Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Huệ<br />
Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS.Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50<br />
Nghd: PGS.TS. Lê Thị Châu<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract: Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với<br />
xung đột môi trường và các tranh chấp khác. Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định<br />
pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh<br />
chấp môi trường của một số quốc gia. Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các<br />
quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy<br />
định giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước. Đánh giá những bất cập trong việc<br />
thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.<br />
Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết<br />
tranh chấp môi trường. Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp<br />
luật giải quyết tranh chấp môi trường.<br />
Keywords: Luật môi trường; Pháp luật Việt Nam; Tranh chấp môi trường; Luật kinh tế<br />
Contents:<br />
Mở đầu<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, số lượng và mức độ<br />
tranh chấp môi trường (Environmental Disputes) ngày càng tăng. Thời báo New York (New York<br />
time) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007 đã thống kê hàng năm, Hoa Kỳ phải giải quyết<br />
<br />
hàng nghìn vụ tranh chấp môi trường; Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết<br />
các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, trên toàn nước Nhật<br />
có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp môi trường được gửi đến các cấp chính<br />
quyền cơ sở. Còn tại Trung Quốc, Theo Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia<br />
thì trong năm 2005, Trung Quốc đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra. Vì vậy, giải<br />
quyết tranh chấp môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà<br />
nước về môi trường. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan, tổ chức có chức năng chuyên về tư<br />
vấn và giải quyết tranh chấp môi trường, như hệ thống tòa án môi trường của Trung Quốc; Hội<br />
đồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ) của Hoa Kỳ; Viện giải<br />
quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on Environment), Hoa Kỳ;<br />
Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi trường (Center for Environment Disputes<br />
Assessment and Resolution - CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết<br />
giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute Coordination<br />
Commission) [28]...<br />
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi trường đã được giải<br />
quyết, nhưng thực tế có thể thấy, số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết ở Việt Nam<br />
thấp hơn nhiều so với số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết tại Nhật, Hoa Kì và Trung<br />
Quốc, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa rằng môi trường của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, pháp<br />
luật BVMT của Việt Nam được thực thi tốt hơn, quyền được sống trong môi trường trong lành<br />
của người dân Việt Nam được đảm bảo tốt hơn hay nguyên tắc người gây thiệt hại cho môi<br />
trường phải bồi thường ở Việt Nam được thực hiện tốt hơn ở Nhật Bản, Hoa Kì và Trung Quốc<br />
hay không?<br />
Theo kết quả kiểm tra được công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì hiện có đến<br />
40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn<br />
tới các yếu tố môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.<br />
Vụ việc Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý gây hủy diệt dòng sông Thị<br />
Vải được phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động dư luận về mức độ ảnh hưởng tới môi<br />
trường, tới cuộc sống người dân và xã hội. Với sự hỗ trợ từ rất nhiều chủ thể, (Hội nông dân, Hội<br />
luật gia, cơ quan truyền thông, các siêu thị, người tiêu dùng…) vụ việc cũng đã được giải quyết<br />
trên thực tế, người dân đã được nhận tiền bồi thường, nhưng rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong<br />
<br />
quá trình giải quyết vụ việc đến nay vẫn còn chưa được giải quyết, như chủ thể có quyền đòi bồi<br />
thường cho những thiệt hại về môi trường do Vedan gây ra; Thủ tục khiếu kiện tập thể? Vai trò<br />
của tòa án trong giải quyết tranh chấp môi trường…<br />
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ nguyên nhân chính<br />
đó chính là bởi pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều vấn đề<br />
chưa hoàn thiện. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luật<br />
giải quyết tranh chấp môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc BVMT và đảm bảo sự phát<br />
triển bền vững ở Việt Nam<br />
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt<br />
Nam” để làm đề tài của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1 Mục tiêu tổng quát<br />
- Luận giải cơ sở lý luận của giải quyết tranh chấp môi trường và thực tiễn giải quyết<br />
tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.<br />
- Nghiên cứu và đánh giá một cách những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật và thực<br />
tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân<br />
tích thực trạng và so sánh với pháp luật của các nước khác.<br />
- Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật của Việt<br />
Nam về giải quyết tranh chấp môi trường.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
- Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với xung đột<br />
môi trường và các tranh chấp khác<br />
- Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi<br />
trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số quốc gia<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranh<br />
chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường của<br />
một số nước.<br />
- Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh<br />
chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.<br />
- Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết<br />
tranh chấp môi trường.<br />
- Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh<br />
chấp môi trường<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi<br />
trường; quy định của một số quốc gia về giải quyết tranh chấp môi trường và một số vụ tranh<br />
chấp môi trường đã xảy ra ở Việt Nam.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Tranh chấp môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng, là một<br />
vấn đề rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của để tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu<br />
các tranh chấp môi trường có nội dung đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản<br />
và môi trường trong phạm vi một quốc gia vì đây là dạng tranh chấp môi trường chủ yến hiện nay<br />
chứ không chú trọng đến các dạng tranh chấp khác.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối<br />
đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật môi<br />
trường, dân sự, hành chính... Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương<br />
pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để nghiên<br />
cứu đề tài này.<br />
<br />
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Giải quyết tranh chấp môi trường là một vấn đề pháp lý còn nhiều bất cập, vì vậy, việc<br />
nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường là rất cần thiết.<br />
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:<br />
- “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt<br />
Nam” luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004;<br />
- “Giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường: Khiếm khuyết của các cơ chế hiện có<br />
và hướng khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/2005 của Ths Lý Vân Anh, Học viện quan<br />
hệ quốc tế;<br />
- “Tranh<br />
<br />
chấp<br />
<br />
môi<br />
<br />
trường<br />
<br />
(Environmental<br />
<br />
Disputes)”,<br />
<br />
Đào<br />
<br />
Thanh<br />
<br />
Trường,<br />
<br />
http://www.cepsta.net/web/ReadMessage.php?news=45&lang=1&boy=2&it8x=13&title=Tranhchap-moi-truong.html<br />
- “Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án thực tiễn áp dụng cụ thể”,<br />
Trần Thị Hương Trang<br />
- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện<br />
Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2003, ThS Vũ Thu Hạnh,<br />
- “Bồi thường thiệt hại về môi trường”, thuộc chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển<br />
về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường;<br />
- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên<br />
tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của Đại học Luật Hà Nội, 2007;<br />
- “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam”,<br />
Luận văn thạc sĩ của Chu Thu Hiền, 2010;<br />
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại<br />
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Chủ nhiệm đề tài Vũ Thu Hạnh<br />
- Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra và<br />
định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật,<br />
số 1 năm 2011, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển<br />
- Pháp luật về bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi<br />
trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2012,<br />
Võ Thị Mỹ Hương<br />
<br />