®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
nguyÔn cao hiÕn<br />
<br />
mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ kÕt h«n<br />
gi÷a c«ng d©n viÖt nam víi ng-êi n-íc ngoµi<br />
theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt viÖt nam trong xu<br />
thÕ héi nhËp<br />
<br />
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Hµ néi - 2011<br />
1<br />
<br />
®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
nguyÔn cao hiÕn<br />
<br />
mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ kÕt h«n<br />
gi÷a c«ng d©n viÖt nam víi ng-êi n-íc ngoµi<br />
theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt viÖt nam<br />
trong xu thÕ héi nhËp<br />
Chuyên ngành : Luật dân sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 30<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan<br />
<br />
Hµ néi - 2011<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
3<br />
<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
Danh mục các biểu đồ<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI<br />
<br />
1<br />
10<br />
<br />
NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.1.1.<br />
1.1.1.2.<br />
1.1.2.<br />
1.1.2.1.<br />
1.1.2.2.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.3.<br />
1.4.<br />
<br />
Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Kết hôn có yếu tố nước ngoài<br />
Khái niệm kết hôn<br />
Kết hôn có yếu tố nước ngoài<br />
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Người nước ngoài<br />
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Đặc điểm chung<br />
Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại cơ<br />
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam<br />
Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài<br />
Chương 2: KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUY<br />
<br />
10<br />
10<br />
10<br />
13<br />
14<br />
14<br />
16<br />
17<br />
17<br />
19<br />
22<br />
27<br />
31<br />
<br />
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
2.1.3.1.<br />
2.1.3.2.<br />
2.1.3.3.<br />
2.1.3.4.<br />
2.1.3.5.<br />
2.1.4.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
2.3.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.3.4.<br />
<br />
Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp<br />
Điều kiện về tuổi kết hôn<br />
Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn<br />
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn<br />
Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn với người khác<br />
Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn<br />
Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi<br />
ba đời<br />
Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố<br />
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của<br />
chồng<br />
Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính<br />
Điều kiện về nghi thức kết hôn<br />
Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam<br />
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới<br />
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài<br />
Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hôn<br />
Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn<br />
Chương 3: THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
32<br />
35<br />
37<br />
40<br />
41<br />
44<br />
46<br />
48<br />
49<br />
51<br />
55<br />
55<br />
57<br />
59<br />
61<br />
64<br />
65<br />
68<br />
71<br />
<br />
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO<br />
HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY<br />
<br />
3.1.<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.1.2.1.<br />
3.1.2.2.<br />
3.1.3.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
<br />
Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây<br />
Một số nét về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm<br />
gần đây<br />
Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ quan liên quan đảm bảo thực thi việc kết<br />
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Thực trạng về pháp luật điều chỉnh<br />
Thực trạng hoạt động của các cơ quan liên quan bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt<br />
Nam với người nước ngoài<br />
Một số vướng mắc liên quan đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam<br />
với người nước ngoài<br />
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành pháp luật về kết<br />
hôn có giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
5<br />
<br />
71<br />
71<br />
89<br />
89<br />
92<br />
95<br />
102<br />
103<br />
110<br />
115<br />
118<br />
122<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước ta đã làm cho đời<br />
sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ<br />
về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng phát sinh ngày càng nhiều. Việc<br />
điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu<br />
dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan.<br />
Để kịp thời điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ kết hôn giữa công dân<br />
Việt Nam với người nước ngoài nói riêng, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật có giá trị như:<br />
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người<br />
nước ngoài 2/12/1993; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản hướng dẫn thi hành các văn<br />
bản trên. Điều này đã tạo điều kiện cho các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có cơ sở pháp lý để phát<br />
triển đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.<br />
Do vậy, trong thời gian qua số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng nhanh về cả số<br />
lượng và ngày càng đa dạng về phạm vi chủ thể. Đây là minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng và<br />
nhà nước ta mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu dân sự giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới.<br />
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những yếu tố tiến bộ, tích cực, trong quan hệ kết hôn giữa<br />
công dân Việt Nam với người nước ngoài đang nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy chồng (vợ) là người<br />
nước ngoài vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kết hôn không xuất phát từ tình yêu nam nữ, sự tự nguyện…<br />
Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong<br />
