intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cứu trợ xã hội qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Sen Sen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của pháp luật về cứu trợ xã hội, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cứu trợ xã hội và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người được cứu trợ xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cứu trợ xã hội qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT<br /> <br /> PHẠM THỊ NHƯ HIỀN<br /> <br /> PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI<br /> QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br /> Mã số: 60 38 01 07<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> Thừa Thiên Huế, năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật – Đại học Huế<br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Mộng Điệp<br /> <br /> Phản biện 1:......................................................................<br /> Phản biện 2: .....................................................................<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ<br /> họp tại: Trường Đại học Luật<br /> Vào lúc.........giờ...........ngày........tháng............năm..............<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do nghiên cứu<br /> An sinh xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước<br /> ta mang bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành, hạnh phúc<br /> của con người. Trong đó có hệ thống chính sách về cứu trợ xã hội.<br /> Cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính chất từ thiện, tương<br /> thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của con người. Cứu trợ xã hội là một<br /> nhánh của hệ thống an sinh xã hội, thực hiện chức năng phòng ngừa,<br /> đối phó với những rủi ro, những khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ bộ phận<br /> dân cư ổn định cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng.<br /> Chế độ cứu trợ xã hội được Đảng và Nhà nước ta quan tâm<br /> từ năm 1946 thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp<br /> luật. Mặc dù thời điểm này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật<br /> điều chỉnh về chế độ cứu trợ xã hội chưa đầy đủ và hoàn thiện nhưng<br /> các văn bản này đã bước đầu đặt nền móng trong việc bảo vệ các đối<br /> tượng được cứu trợ xã hội trước hoàn cảnh khó khăn, rủi ro nhất<br /> định.<br /> Sau năm 1986, Nhà nước ta đã ban hành một cách có hệ<br /> thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh cứu trợ xã hội. Sự<br /> điều chỉnh của pháp luật cứu trợ xã hội phù hợp với sự biến chuyển<br /> của kinh tế-xã hội qua từng thời kì.<br /> Có thể khẳng định, chính sách cứu trợ xã hội được ban hành<br /> phù hợp với từng giai đoạn, phục vụ cho mục tiêu xã hội qua từng<br /> thời kỳ. Qua nhiều lần ban hành, sửa đổi, bổ sung, chính sách cứu trợ<br /> xã hội ở nước ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng nhằm ổn<br /> định đời sống và là chỗ dựa vững chắc cho người được cứu trợ, góp<br /> phần tích cực trong sự phát triển nền kinh tế - xã hội.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật về cứu trợ xã hội<br /> vẫn còn nhiều tồn tại. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cứu trợ xã hội<br /> đã phát sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn như cơ chế, các<br /> phương thức bảo vệ quyền lợi người được cứu trợ xã hội; phương<br /> thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản<br /> lý hoạt động cứu trợ xã hội… Thực tiễn việc cứu trợ xã hội tại cả<br /> nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn gặp nhiều khó<br /> khăn và hạn chế nhất định.<br /> Từ những yêu cầu thực tiễn của hoạt động cứu trợ xã hội ở<br /> Thừa Thiên Huế, việc nghiên cứu khắc phục những tồn tại về thực<br /> trạng pháp luật và tổ chức thực hiện là cần thiết để hoàn thiện pháp<br /> luật về cứu trợ xã hội đi vào cuộc sống.<br /> Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Pháp luật về cứu trợ<br /> xã hội qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế’’ làm nội dung nghiên<br /> cứu cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình với mong muốn làm sáng<br /> tỏ một số quan điểm về lý luận pháp luật về cứu trợ xã hội, đảm bảo<br /> quyền lợi và nghĩa vụ cho người được cứu trợ.<br /> 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br /> Thời gian qua, dưới góc độ luật học, thì việc nghiên cứu<br /> pháp luật về cứu trợ xã hội đã có khá nhiều công trình khoa học. các<br /> công trình nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu pháp luật cứu<br /> trợ xã hội nói chung, một số công trình được nghiên cứu cụ thể trong<br /> một số lĩnh vực. Trong quá trình nghiên cứu pháp luật về cứu trợ xã<br /> hội các tác giả cũng đã có xem xét vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng<br /> pháp luật cứu trợ xã hội Tuy nhiên, các tác giả chưa tập trung nghiên<br /> cứu, phân tích sâu vấn đề về cứu trợ xã hội và pháp luật cứu trợ xã<br /> hội thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực tế cho thấy vấn đề bảo vệ<br /> <br /> 2<br /> <br /> quyền lợi người được cứu trợ, cơ chế thực thi pháp luật cứu trợ xã<br /> hội chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về vấn đề này.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề về lý<br /> luận và thực tiễn của pháp luật về cứu trợ xã hội, qua đó đề xuất các<br /> giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cứu trợ xã hội và nâng cao<br /> hiệu quả bảo vệ quyền lợi người được cứu trợ xã hội tại tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cứu trợ xã hội.<br /> - Làm rõ một số vấn đề về lý luận pháp luật cứu trợ xã hội<br /> như khái niệm, đặc điểm, vai trò cứu trợ xã hội, các nguyên tắc cứu trợ<br /> xã hội, nội dung về cứu trợ xã hội.<br /> - Đánh giá thực trạng pháp luật về cứu trợ xã hội và thực tiễn<br /> thực hiện pháp luật về cứu trợ xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> - Làm rõ cơ sở khoa học và luận giải các giải pháp góp phần<br /> hoàn thiện pháp luật về cứu trợ xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả<br /> áp dụng pháp luật về cứu trợ xã hội tại Thừa Thiên Huế.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là pháp luật về cứu trợ<br /> xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về cứu trợ xã hội tại tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về cứu<br /> trợ xã hội qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2