br />
56<br />
<br />
61<br />
63<br />
64<br />
65<br />
<br />
67<br />
<br />
72<br />
75<br />
<br />
NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br />
CỦA TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG "LỢI DỤNG<br />
CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN" ĐỂ PHẠM TỘI<br />
<br />
35<br />
38<br />
<br />
50<br />
<br />
NHIỆM HÌNH SỰ "LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN<br />
HẠN" ĐỂ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
3.3.<br />
<br />
3.3.1.<br />
3.3.2.<br />
<br />
Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm<br />
hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" và nguyên nhân của nó<br />
Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp<br />
dụng quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định về tình tiết<br />
tăng nặng "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tình<br />
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"<br />
<br />
75<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
102<br />
105<br />
<br />
4<br />
<br />
89<br />
95<br />
<br />
95<br />
98<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất cho xã hội, được<br />
chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, trái<br />
với pháp luật hình sự và do đó phải gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc<br />
nhất là hình phạt. Tội phạm là hiện tượng xã hội rất đa dạng, phức tạp mà sự<br />
khác biệt chủ yếu được phân biệt qua tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã<br />
hội của nó. Tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi<br />
người ta phân chia tội phạm thành các nhóm, các tội danh cụ thể và áp dụng<br />
các khung hình phạt khác nhau trong cùng một tội danh, cũng như cá thể hóa<br />
hình phạt trong mỗi khung hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể.<br />
Chúng ta biết rằng mức độ nguy hiểm của tội phạm được quy định bởi<br />
nhiều thuộc tính, yếu tố như: tầm quan trọng của mối quan hệ xã hội bị xâm<br />
hại, mức độ lỗi, động cơ, mục đích, nhân thân của chủ thể, thủ đoạn phạm<br />
tội, thời gian, địa điểm phạm tội, hậu quả thiệt hại xảy ra... Tổng hợp tất cả<br />
những yếu tố đó cho phép xác định mức độ nguy hiểm nhất định của tội<br />
phạm cụ thể, làm cơ sở cho việc quy định tội phạm trong luật, cũng như<br />
trong các trường hợp cụ thể là cơ sở quyết định trách nhiệm hình sự mà<br />
người thực hiện tội phạm phải gánh chịu.<br />
Trong số những người thực hiện hành vi phạm tội có một nhóm người<br />
có đặc điểm là họ được trao quyền lực nhất định trong các quan hệ xã hội,<br />
thể hiện dưới hình thức một chức vụ, quyền hạn nào đó. Nói cách khác họ có<br />
"ưu thế" hơn những người khác trong việc tiếp cận, thực hiện hành vi xâm<br />
phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, cũng như có khả<br />
năng cao hơn trong việc che giấu trốn tránh trách nhiệm khi xâm hại các<br />
quan hệ xã hội đó. Chính vì vậy trong một số trường hợp nhất định, nếu tội<br />
phạm được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn thì bị coi là có tính<br />
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với người bình thường. Đó<br />
chính là cơ sở khác quan để Bộ luật hình sự nước ta quy định tình tiết "lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn" là một tình tiết tăng nặng, đồng thời trong một số<br />
tội phạm cụ thể còn lấy làm tình tiết tăng nặng định khung. Việc quy định<br />
<br />
5<br />
<br />
như vậy một mặt thể hiện quan điểm khoa học: lấy tính chất, mức độ nguy<br />
hiểm cho xã hội của tội phạm làm "thước đo" chủ yếu cho trách nhiệm hình<br />
sự và hình phạt, mặt khác thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước<br />
ta là Nhà nước "của dân, do dân, vì dân", cán bộ công chức, tức là những<br />
người thường mang một chức vụ, quyền hạn nhất định, là công bộc của nhân<br />
dân, nếu lợi dụng điều này để phạm tội phải bị coi là nguy hiểm hơn, phải<br />
chịu trách nhiệm hình sự cao hơn người bình thường.<br />
Trong thực tiễn, các tội phạm xuất hiện tình tiết "lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn" không phải hiếm và thường là những vụ án phức tạp, điều tra<br />
khó khăn, áp dụng pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau. Đặc biệt trong điều<br />
kiện hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện, xây dựng nền kinh<br />
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những chuyển biến rất quan trọng<br />
về kinh tế - xã hội, thì nhận thức về tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" cũng<br />
phải mang những nội dung mới: yếu tố chức vụ quyền hạn được hiểu như<br />
thế nào trong hệ thống các quan hệ xã hội của kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa, trong các mô hình như tổ chức đa sở hữu, đơn vị<br />
sự nghiệp, đơn vị công ích? Việc làm rõ các vấn đề này có ý nghĩa quan<br />
trọng cả về nhận thức lý luận và về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội<br />
phạm nói chung, tội phạm có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn nói riêng.<br />
Những vấn đề nêu trên tuy không mới mẻ nhưng đến nay vẫn chưa được<br />
giải quyết toàn diện, thấu đáo. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu<br />
một cách sâu sắc, đầy đủ và riêng biệt về việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để<br />
phạm tội với tính chất là một tình tiết tăng nặng trong luật hình sự Việt Nam.<br />
Chính vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền<br />
hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
trong luật hình sự Việt Nam" để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Khoa học pháp lý hình sự trong những năm qua đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu, nhiều bài viết của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài này như:<br />
"Tìm hiểu về khái niệm người có chức vụ và lợi dụng chức vụ để phạm tội trong luật hình sự Việt Nam" của thạc sĩ Phan Thị Bích Hiền - Trường Đại học<br />
Cảnh sát nhân dân; "Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" của<br />
<br />
6<br />
<br />
PGS.TS Trần Văn Độ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án<br />
Tòa án Quân sự Trung ương; Đề tài khoa học mã số KXBD 02 về "đấu tranh<br />
chống tham những - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Ban Nội chính<br />
Trung ương; các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của TS. Nguyễn Mạnh Kháng,<br />
TS.Nguyễn Ngọc Chí, GS.TS Đỗ Ngọc Quang, PGS.TS Võ Khánh Vinh…<br />
Tuy nhiên điểm chung của các công trình này là nghiên cứ lý luận, thực<br />
tiễn vấn đề lợi dụng chức, quyền hạn để phạm tội nói chung, đi sâu nghiên<br />
cứu các tội phạm về tham nhũng và chức vụ mà chưa đi sâu nghiên cứu về lý<br />
luận và thức tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách<br />
là tình tiết tăng nặng.<br />
Xuất phát từ thực tế này cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa<br />
về lý luận và thực tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với<br />