mỹ tục của người Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến một số trường hợp lợi dụng việc kết hôn với người<br />
nước ngoài nhằm buôn bán người, xâm phạm tình dục người phụ nữ. Hậu quả từ những tiêu cực trong việc<br />
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để lại cả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều<br />
mặt kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế… Có nhiều nguyên nhân cả<br />
khách quan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên nhưng sự hạn chế của pháp luật cùng với thiết chế thực<br />
thi chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đóng vai trò không<br />
nhỏ.<br />
Chủ trương của nhà nước ta về vấn đề cải cách tư pháp đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết số 49<br />
NQ/TW ngày 02/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", theo đó: "sớm hoàn thiện hệ thống<br />
pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống<br />
pháp luật…". Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa<br />
công dân Việt Nam với người nước ngoài, từ đó rút ra được một số đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa<br />
các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức<br />
được điều đó, em đã mạnh dạn chọn vấn đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân<br />
Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập" làm đề tài<br />
cho luận văn thạc sĩ của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là vấn đề có tính thời sự cao. Do vậy, từ trước tới<br />
nay có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể chia các công trình nghiên cứu về kết hôn giữa<br />
công dân Việt Nam với người nước ngoài thành 3 nhóm lớn sau:<br />
- Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Vấn<br />
đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ luật học của Vilayvong Senebouttarat, Trường<br />
Đại học Luật Hà Nội, 2008), Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Lào theo quy định của<br />
pháp luật Việt Nam và Lào (Khóa luận tốt nghiệp của Vithanha Inthivixay, Trường Đại học Luật Hà Nội,<br />
2010), Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, của Nguyễn Thị<br />
Hương, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Hay như Đỗ Thị Kiều Ngân,<br />
7<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 với đề tài: "Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài<br />
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay".<br />
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam về quan hệ<br />
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các công trình trên đều được nghiên<br />
cứu dưới góc độ khác (chủ yếu là tư pháp quốc tế) hoặc với phạm vi rộng lớn nên chỉ mang tính khái quát<br />
hoặc nghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý giải về hiện tượng xung đột pháp luật trong khi giải quyết<br />
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.<br />
- Nhóm sách giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: trong nhóm này, đầu tiên phải kể đến cuốn sách Quan<br />
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Nông Quốc Bình<br />
và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư pháp, năm 2006. Ngoài ra còn có một số giáo trình và bình luận khoa học Luật<br />
Hôn nhân và gia đình. Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định<br />
của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, chưa<br />
đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên.<br />
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong số này phải kể đến bài viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng<br />
trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 (1/2011) với nhan đề: "Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng<br />
pháp luật"; "Một số vướng mắc liên quan đến việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài" của Ngô Văn Thìn,<br />
đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2009; "Thực trạng về việc phỏng vấn trong kết hôn với người<br />
nước ngoài hiện nay" của Nguyễn Văn Thắng, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về đăng<br />
ký khai sinh và đăng ký kết hôn… Phần lớn các bài viết này đề cập tới một số vấn đề cụ thể của quan hệ kết<br />
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, chưa đề cập được sâu sắc và toàn diện các vấn đề của việc<br />
công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.<br />
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu,<br />
đầy đủ và có hệ thống về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Các công trình nghiên cứu<br />
hoặc chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới góc độ xung đột pháp luật<br />
và đi sâu vào việc luận giải hệ thống pháp luật nào giải quyết quan hệ đó. Do vậy, các công trình nghiên cứu<br />
trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lắp về mặt nội dung.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn là qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hôn nhân và<br />
gia đình về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trong<br />
những năm gần đây, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác<br />
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của các thiết chế trong việc thi hành pháp luật về kết hôn giữa công dân<br />
Việt Nam với người nước ngoài. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần phải giải quyết được<br />
những nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài như khái<br />
niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ý<br />
nghĩa việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài;<br />
- Phân tích thực trạng quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm<br />
gần đây;<br />
- Đánh giá thực trạng của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; đưa ra một<br />
số vướng mắc liên quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về kết hôn có<br />
yếu tố nước ngoài trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam<br />
với người nước ngoài, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; pháp luật hôn nhân và gia đình<br />
của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới về vấn đề này; tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam<br />
với người nước ngoài trong những năm gần đây và thực trạng pháp luật điều chỉnh và các thiết chế đảm bảo<br />
thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.<br />
9<br />
<br />