Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết<br />
định hình phạt trong trường hợp phạm tội có<br />
tổ chức theo luật hình sự Việt Nam<br />
Phí Thành Chung<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract. Trình bày một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường hợp<br />
phạm tội có tổ chức. Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm<br />
tội có tổ chức. Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp phạm tội có tổ chức.<br />
Keywords. Luật hình sự; Hình phạt; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm. Vì vậy, các quy định về quyết định<br />
hình phạt trong trường hợp đồng phạm cũng chính là các quy định về quyết định hình phạt<br />
trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Ở nước ta, ngay từ khi chưa có Bộ luật hình sự<br />
(BLHS), trong một số văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt<br />
trong trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức. Cho đến nay, trong cả hai BLHS, quyết<br />
định hình phạt trong phạm tội có tổ chức được chính thức quy định tại Khoản 4 Điều 17<br />
BLHS 1985 và được kế thừa tại Điều 53 BLHS 1999. Tuy nhiên, các quy định này của BLHS<br />
chỉ quy định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm mà chưa chỉ ra các căn cứ đặc<br />
thù được áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Mặt khác,<br />
về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này còn tồn tại những quan điểm khác<br />
nhau về các căn cứ quyết định hình phạt riêng áp dụng trong trường hợp đồng phạm nói<br />
chung và phạm tội có tổ chức nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, một số cơ quan điều tra, truy<br />
tố, xét xử có sự nhầm lẫn phạm tội có tổ chức với các hình thức đồng phạm khác, không có<br />
sự thống nhất trong các tiêu chí nhận dạng hình thức đồng phạm đặc biệt này. Điều này cũng<br />
đã dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác đối với người phạm tội. Hơn nữa, khi<br />
các cơ quan tố tụng đã xác định đúng về trường hợp phạm tội có tổ chức thì lại có sự tranh<br />
chấp trong việc đánh giá tính chất của đồng phạm có tổ chức, tính chất, mức độ tham gia của<br />
từng người vào việc phạm tội. Về mặt lý luận, các quy định của bộ luật hình sự hiện hành về<br />
phạm tội có tổ chức còn quá chung chung, các dấu hiệu chủ yếu mang tính định tính. Trong<br />
khi đó, các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật còn ít, tính cập nhật không cao. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận chế định quyết định hình phạt trong trường hợp<br />
<br />
phạm tội có tổ chức, trên cơ sở đó giải quyết những vướng mắc mà thực tiễn đặt ra, đề xuất<br />
những phương án hoàn thiện pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có<br />
tổ chức, đảm bảo sự nhận thức thống nhất trong thực thi pháp luật là vấn đề mang tính cấp<br />
bách, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về quyết định hình<br />
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Ở nước ta, dưới góc độ pháp lý hình sự, một số nhà hình sự học đã nghiên cứu về chế<br />
định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, các công trình<br />
này chủ yếu đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và ở một<br />
chừng mực nhất định có nghiên cứu về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp phạm<br />
tội có tổ chức như là một trường hợp đặc biệt. Hiện nay, chưa có một công trình độc lập<br />
nghiên cứu về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức với tư cách là một<br />
chế định độc lập với những đặc điểm về quyết định hình phạt riêng.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích cơ bản của đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có hệ thống và toàn<br />
diện về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức để từ đó đóng<br />
góp về mặt khoa học giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xây dựng và áp<br />
dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, nâng cao hiệu<br />
quả điều chỉnh của chế định này.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về<br />
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo Luật hình sự Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề pháp lý có liên quan tới quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam trong Bộ luật hình sự năm 1999<br />
dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai<br />
đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về<br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng<br />
về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh,<br />
diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có<br />
tổ chức<br />
Chương 2:Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức<br />
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp<br />
phạm tội có tổ chức<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT<br />
TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC<br />
1.1. Phạm tội có tổ chức<br />
1.1.1. Khái niệm phạm tội có tổ chức<br />
Sau nhiều lần pháp điển hóa, tại Khoản 3 Điều 17 BLHS 1985 và Khoản 3 Điều 20<br />
BLHS 1999 đều quy định: "phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt<br />
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".<br />
<br />
Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn chung chung, trừu tượng. Cụm từ "câu kết chặt chẽ"<br />
được nhận định không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.<br />
Hiện nay, xung quanh khái niệm phạm tội có tổ chức còn có nhiều ý kiến khác nhau về<br />
bản chất pháp lý của khái niệm này.<br />
Theo chúng tôi, việc xác định những trường hợp phạm tội có tổ chức cần tránh hai xu<br />
hướng là xác định quá rộng hoặc xác định quá hẹp về khái niệm này.<br />
Vì vậy, căn cứ vào tinh thần của Nghị Quyết số 02/HĐTP ngày 16-11-1988 hướng dẫn<br />
bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1986 giải thích về "sự câu kết" trong phạm tội có<br />
tổ chức và sự phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng: phạm tội có tổ chức là hình thức đồng<br />
phạm đặc biệt. Trong hình thức đồng phạm này có sự phân công vai trò giữa người thực<br />
hành và người cầm đầu, chỉ huy trong việc thực hiện tội phạm. Dấu hiệu phạm một tội nhiều<br />
lần, phạm nhiều tội và sự câu kết lâu dài không phải là dấu hiệu bắt buộc của hình thức đồng<br />
phạm này.<br />
1.1.2. Phân biệt khái niệm "phạm tội có tổ chức" với một số khái niệm khác có liên<br />
quan<br />
"Phạm tội có tổ chức", "tổ chức tội phạm", "tội phạm có tổ chức", tội phạm có sử dụng<br />
cụm từ "tổ chức" là những khái niệm khác nhau, có nội hàm giáp ranh với nhau nhưng không<br />
đồng nhất với nhau.<br />
Tổ chức tội phạm (tổ chức phạm tội)<br />
Tổ chức tội phạm có những đặc trưng sau để phân biệt với hình thức đồng phạm có tổ<br />
chức:<br />
Thứ nhất, tổ chức tội phạm phải là một tổ chức được kết cấu chặt chẽ hoặc rất chặt chẽ, có sự<br />
phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên. So sánh với phạm tội có tổ<br />
chức, thì phạm tội có tổ chức bao gồm cả trường hợp phân công vai trò, nhiệm vụ rõ ràng và cả<br />
trường hợp không dứt khoát rõ ràng.<br />
Thứ hai, tổ chức tội phạm có một cơ cấu ổn định về mặt tổ chức, luôn chịu sự điều hành<br />
của một nhóm thủ lĩnh. Còn phạm tội có tổ chức thì đặc trưng này thể hiện ở mức độ thấp<br />
hơn.<br />
Thứ ba, tổ chức tội phạm thường có hạ tầng cơ sở đảm bảo cho tổ chức tội phạm hoạt động<br />
mang tính ổn định thường xuyên trên một địa bàn xác định. Đối với phạm tội có tổ chức, nội<br />
dung này biểu hiện ở mức độ thấp.<br />
Vì vậy, tổ chức tội phạm thực chất cũng là một hình thức đồng phạm có tổ chức nhưng<br />
có cơ cấu tổ chức cao hơn, chặt chẽ, bền vững hơn so với phạm tội có tổ chức thông thường.<br />
Tội phạm có tổ chức<br />
Hiện nay có ba cách tiếp cận cơ bản về khái niệm phạm tội có tổ chức. Đó là từ góc độ luật<br />
hình sự, từ góc độ tội phạm học, từ góc độ tội phạm học và luật hình sự.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh với tội phạm có tổ chức, chúng tôi cho rằng tội phạm có<br />
tổ chức là khái niệm được sử dụng trong cả hai lĩnh vực tội phạm học và luật hình sự. Từ góc<br />
độ của luật hình sự, để xây dựng khái niệm tội phạm có tổ chức phải xuất phát từ những cơ sở<br />
sau:<br />
- Tội phạm có tổ chức là tội phạm theo quy định của BLHS.<br />
- Khái niệm tội phạm có tổ chức muốn được thừa nhận phải phản ánh đầy đủ những dấu<br />
hiệu bản chất của tội phạm có tổ chức.<br />
- Khái niệm tội phạm có tổ chức không được trái, không được mâu thuẫn với khái niệm<br />
tội phạm được quy định tại điều 8 BLHS 1999.<br />
- Cụm từ "có tổ chức" dùng để chỉ tính chất của tội phạm đó. Điều đó có nghĩa là những<br />
hành vi nguy hiểm cho xã hội do một tổ chức tội phạm, nhóm phạm tội có tổ chức thực hiện.<br />
Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra định nghĩa tội phạm có tổ chức như sau: Tội phạm có<br />
tổ chức là hệ thống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, phải chịu hình phạt do một<br />
<br />
nhóm tội phạm có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ, cố ý xâm hại những quan hệ xã hội được<br />
pháp luật hình sự bảo vệ.<br />
Như vậy, tội phạm có tổ chức có thể do tổ chức tội phạm hoặc nhóm phạm tội có tổ chức<br />
chuyên nghiệp thực hiện.<br />
Tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức trong BLHS<br />
Khái niệm phạm tội có tổ chức được phân biệt với các tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ<br />
chức" ở những điểm sau:<br />
Thứ nhất, Đối với các tội phạm sử dụng cụm từ "tổ chức" chỉ cần một người có hành vi thỏa<br />
mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (CTTP) của tội này là có thể phạm tội này. Nếu có<br />
nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" thì cũng không<br />
cần có sự cấu kết chặt chẽ giữa họ thì mới cấu thành tội này. Nhưng khi những người đồng phạm<br />
này có sự cấu kết chặt chẽ với nhau thì những người này là đồng phạm của tội đó dưới hình thức<br />
phạm tội có tổ chức.<br />
Thứ hai, cơ sở trách nhiệm hình sự (TNHS) của phạm tội có tổ chức là điều luật cụ thể quy định<br />
tội phạm mà những người đồng phạm tham gia thực hiện và điều luật quy định về chế định đồng<br />
phạm. Trong khi đó, việc xác định TNHS đối với trường hợp phạm tội cụ thể có sử dụng cụm từ "tổ<br />
chức" chỉ cần căn cứ vào điều luật quy định tội phạm đó.<br />
Thứ ba, trong trường hợp phạm tội có tổ chức, những người tham gia thực hiện tội phạm<br />
cùng phạm một tội. Nhưng trong tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức", thì người có hành vi<br />
tổ chức là người phạm tội này, còn người được tổ chức thực hiện tội phạm khi có hành vi<br />
phạm pháp thì chỉ là vi phạm hành chính hoặc tội phạm nhưng là những tội khác.<br />
1.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức<br />
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt<br />
Chúng tôi cho rằng định nghĩa khái niệm quyết định hình phạt cần được hiểu toàn diện<br />
như sau: Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án do Hội đồng xét xử thực<br />
hiện căn cứ vào các quy định pháp luật hình sự, trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội<br />
danh để xác định biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của<br />
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của<br />
người phạm tội. Trong quyết định hình phạt, Tòa án quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt<br />
hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay<br />
thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự để áp dụng đối với người phạm tội thể<br />
hiện trong bản án kết tội đối với họ.<br />
1.2.2. Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức<br />
Pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định riêng về quyết định hình phạt trong trường<br />
hợp phạm tội có tổ chức ngoài các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng<br />
phạm.<br />
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tổ chức thì về nguyên tắc phải tuân thủ<br />
các quy định chung về quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ<br />
chức nói riêng là một quy định bổ sung cho chế định tội phạm. Nó có những đặc thù riêng nên<br />
khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án còn cần phải căn cứ vào những<br />
quy định có tính chất bổ sung.<br />
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa quyết định hình phạt trong phạm tội có<br />
tổ chức như sau: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là trường hợp<br />
đặc biệt, được thực hiện bởi Tòa án (Hội đồng xét xử) sau khi xác định tội danh chung mà<br />
những người phạm tội có tổ chức cùng tham gia thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm<br />
tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu trong hành vi của từng người phạm tội có tổ<br />
chức với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS<br />