tư cách là tình tiết tăng nặng nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự là<br />
việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, một<br />
tình tiết tăng nặng trong luật hình sự Việt Nam" nhằm đạt được những mục<br />
đích như sau:<br />
- Củng cố tri thức về cơ sở khoa học của việc quy định tình tiết "Lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn" là tình tiết tăng nặng.<br />
- Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống các quy định của pháp<br />
luật hình sự nước ta liên quan đến vai trò của tình tiết "Lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn" đối với việc định khung và quyết định hình phạt.<br />
- Nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng tình tiết<br />
trên để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm, trên cơ sở đó<br />
đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng<br />
pháp luật hình sự.<br />
<br />
Luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể<br />
như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,<br />
phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình<br />
sự về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết<br />
tăng nặng.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quy định tại phần<br />
chung, cụ thể là điểm c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định vấn đề lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng nói<br />
chung, các quy định về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với<br />
tư cách là tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể quy định<br />
tại phần riêng của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian<br />
từ năm 2000 đến khi luận văn hoàn thành.<br />
6. Những đóng góp mới của luận văn<br />
Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên<br />
cứu về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình<br />
tiết tăng nặng. Luận văn nghiên cứu toàn diện và có hệ thống vấn đề lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng nói<br />
chung và tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể, nghiên<br />
cứu thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này từ đó đề ra những kiến nghị,<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng tình tiết tăng nặng này trong<br />
quá trình quyết định hình phạt của cơ quan tiến hành tố tụng.<br />
Trong luận văn này, lần đầu tiên:<br />
<br />
Luận văn dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là<br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và hoàn thiện pháp luật.<br />
<br />
- Có sự nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về khái niệm<br />
chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phân biệt các trường<br />
hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn. So sách để chi ra điểm giống và khác nhau<br />
giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng<br />
nặng nói chung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự với lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng định<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
khung quy định tại một số tội phạm cụ thể cũng như phân biệt giữa lợi dụng<br />
chức vụ, quyền hạn với tư cách là tình tiết tăng nặng với lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn với tư cách là tình tiết định tội trong nhóm các tội phạm về chức vụ.<br />
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để<br />
phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng của các cơ quan tiến hành tố tụng<br />
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến khi luận văn hoàn thành.<br />
- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật<br />
hình sự và hướng dẫn áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng "lợi dụng chức<br />
vụ, quyền hạn để phạm tội".<br />
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn<br />
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về lý<br />
luận và thực tiễn sau đây:<br />
- Ý nghĩa lý luận: Với các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn có giá<br />
trị tham khảo hữu ích cho cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật,<br />
cán bộ làm công tác nghiên cứu và cán bộ giáo viên, sinh viên các trường<br />
Đại học.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp<br />
phần thiết thực trong việc nâng cao nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh<br />
phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm về chức vụ quyền hạn nói riêng<br />
trong điều kiện tình hình mới.<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
"lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 2: Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn" để phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.<br />
<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG<br />
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ "LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN"<br />
ĐỂ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
1.1. Khái niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm<br />
hình sự và phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình<br />
tiết khác có liên quan<br />
1.1.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
* Khái niệm trách nhiệm hình sự<br />
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả<br />
pháp lý của việc phạm tội, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm.<br />
Nội dung của trách nhiệm hình sự chính là các biện pháp cưỡng chế của<br />
nhà nước bao gồm: hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.<br />
* Khái niệm tình tiết hình sự<br />
Tình tiết hình sự là những biểu hiện của tội phạm bao gồm những biểu<br />
hiện của hành vi phạm tội, những điều kiện, đặc điểm của người phạm tội,<br />
những hoàn cảnh, tình huống, đối tượng, hậu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
việc thực hiện tội phạm qua đó phản ánh tính nguy hiểm của tội phạm, trách<br />
nhiệm hình sự của người phạm tội.<br />
Căn cứ vào các biểu hiện của tội phạm có thể phân loại tình tiết hình sự<br />
thành: Tình tiết thuộc mặt khách quan; Tình tiết thuộc khách thể; Tình tiết<br />
thuộc mặt chủ quan; Tình tiết thuộc chủ thể<br />
Căn cứ về ý nghĩa và tầm quan trọng của mỗi tình tiết đối với các<br />
trường hợp phạm tội cụ thể ta có thể chia ra làm các tình tiết cơ bản sau:<br />
Tình tiết định tội; Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Tình tiết tăng<br />
nặng trách nhiệm hình sự.<br />
* Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:<br />
<br />
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện,<br />
nâng cao hiệu quả của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức<br />
vụ, quyền hạn" để phạm tội.<br />
<br />
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ<br />
nguy hiểm của một hành vi phạm tội cụ thể tăng lên và là một trong các căn<br />
cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng<br />
nghiêm khắc hơn.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />