Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền<br />
hình ở Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Thùy Dung<br />
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Viết Tý<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
100 tr .<br />
Abstract. Tìm hiểu về hoạt động quảng cáo trên truyền hình (QCTTH) và pháp luật về<br />
QCTTH của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam để có sự so sánh, đánh giá<br />
tổng quát về hoạt động này. Phân tích bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH. Nghiên<br />
cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam. Đề xuất một số giải<br />
pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt Nam.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật quảng cáo; Truyền hình<br />
<br />
Content.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Sự phát triển của nền<br />
kinh tế thị trường, kéo theo sự gia tăng của các loại hình xúc tiến thương mại cả về số<br />
lượng và chất lượng. Một trong những hoạt động xúc tiến thương mại đang được cả xã<br />
hội quan tâm hiện nay là Quảng cáo.<br />
Hoạt động quảng cáo đến với người dân qua nhiều phương tiện. Trong đó,<br />
truyền hình được coi là phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận nhất. Nhà nước đã có những<br />
quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên truyền hình nhằm tạo cơ sở pháp lý<br />
điều chỉnh hoạt động này diễn ra hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và<br />
hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng. Tuy nhiên, những quy định pháp luật của<br />
Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đó. Hoạt động quảng cáo trên<br />
<br />
truyền hình đang có sự "biến tướng" mà pháp luật chưa thể điều chỉnh. Chính vì thế,<br />
pháp luật không theo kịp sự phát triển của hoạt động này, đồng thời, tạo ra nhiều kẽ hở<br />
để thương nhân "lách luật".<br />
Thực tế cho thấy, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đang đối mặt với đầy<br />
rẫy sự "bức xúc" của người dân. Từ quảng cáo gian dối, quảng cáo không đúng thời<br />
lượng, thời điểm đến quảng cáo phản cảm…Người dân chỉ biết “than vãn” nhưng<br />
không tìm ra phương án để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nhà đài cũng có nhiều lý<br />
do để biện minh, hay cùng lắm là xin lỗi công khai nhưng vẫn tiếp diễn ngay khi có lợi<br />
nhuận. Sự thiếu sót, bất cập của pháp luật là một trong những nguyên nhân khiến tình<br />
trạng này chưa có hướng giải quyết thích đáng.<br />
Luật quảng cáo 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và vừa có hiệu lực<br />
thi hành từ ngày 01/01/2013. Liệu Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn có đáp<br />
ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền<br />
hình nói riêng ? Đó cũng là vấn đề mà các luật gia cần tìm hiểu và sớm có ý kiến với<br />
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục hoàn thiện pháp luật.<br />
Xuất phát từ hoạt động thực tiễn như vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài<br />
“Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam” với mong muốn bước đầu<br />
tìm hiểu, trình bày các quan điểm, ý kiến, góp phần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động<br />
quảng cáo truyền hình còn nhiều mới mẻ và khá phức tạp hiện nay.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài<br />
Trong bối cảnh các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo truyền<br />
hình còn nhiều thiếu sót, tản mát, thiếu quy định đặc thù, mục đích của luận văn là tập<br />
trung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về quảng cáo trên truyền hình, từ<br />
đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện.<br />
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu những vấn<br />
đề cơ bản sau:<br />
<br />
- Tìm hiểu về hoạt động QCTTH và pháp luật về QCTTH của một số quốc gia<br />
trên thế giới và tại Việt Nam để có sự so sánh, đánh giá tổng quát về hoạt động này;<br />
- Phân tích bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH;<br />
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam;<br />
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt<br />
Nam.<br />
3. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
QCTTH đã được nhiều người tìm hiểu dưới góc độ là một lĩnh vực thương mại,<br />
cụ thể là một hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài nhiều đề tài khóa luận, luận văn<br />
viết về QCTTH ở các trường chuyên ngành kinh tế, chúng ta còn có thể nghiên cứu<br />
hoạt động này qua cuốn sách “Quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường,<br />
phân tích và đánh giá” của tác giả Đào Hữu Dũng thuộc Viện Đại học Quốc tế Josai,<br />
Tokyo.<br />
Mặt khác, pháp luật về quảng cáo nói chung cũng được nhiều người quan tâm<br />
nghiên cứu, như luận văn “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn” của Ths. Hà Thu Trang; hay bài viết “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật<br />
Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo” của TS.<br />
Nguyễn Thị Dung trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật…Tuy nhiên, pháp luật về<br />
DVQCTTH là một lĩnh vực chuyên sâu, có tính khoa học cao của chuyên ngành luật<br />
kinh tế. Do đó, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học<br />
pháp lý.<br />
Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ giúp các tổ<br />
chức, cá nhân hiểu được những quy định pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài ra, những<br />
phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần đồng bộ, hoàn thiện pháp<br />
luật quảng cáo nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Hiện nay, ở Việt Nam, quảng cáo vẫn được hiểu là một hoạt động vừa có mục<br />
đích sinh lợi và vừa không có mục đích sinh lợi. Nói cách khác, hoạt động quảng cáo<br />
có thể là “hoạt động thương mại” hoặc “hoạt động phi thương mại”. QCTTH là một<br />
loại hình của quảng cáo nên cũng có tính chất như vậy. Trong phạm vi nghiên cứu, tác<br />
giả sẽ chỉ xét đến những QCTTH mang tính thương mại, qua đó làm rõ bản chất pháp<br />
lý của dịch vụ QCTTH với tư cách là một dịch vụ thương mại. Tiếp theo, tác giả sẽ<br />
phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành đối với quan hệ cung ứng<br />
dịch vụ đặc thù này.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác –<br />
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta<br />
hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận<br />
vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh,<br />
tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác.<br />
Ngoài ra, tác giả cũng chú trọng việc đánh giá thực tiễn để có cơ sở phù hợp<br />
cho các quan điểm, luận cứ.<br />
6. Cơ cấu luận văn<br />
Luận văn bao gồm các phần sau: danh mục chữ viết tắt, lời nói đầu, phần nội<br />
dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung luận văn<br />
có kết cấu 3 chương, cụ thể:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quảng cáo trên truyền hình và pháp luật<br />
điều chỉnh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình;<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt<br />
Nam;<br />
<br />
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo<br />
trên truyền hình ở Việt Nam<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
I.<br />
<br />
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT<br />
<br />
1. Bộ Công thương - Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quảng cáo dưới góc độ cạnh<br />
tranh, NXB Lao động xã hội.<br />
2. Bộ Văn hóa thông tin, Cục Văn hóa- thông tin cơ sở (2005), Các quy định của<br />
Pháp luật về hoạt động quảng cáo, Hà Nội.<br />
3. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh theo pháp<br />
luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
4. Nguyễn Thị Dung (2005), Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và<br />
ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo,tr.33-37, Tạp chí<br />
Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 12/2005.<br />
5. Nguyễn Thị Dung (2006), Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế<br />
thị trường ở Việt Nam – lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện, Luận án tiến<br />
sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.<br />
6. Đào Hữu Dũng, Viện Đại học Quốc tế Josai (J.I.U), Tokyo, Quảng cáo truyền<br />
hình trong kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá, Nxb.Đại học quốc gia<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ<br />
XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
8. Hà Thu Trang (2004), Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – những vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học.<br />
9. Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh<br />
của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
10. Viện nghiên cứu lập pháp (2011), Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt<br />
động quảng cáo – Thực trạng và hướng hoàn thiện.<br />
II.<br />
<br />
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI<br />
<br />