intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

113
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm - sinh lý của con người trong từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về<br /> tuổi chịu trách nhiệm hình sự<br /> theo Luật Hình sự Việt Nam<br /> Theoretical and practical issues of ages bearing criminal responsibility in Vietnam Criminal Law<br /> NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 111 tr. +<br /> <br /> Trần Thị Hoàng Lan<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract: Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trong<br /> sự so sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa<br /> trên các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của con người trong<br /> từng thời kỳ để từ đó đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật Việt<br /> Nam. Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu Trách nhiệm hình sự (TNHS), những<br /> bất cập, vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đưa ra giải pháp<br /> khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự<br /> Việt Nam trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và những dự báo trong tương lai.<br /> Keywords: Luật hình sự; Trách nhiệm hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm chưa thành<br /> niên<br /> Content<br /> 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:<br /> Theo các kết quả nghiên cứu và thống kê mới của tội phạm học cho thấy rằng: tình hình tội<br /> phạm ở nước ta trong những năm gần đây có gia tăng về số lượng, số vụ với tính chất và mức độ<br /> nguy hiểm cho xã hội cao, cũng như sự xuất hiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nền<br /> kinh tế thị trường và toàn cầu hóa khu vực và thế giới. Tội phạm xảy ra do các chủ thể trải dài với<br /> nhiều biên độ kéo dài từ thấp đến cao của độ tuổi, nhiều vùng miền khác nhau và ở những người<br /> có trình độ văn hoá khác nhau. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi hiện nay đó là tội phạm do lứa tuổi<br /> chthành viên thực hiện (nói cách khác là hiện tượng “trẻ hóa tội phạm”) trong xã hội ngày một gia<br /> tăng, độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ<br /> 14 đến 18 tuổi, thậm chí dưới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) với các hành vi phạm tội<br /> manh động, liều lĩnh, hung bạo và tàn ác, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệt<br /> nghiêm trọng.<br /> Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy<br /> con số người chưa thành niên bị xét xử trong thời gian qua như sau: năm 2000 là 3.906 bị cáo,<br /> năm 2001 là 3.441 bị cáo, năm 2002 con số này là 3.139 bị cáo, năm 2003 là 3.994 bị cáo, năm<br /> 2004 là 2.540 bị cáo, năm 2005 là 4.599 bị cáo và càng những năm gần đây (2006-2009), con số<br /> <br /> 1<br /> <br /> này càng tăng nhanh hơn. Số lượng bị cáo chưa thành niên xét xử hàng năm dao động từ 6,5% đến<br /> 6,8% trên tổng số bị cáo. Nếu từ những năm 1990 trở về trước, hành vi phạm tội của người chưa<br /> thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, phạm tội do hoàn cảnh, không gây<br /> ảnh hưởng đến trật tự an xã hội, đến cơ cấu gia đình và thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì những<br /> năm 1999 trở lại đây, hành vi phạm tội của người chưa thành niên thường là rất nghiêm trọng,<br /> cướp tài sản, hiếp dâm, giết người... Ví dụ, năm 1998, Tòa án nhân dân xử 4.022 bị cáo chưa<br /> thành niên nhưng có đến 114 bị cáo phạm tội cướp tài sản, 183 bị cáo phạm tội hiếp dâm... và đến<br /> năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 con số này tăng lên gần gấp đôi.<br /> Cũng theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự (Bộ Công an), chỉ<br /> riêng trong 5 năm (2000-2005) thực hiện Đề án Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em<br /> và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã<br /> phát hiện 47.000 vụ phạm pháp hình sự do 64.500 em vị thành niên gây ra; trung bình hàng năm<br /> chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Trong đó đối tượng dưới 14 tuổi chiếm<br /> 13%, từ 14 đến 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 đến 18 tuổi chiếm 52%. Từ năm 2005 đến nay, tình<br /> hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sự<br /> nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8.000 vụ vi<br /> phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên và năm 2007, 2008 thì trung bình cũng<br /> chiếm hơn 8.100 vụ vi phạm pháp luật. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ<br /> tuổi phạm tội. Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng lo ngại là cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của<br /> đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã<br /> hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh, sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ<br /> tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tổ chức các vụ đánh<br /> nhau, cướp giật, giết người, sử dụng ma tuý hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà các<br /> phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải.<br /> Những con số trên cho thấy tội phạm chưa thành niên diễn biến khá phức tạp, có nhiều<br /> hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm. Đặc biệt, cũng cần chú ý đến hiện tượng phạm tội ở<br /> những người cao tuổi đang tăng dần. Nguyên nhân của những hiện tượng nêu trên bắt nguồn từ<br /> tính chất và đặc biệt của sự phát triển kinh tế - xã hội và theo đó là các điều kiện tương ứng văn<br /> hóa, giáo dục, đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, Việt nam cũng là một nước đang phát triển. Do đó,<br /> ngoài tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa tinh hoa nhân loại nhiều chiều với nhiều<br /> màu sắc, mở rộng giao lưu với các nền văn minh thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa,<br /> bên cạnh đó là sự tồn tại của nền văn hóa truyền thống với nhiều tư tưởng, tập quán đậm đà bản<br /> sắc dân tộc những cũng không thiếu những hủ tục phong kiến, lạc hậu. Với sự thay đổi diễn ra<br /> trong các quy chuẩn lối sống, đạo đức, giá trị trực tiếp tác động đến cơ chế hành vi, tạo ra tình thế<br /> khi mà trong cùng một môi trường nhưng đa số thì tuân theo pháp luật, nhưng một số người đã vi<br /> phạm pháp luật và phạm tội. Cộng hưởng với các vấn đề này còn là sự thiếu ý thức của con người,<br /> một số yếu kém trong giáo dục, đào tạo, sự đua đòi theo nếp sống phương Tây không lành mạnh,<br /> <br /> 2<br /> <br /> sự sa sút đạo đức con người, sự thiếu vắng tình cảm gia đình, con người chạy theo sức hút đồng tiền<br /> và đặc biệt là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, không đủ sức mạnh để hướng con người theo những<br /> chuẩn mực và giá trị chung.<br /> Vấn đề trẻ hóa độ tuổi phạm tội cũng như hiện tượng phạm tội ở những người cao tuổi đặt<br /> ra cho nhiều ngành khoa học (tâm lý - xã hội học, luật tố tụng hình sự… ) đặc biệt là luật hình sự<br /> nên chăng có sự điều chỉnh về độ tuổi chịu TNHS khi độ tuổi của những người thực hiện hành vi<br /> phạm tội ngày càng thấp hoặc là quá cao so với trước đây. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình<br /> sự (BLHS) năm 1999 cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự (PLHS) về độ tuổi<br /> chịu TNHS còn nhiều bất cập, tồn tại và dẫn đến vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Công việc<br /> xác định tuổi của bị can, bị cáo cũng như người bị hại còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có văn<br /> bản cụ thể nào hướng dẫn chi tiết về việc xác định tuổi và áp dụng các quy định về tuổi đối với<br /> người phạm tội. Ngoài ra, trong xã hội thực trạng làm giả giấy tờ, giấy tờ không thống nhất hoặc<br /> không có giấy tờ để xác minh tuổi của người phạm tội ngày càng phổ biến với nhiều lý do khác<br /> nhau, làm cho công tác điều tra, truy tố và xét xử gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những trường<br /> hợp người phạm tội là người chưa thành niên. Đặc biệt, việc áp dụng tuổi chịu TNHS ở nhiều nơi, ở<br /> từng thời kỳ còn chưa thật thống nhất. Ngoài ra, điều kiện kinh tế mỗi vùng miền ở mỗi thời điểm là<br /> khác nhau, do đó không thể giống nhau. BLHS năm 1999 quy định có phần sơ sài về tuổi chịu TNHS,<br /> đồng nhất mọi cá thể ở các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau trong cùng một độ tuổi, nhất là chủ thể<br /> đặc biệt với dấu hiệu độ tuổi chịu TNHS còn thiếu quy phạm trong Phần chung của Bộ luật hay định<br /> nghĩa lập pháp về tuổi và độ tuổi, về căn cứ xác định tuổi của người phạm tội dẫn đến việc hiểu và áp<br /> dụng chưa thống nhất đòi hỏi cần phải hoàn thiện về mặt lập pháp.<br /> Một vấn đề nữa đó là loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi chưa được đề cập đến<br /> trong Bộ luật. Khía cạnh này chỉ được đề cập đến như một tình tiết (dấu hiệu) miễn giảm TNHS hoặc<br /> hình phạt. Nếu đến một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng nhận thức về điều khiển được<br /> hành vi của mình, thì theo thời gian đến một độ tuổi nhất định, sự già yếu và bệnh tật, sẽ làm giảm đi<br /> trí nhớ, sự minh mẫn, khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi đó. Do đó, nên chăng việc quy<br /> định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS (ví dụ như BLHS của Liên bang Nga có điều chỉnh vấn đề này,<br /> không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 65 tuổi trở lên).<br /> Do đó, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Những<br /> vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” làm<br /> đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài:<br /> Cho tới thời điểm này, chế định tuổi chịu TNHS, mặc dù là một trong những chế định<br /> quan trọng trong BLHS, những vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng kể. Đề tài này<br /> chủ yếu được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận văn về tội phạm và<br /> cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm hay nhân thân người phạm tội, hoặc trong các công trình<br /> <br /> 3<br /> <br /> nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội. Các nghiên cứu khoa học khác cũng rất ít đề cập<br /> đến việc nghiên cứu về tuổi hay cách xác định tuổi của con người trong mối quan hệ với TNHS.<br /> Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: 1) Sách chuyên khảo<br /> Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) của GS.TSKH. Lê<br /> Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2)Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và<br /> bổ sung) của GS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB Công an nhân dân; 3) Bình luận khoa học Bộ luật<br /> hình sự 1999 – Phần chung, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế; 4) Tội<br /> phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 của GS.TS. Nguyễn Ngọc<br /> Hòa; 5) Luận văn thạc sĩ luật học “Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả<br /> Lê Đăng Doanh, Trường đại học Luật Hà Nội, 1999…<br /> Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến tuổi chịu TNHS, ví<br /> dụ như: Nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt của tác giả Nguyễn Thị Thanh<br /> Thuỷ; bài về Xác định tuổi của người chưa thành niên như thế nào cho đúng? của tác giả Lưu<br /> Đình Nghĩa; Nhân thân người phạm tội - Một số vấn đề lý luận cơ bản của TSKH. PGS. Lê Cảm;<br /> Tiếp tục hoàn thiện những quy định của BLHS trước yêu cầu mới của đất nước của tác giả Trịnh<br /> Tiến Việt… đã được đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân và Tạp chí Kiểm sát.<br /> 3. Nhiệm vụ của luận văn<br /> Tuổi chịu TNHS là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc chủ thể của tội phạm của<br /> cấu thành tội phạm và là đặc điểm thiết yếu thuộc về nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu tuổi<br /> chịu TNHS có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, dựa trên đặc điểm về<br /> tâm lý độ tuổi.<br /> Tuổi của người phạm tội là dấu hiệu cho phép xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho<br /> xã hội của tội phạm, ảnh hưởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội phạm, mà nó còn là dấu hiệu<br /> mang tính chất pháp lý có ý nghĩa quan trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Tuổi<br /> chịu TNHS là vấn đề vô cùng quan trọng khi người phạm tội là người chưa thành niên, nó liên<br /> quan đến vấn đề có TNHS hay không. Vì vậy, khi nghiên cứu về chế định này, cần phải giải quyết<br /> được một số vấn đề sau:<br /> 1) Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về chế định tuổi chịu TNHS trong sự so<br /> sánh với quy định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều<br /> kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm-sinh lý của con người trong từng thời kỳ để từ đó<br /> đưa ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật Việt Nam.<br /> 2) Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập, vướng mắc và<br /> phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.<br /> 3) Đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu TNHS<br /> trong pháp luật hình sự Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và những dự báo trong<br /> tương lai.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ<br /> trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch<br /> sử và phép biện chứng duy vật.<br /> Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự, luật<br /> tố tụng hình sự và tội phạm học như: phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu,<br /> phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê hình sự để tổng<br /> hợp các tri thức khoa học luật và những vấn đề cần nghiên cứu.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của luận văn<br /> Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng thể hiện ở chỗ đây sẽ là đề tài đề cập<br /> tương đối đầy đủ và tương đối hệ thống đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học phân tích và<br /> làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS trong luật hình sự Việt Nam.<br /> Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích chế định tuổi chịu TNHS trong sự so sánh với quy<br /> định của một số nước trên thế giới, sự ảnh hưởng của lịch sử có dựa trên các điều kiện phát triển<br /> kinh tế - xã hội và đặc điểm tâm sinh lý của con người qua từng thời kỳ. Đồng thời, đánh giá tiễn<br /> áp dụng chế định tuổi chịu TNHS, những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng qua các vụ án cụ<br /> thể. Từ đó, luận văn đưa ra giải pháp khắc phục và kiến giải nhằm hoàn thiện chế định tuổi chịu<br /> TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng.<br /> Luận văn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp-hoạch định chính sách, các<br /> nhà tâm lý-xã hội học, các nhà khoa học-thực tiễn, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh<br /> chuyên ngành luật hình sự<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần Mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương<br /> chính với nội dung:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam<br /> Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong hoạt động áp<br /> dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua<br /> Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật<br /> hình sự Việt Nam.<br /> CHƢƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG<br /> LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br /> 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS<br /> 1.1.1. Khái niệm tuổi chịu TNHS<br /> Theo Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin năm 1998 tr.1750 thì tuổi là: “Năm,<br /> dùng làm đơn vị tính thời gian sống của người, là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến thời điểm<br /> xác định nào đó”.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2