và cấu thành tội phạm của chế định phạm tội có tổ chức. Khi quyết định hình phạt, Tòa án<br />
phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm đặc biệt của phạm tội có tổ chức so với các<br />
trường hợp đồng phạm khác, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người phạm tội<br />
<br />
có tổ chức, nhân thân người phạm tội có tổ chức để quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt<br />
hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay<br />
thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự áp dụng đối với từng người phạm tội có<br />
tổ chức thể hiện trong bản án kết tội đối với họ.<br />
1.3. Các nguyên tắc và căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ<br />
chức<br />
1.3.1. Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức<br />
Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là những tư<br />
tưởng chủ đạo, cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự<br />
để Toà tưởngán căn cứ vào đó quyết định hình phạt một cách công bằng, hợp lý, đúng pháp<br />
luật, đảm bảo mục đích của hình phạt đối với những người phạm tội có tổ chức.<br />
Trên cơ sở phân tích bản chất và các đặc điểm của quyết định hình phạt và nguyên tắc<br />
quyết định hình phạt, chúng tôi cho rằng việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội<br />
có tổ chức phải dựa trên bốn nguyên tắc: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN),<br />
nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, nguyên tắc công bằng trong<br />
quyết định hình phạt.<br />
- Nguyên tắc pháp chế XHCN<br />
Nội dung của pháp chế XHCN là sự tuân thủ và tôn trọng triệt để pháp luật của các cơ quan<br />
nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong hoạt động, có nghĩa là khi<br />
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, Tòa án phải căn cứ vào các quy định<br />
của luật hình sự, các quy định liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt trong trường<br />
hợp phạm tội có tổ chức.<br />
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trước hết ở việc Tòa án chỉ có thể quyết định<br />
một hình phạt đối với người phạm tội. Ngoài ra, đối với việc quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp phạm tội có tổ chức, nguyên tắc pháp chế còn yêu cầu chủ thể quyết định hình<br />
phạt phải chứng minh được sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng cố ý tham gia thực<br />
hiện tội phạm.<br />
Trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp phạm tội có tổ chức được thể hiện trong các quy định không chỉ của Phần chung<br />
mà còn cả các quy định của Phần các tội phạm BLHS.<br />
Nội dung của nguyên tắc pháp chế còn biểu hiện ở chỗ, khi quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp phạm tội có tổ chức, Tòa án phải tuân theo trình tự tố tụng nhất định, các điều<br />
kiện áp dụng của từng loại hình phạt cụ thể và đặc biệt Tòa án chỉ có thể tuyên những hình<br />
phạt được quy định trong BLHS.<br />
Mặt khác, nội dung nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt trong trường hợp<br />
phạm tội có tổ chức đòi hỏi các quy định về mục đích hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt<br />
phải được Tòa án triệt để tuân thủ khi quyết định phạt.<br />
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN<br />
Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức<br />
được thể hiện trong các quy định Phần chung và Phần các tội phạm BLHS 1999.<br />
Thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội<br />
có tổ chức đòi hỏi khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo để áp<br />
dụng và tuân thủ triệt để các quy định của luật hình sự về hình phạt cũng như quyết định hình<br />
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Theo đó, Toà án phải cân nhắc, đánh giá một cách<br />
hài hoà, hợp lý trong một thể thống nhất lợi ích của xã hội của Nhà nước và của người phạm<br />
tội có tổ chức.<br />
Đồng thời, thực hiện nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi hình phạt, các biện pháp tư pháp và các<br />
biện pháp cưỡng chế về hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội nói chung và<br />
người phạm tội có tổ chức nói riêng không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp<br />
nhân phẩm con người.<br />
<br />