Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong<br />
hoạt động xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay<br />
Nguyễn Thị Bình<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH Đào Trí Úc<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract: Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền con người và nghiên cứu những đặc trưng của<br />
quyền con người trong xét xử hình sự. Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật bảo<br />
đảm quyền con người trong xét xử hình sự. Xác định phương hướng, đề xuất những nội<br />
dung cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người trong xét xử<br />
hình sự.<br />
Keywords: Quyền con người; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Lịch sử nhà nước và<br />
pháp luật<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và cũng luôn luôn là<br />
khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm<br />
thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế<br />
mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia. Quyền con người là một<br />
trong những giá trị nhân bản cao nhất mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao và bảo vệ. Bảo vệ<br />
quyền con người cũng là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia.<br />
Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng cho quốc gia của mình dựa trên các<br />
điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm<br />
các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Hệ thống pháp luật này<br />
phải phù hợp với các nguyên tắc, nội dung cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương<br />
Liên Hiệp Quốc.<br />
Ở Việt Nam, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà<br />
ra đời, quyền con người được chính thức tuyên bố và ghi nhận bằng pháp. Quá trình phát triển<br />
của cách mạng Việt Nam, với những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang, xét cho cùng cũng chỉ là<br />
vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội mà cốt lõi của nó là bảo đảm thực hiện quyền con người.<br />
<br />
Phản ánh các quá trình phát triển đó, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đến Hiến pháp 1992 đều thể<br />
chế hoá quyền con người, từng bước mở rộng quyền con người. Trên cơ sở đó, hệ thống chính<br />
sách pháp luật bảo đảm quyền con người ngày càng được củng cố hoàn thiện.<br />
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã chuyển hoá<br />
nhiều nội dung về quyền con người trong các tuyên bố, công ước quốc tế mà Nhà nước ta tham<br />
gia phê chuẩn, ký kết. Bên cạnh các hoạt động "lập pháp" đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính<br />
sách, biện pháp và hoạt động thực tế bảo đảm thực hiện quyền con người. Các cơ quan bảo vệ<br />
pháp luật không ngừng được củng cố, phát triển, xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tạo cho<br />
mọi người có môi trường tự do, bình đẳng để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo<br />
vệ con người khỏi các hành vi xâm hại.<br />
Song, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó<br />
không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con người mà còn phải thực thi nhiều biện pháp<br />
đồng bộ, được mọi cấp, mọi ngành, mọi người tham gia. Trong đó, Toà án có vị trí, vai trò đặc<br />
biệt quan trọng. Bởi vì, một trong những nhiệm vụ cơ bản trong xét xử của Toà án chính là hoạt<br />
động trực tiếp bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và cả bên bị cáo - là những người mà<br />
quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại. Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật,<br />
Toà án đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế<br />
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Song, trong xét xử vẫn<br />
còn oan sai; quyền con người của bị cáo có lúc có nơi chưa được tôn trọng còn bị vi phạm, chưa<br />
có biện pháp bảo đảm hữu hiệu. Điều đó, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác<br />
nhau, song sự hạn chế, thiếu đồng bộ của pháp luật có tác động đáng kể.<br />
Như vậy, thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và<br />
lợi ích hợp pháp của công dân đặt ra nhiệm vụ cấp bách - phải hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở<br />
pháp lý, bảo đảm quyền con người nhất là pháp luật trong lĩnh vực xét xử hình sự của Toà án.<br />
2. Tình hình nghiên cứu:<br />
Quyền con người được các tổ chức Quốc tế, các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam<br />
nói riêng quan tâm nghiên cứu.<br />
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về quyền<br />
