Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động<br />
sản tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam<br />
Hoàng Thị Quỳnh Trang<br />
<br />
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn Thạc sĩ. Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Nghd: T . Ngu n Văn Tu ến<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract: Nghiên cứu làm rõ các qu định của pháp luật về quy chế pháp lý về bảo đảm<br />
tiền vay bằng bất động sản; Tìm hiểu thực ti n pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất<br />
động sản tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam, có so sánh với thực tế pháp luật<br />
một số nước trên thế giới về vấn đề nà , để tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong quá<br />
trình thực thi các qu định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản ở Việt<br />
Nam. Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp<br />
luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản ở Việt Nam.<br />
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Bảo đảm tiền vay; Ngân hàng thương mại<br />
<br />
Contents:<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay là một trong số các trường hợp điển hình của bảo<br />
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều nà được lý giải bởi lý do giản dị là vì, hoạt động cho vay<br />
của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn ngu cơ rủi ro nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm<br />
<br />
nghĩa vụ hoàn trả tiền va luôn được quan tâm đặc biệt.<br />
Từ phương diện quản lý nhà nước, để đảm bảo sự an toàn chung cho cả hệ thống tín<br />
dụng và tính ổn định của nền kinh tế, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện các quy tắc<br />
pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay có bảo đảm nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói<br />
riêng. Tuy nhiên, thực ti n hoạt động cho vay có bảo đảm của ngân hàng thương mại trong<br />
những năm qua cho thấy rằng dù Nhà nước đã cố gắng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp<br />
luật để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho vay có bảo đảm<br />
nhưng qua thực ti n áp dụng, các văn bản nà cũng bắt đầu bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập<br />
cần được nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thực ti n hoạt<br />
động ngân hàng trong điều kiện mới.<br />
Trong thực ti n cho vay có bảo đảm của ngân hàng thương mại hiện nay, các trường<br />
hợp cấp tín dụng được bảo đảm bằng tài sản là bất động sản chiếm một tỷ lệ khá lớn, do đặc thù<br />
của loại tài sản nà là thường có giá trị lớn và tương đối an toàn cho bên nhận bảo đảm nên rất<br />
được các ngân hàng thương mại tin tưởng. Tình trạng này vô tình đã tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho<br />
hoạt động ngân hàng thời gian qua, theo đó số lượng tài sản bảo đảm là bất động sản phải xử lý<br />
để thu hồi nợ cho ngân hàng thương mại là khá nhiều, trong khi thị trường bất động sản đang lâm<br />
vào tình trạng đóng băng kéo dài nhiều năm na nên nhiều tài sản bảo đảm không có khả năng<br />
phát mại được để thu hồi nợ cho ngân hàng thương mại. Những khó khăn, vướng mắc trong xử<br />
lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản thời gian qua đang là rào cản rất lớn đối với việc duy<br />
trì năng lực hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại<br />
Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Nhiều vấn đề thực ti n đặt<br />
ra cần được giải quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng thương mại trong xử lý<br />
tài sản bảo đảm là bất động sản, chẳng hạn như việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong<br />
giao dịch bảo đảm (cần phải xác định giá trị theo giá thị trường hay trên cơ sở khung giá đất do<br />
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành?); những loại giấy tờ nào được coi là cần thiết đối với tài sản bảo<br />
đảm là bất động sản hình thành trong tương lai để làm căn cứ chắc chắn cho việc xác lập giao<br />
dịch bảo đảm và làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm? Câu hỏi nà được đặt ra là bởi vì, vào<br />
<br />
thời điểm tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm thì thông thường các giấy tờ chứng minh quyền<br />
sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu công<br />
trình xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chưa được xác lập đối với chủ tài sản là bên<br />
bảo đảm, do vậy mà việc làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trở nên rất khó khăn. Ngoài ra,<br />
vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản theo phương thức nào (theo thỏa thuận của các bên<br />
hay bắt buộc phải thông qua đấu giá) cũng gâ ra những lúng túng cho các bên liên quan trong<br />
quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản.<br />
Từ những lý do nêu trên, cùng với những lợi thế do đang trực tiếp công tác tại ngân<br />
hàng thương mại trong vài năm qua, em quyết định lựa chọn đề tài: "Pháp luật về bảo đảm tiền<br />
vay bằng bất động sản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của<br />
mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Không khó để nhận ra rằng chủ đề "pháp luật về bảo đảm tiền vay" nói chung đã nhận<br />
được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau và điều đó được thể hiện qua các công trình<br />
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề này, chẳng hạn như:<br />
- Nguy n Văn Phương, "Hoàn thiện pháp luật bảo đảm tiền vay trong bối cảnh hội<br />
nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, số 11/2007;<br />
- TS. Lê Thị Thu Thuỷ, "Bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng", Tạp<br />
chí Khoa học (Kinh tế - Luật), Số 3/2002;<br />
- Trần Minh ơn, "Thực tiễn cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội), Số 12/2008.<br />
Ngoài ra, cũng đã có các khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về<br />
vấn đề pháp luật bảo đảm tiền vay như:<br />
- Luận văn thạc sĩ Luật học: "Bảo đảm tiền vay ngân hàng thực trạng và giải pháp" của<br />
Lê Thu Hiền, Trường Đại học Luật Hà Nội;<br />
<br />
- Khóa luận tốt nghiệp: "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng<br />
đất - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện" của Trần Minh Thành, Trường Đại học Luật Hà<br />
Nội;<br />
- Khoá luận tốt nghiệp: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về xử lý tài sản bảo<br />
đảm tiền vay trong hoạt động ngân hàng" của Lê Thị Thùy Dương", Trường Đại học Luật Hà<br />
Nội;<br />
- Khoá luận tốt nghiệp: "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong quan hệ vay<br />
vốn ngân hàng, lý luận và thực tiễn" của Vũ Châu Hạnh;<br />
- Khoá luận tốt nghiệp: "Chế độ bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnh tài sản" của<br />
Lê Thị Giang Hương;<br />
- Khoá luận tốt nghiệp: "Pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín<br />
dụng" của Nguy n Thị Hằng.<br />
Các công trình nghiên cứu trên đâ thực sự là những tư liệu quý để giúp cho việc tham<br />
khảo và triển khai thực hiện đề tài. Tuy vậy, điều mà luận văn nà phải giải quyết để tạo ra sự<br />
khác biệt so với các công trình nghiên cứu đã công bố nêu trên là ở chỗ, luận văn phải chỉ rõ<br />
những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản trong<br />
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, thông qua việc khảo cứu thực trạng pháp luật<br />
cũng như đánh giá thực ti n áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản. Trên cơ<br />
sở đó, luận văn đưa ra được những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay<br />
bằng bất động sản ở Việt Nam hiện na để thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi<br />
pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm<br />
tiền vay bằng bất động sản, thực trạng pháp luật và thực ti n áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền<br />
vay bằng bất động sản tại các ngân hàng thương mại để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp<br />
<br />
luật.<br />
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:<br />
- Tập trung làm rõ các qu định của pháp luật về quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay<br />
bằng bất động sản;<br />
- Tìm hiểu thực ti n pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại một số ngân<br />
hàng thương mại ở Việt Nam, có so sánh với thực tế pháp luật một số nước trên thế giới về vấn<br />
đề này, để tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi các qu định của pháp luật về<br />
bảo đảm tiền vay bằng bất động sản ở Việt Nam.<br />
- Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật<br />
về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản ở Việt Nam.<br />
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các qu định pháp luật và thực ti n áp dụng pháp<br />
luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy<br />
nhiên, trong chừng mực nhất định, luận văn cũng có đề cập đến các quy phạm quốc tế có liên<br />
quan.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các qu định về bảo đảm tiền vay bằng<br />
bất động sản, thực ti n giao dịch bảo đảm tiền vay bằng bất động sản và xử lý tài sản bảo<br />
đảm tiền vay bằng bất động sản ở Việt Nam.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
Dựa trên nền tảng phương pháp luận là phép biện chứng duy vật, luận văn sử dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, quy nạp, thống kê<br />
để làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.<br />
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn<br />
<br />