con người, quyền công dân. Nổi bật trong các công trình này là hai tập chuyên khảo "quyền con<br />
người, quyền công dân" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993. Đi<br />
sâu nghiên cứu tìm hiểu để đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm "xây dựng và hoàn<br />
thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay" là<br />
luận án PTS của thầy giáo Nguyễn Văn Mạnh. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn cuốn sách "Một số vấn đề về quyền dân sự<br />
và chính trị", xuất bản năm 1997. PGS. TS Trần Ngọc Đường có một số bài viết về quyền con<br />
người, trong đó có bài "Hành vi hợp pháp - nhân tố bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền<br />
và nghĩa vụ công dân" in trong tập 1 chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân". Tạp chí<br />
cộng sản tháng 5-1993 có đăng bài "Quyền con người và quyền công dân" của PGS. TS (hiện<br />
nay là Giáo sư, Tiến sỹ) Hoàng Văn Hảo và Chu Thành. PTS (nay là Tiến sỹ) Lê Minh Thông<br />
<br />
viết bài "Hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta<br />
hiện nay" trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 12-1998. Tác giả Nguyễn Văn Hiện có bài<br />
"Toà án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức" - Tạp chí Nhà nước và pháp<br />
luật, tháng 8-1999.<br />
Các công trình khoa học, bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu nghiên cứu, phân<br />
tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền con người, vấn<br />
đề bảo vệ quyền con người...<br />
Tiến sĩ Phạm Hồng Hải có biên soạn cuốn sách Đảm bảo quyền bào chữa của người bị<br />
buộc tội, xuất bản năm 1999 và bài Mấy ý kiến về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự<br />
ở nước ta (tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 1998) nêu lên một số vấn đề về vi phạm<br />
quyền con người từ phía cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo và từ phía các phần tử<br />
xấu đối với những người tiến hành tố tụng.<br />
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống quy định của pháp<br />
luật nước ta hiện nay về bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn<br />
* Đối tƣợng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện<br />
quyền con người trong tư pháp hình sự.<br />
* Phạm vi: Đề tài chỉ nghiên cứu về pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người đối<br />
với bị cáo bị truy tố trước Toà mà không đi sâu phân tích về pháp luật bảo đảm quyền con người<br />
đối với các đối tượng khác trong các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân, gia đình ... cũng như các<br />
bên khác tiến hành hoặc tham gia tố tụng hình sự.<br />
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn<br />
* Mục đích: Đưa ra các nội dung hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong<br />
xét xử hình sự.<br />
* Nhiệm vụ:<br />
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền con người và nghiên cứu những đặc trưng của quyền con<br />
người trong xét xử hình sự.<br />
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình<br />
sự.<br />
- Xác định phương hướng, đề xuất những nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm<br />
thực hiện quyền con người trong xét xử hình sự.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật<br />
lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp, khảo sát, so sánh.<br />
6. Đóng góp khoa học của đề tài:<br />
<br />
Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người, đặc biệt là quyền con<br />
người trong xét xử hình sự. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, nội<br />
dung hoàn thiện pháp luật trong xét xử hình sự.<br />
7. Kết cấu đề tài<br />
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 6 tiết.<br />
<br />
CHƢƠNG I<br />
QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT<br />
TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI<br />
1.1. Khái lƣợc quyền con ngƣời và vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền con<br />
ngƣời<br />
1.1.1 Khái niệm quyền con ngƣời<br />
Mặc dù "quyền con người" mãi sau này (thế kỷ 18) mới được khẳng định, nhưng những ý<br />
tưởng về nó lại ra đời rất sớm cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và hình thành Nhà nước.<br />
Khi mà trong các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, con người bị coi là những "công cụ biết nói" thì những<br />
tiếng kêu cứu đòi quyền được sống, được tự do, được quyền làm người ... cũng xuất hiện.<br />
Quyền con người, ngay từ đầu là một thuộc tính bản chất tự nhiên, là "đặc quyền". Cho<br />
nên, khi các "đặc quyền" đó bị vi phạm, bị chà đạp thô bạo trong các Nhà nước cổ đại thì đã có<br />
những cuộc khởi nghĩa của tầng lớp bị trị nổ ra đòi lại những đặc quyền vốn sơ khai đó. Do có<br />
những cuộc đấu tranh "làm cho công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh không làm hại kẻ yếu"<br />
mà đã xác lập nên Bộ luật Hamurabi. Mặc dù còn nhiều hạn chế: là công cụ phục vụ mục đích<br />
thống trị, song Bộ luật đó đã nêu lên được tư tưởng về bình đẳng, dân chủ, pháp luật hoá tư<br />
tưởng về quyền con người.<br />
Quyền con người là một trong những giá trị xã hội cao quý nhất đồng thời là vấn đề rộng<br />
lớn, phức tạp, được nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu, do đó có nhiều quan điểm, định<br />
nghĩa khác nhau về quyền con người. Song, trước hết, quyền con người được hiểu là những đặc<br />
quyền mà con người sinh ra là tự nhiên có. Đó là những đặc quyền mang tính tự nhiên mà nổi bật<br />
là quyền được sống, được bảo vệ, được tự do phát triển. Mặc dù, những đặc quyền đó có trước,<br />
song chừng nào chưa được công nhận thì chúng không thể được đưa ra áp dụng. Do đó, để đạt<br />
<br />
tới cái gọi là quyền cần phải có sự ghi nhận mà cụ thể là bằng pháp luật. Các đặc quyền được<br />
pháp luật ghi nhận, điều chỉnh thì mới chính thức trở thành quyền của con người.<br />
Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật<br />
đảm bảo do cá nhân con người nắm giữ trong các quan hệ của mình với các cá nhân khác và với<br />
chính quyền.<br />
Như vậy, quyền con người là hệ thống các quyền của con người được xã hội thừa nhận và<br />
bảo đảm bằng pháp luật. Chính vì vậy, quyền con người mang hai đặc tính cơ bản là tính nhân<br />
đạo và tính pháp luật. "Quyền con người tuy mang đặc tính tự nhiên nhưng có nội dung xã hội,<br />
bị chế ước bởi từng hoàn cảnh lịch sử, từng chế độ xã hội, từng Nhà nước" [32,57] và được "mở<br />
rộng và cụ thể hoá cùng với sự phát triển của xã hội loài người" [49,21].<br />
Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, quyền con người là quyền của cá nhân con người, nhưng<br />
quyền đó chỉ có thể có được trong quan hệ gắn bó với các con người khác trong tập thể, cộng<br />
đồng. Hay nói cách khác quyền con người trở nên vô nghĩa khi con người tách khỏi tập thể,<br />
cộng đồng và ở trong tập thể, cộng đồng nên quyền của cá nhân con người không thể tách rời<br />
nghĩa vụ của họ đối với xã hội, Nhà nước. Vì rằng:"Trong tính hiện thực của nó, bản chất con<br />
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội" [19,11].<br />
Quyền con người là giá trị xã hội cao quí nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:<br />
"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" [48,276]. Nhân dân là những con người cụ thể có<br />
những quyền thiêng liêng, không ai có thể xâm phạm được.<br />
1.1.2 Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền con ngƣời<br />
Quyền con người và pháp luật là hai yếu tố không thể tách rời mà có tác động qua lại lẫn<br />
nhau một cách biện chứng. Mặc dù quyền con người có tính "bẩm sinh" nhưng nó không thể<br />
chính thức tồn tại nếu không có pháp luật. Trước hết, vai trò quan trọng của pháp luật đối với<br />
quyền con người là nó ghi nhận (xác lập), củng cố, hoàn thiện quyền con người.<br />
Pháp luật ghi nhận các quyền của con người được xã hội thừa nhận. Thông qua pháp luật,<br />
quyền con người được lên tiếng bảo vệ. Để bảo đảm quyền con người, pháp luật đưa ra những<br />
điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm<br />
quyền con người. Quyền con người được pháp luật xác lập là thiêng liêng, không thể xâm hại<br />
một cách tuỳ tiện và được bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của xã<br />
hội, Nhà nước. Quyền con người được pháp luật xác lập mang tính tối cao, ổn định không dễ<br />
dàng thay đổi. Điều 50 Hiến pháp 1992 khẳng định: quyền con người được quy định trong Hiến<br />
pháp và luật - là những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, nó buộc mọi người phải tôn trọng,<br />
phục tùng.<br />
Theo tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trên phương diện pháp luật, quyền con<br />
người ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Từ chỗ các ý tưởng về quyền được sống như một con<br />
người nhằm thoát khỏi "công cụ biết nói", tư tưởng về quyền con người dần phát triển lên thành<br />
những học thuyết, thành các bộ luật riêng lẻ và trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng quốc<br />
tế, không phân biệt màu da, địa vị, thành phần. Nhờ có pháp luật mà quyền con người trở thành<br />
giá trị chung của nhân loại, được loài người cùng nhau tôn trọng, bảo vệ. "Chỉ thông qua pháp<br />
<br />