®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
ph¹m chung thñy<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC<br />
VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh t¹i<br />
Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật kinh tế<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 50<br />
<br />
tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br />
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
hµ néi - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG<br />
<br />
1<br />
6<br />
<br />
KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.2.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
1.3.3.<br />
1.3.4.<br />
1.4.<br />
1.4.1.<br />
1.4.2.<br />
1.4.3.<br />
1.4.4.<br />
<br />
Khái niệm khoáng sản và hoạt động khai thác, chế biến<br />
khoáng sản<br />
Định nghĩa khoáng sản<br />
Phân loại khoáng sản<br />
Khái niệm pháp luật khoáng sản<br />
Đặc điểm pháp luật khai thác, chế biến khoáng sản<br />
Pháp luật khoáng sản là sự giao thoa giữa pháp luật kinh tế<br />
và pháp luật môi trường<br />
Pháp luật khoáng sản là một lĩnh vực pháp luật mới<br />
Pháp luật khoáng sản thể hiện rõ tính chất quản lý nhà nước<br />
Pháp luật khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng<br />
Nguyên tắc và một số nội dung cơ bản của Luật khoáng sản<br />
Nguyên tắc sở hữu toàn dân về khoáng sản<br />
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các chủ thể<br />
Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa để bảo vệ môi<br />
trường trong hoạt động khoáng sản<br />
Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT<br />
<br />
6<br />
<br />
2.1.1.<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.1.1.<br />
2.2.1.2.<br />
2.2.1.3.<br />
2.2.2.<br />
2.2.2.1.<br />
<br />
6<br />
7<br />
12<br />
14<br />
14<br />
<br />
2.2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
<br />
17<br />
20<br />
22<br />
25<br />
25<br />
28<br />
31<br />
<br />
2.2.4.2.<br />
<br />
2.2.4.<br />
2.2.4.1.<br />
<br />
khoáng sản ở Việt Nam<br />
Giai đoạn trước năm 1986<br />
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996<br />
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay<br />
Thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động<br />
khai thác khoáng sản<br />
Chủ thể khai thác khoáng sản<br />
Chủ thể<br />
Quyền của chủ thể khai thác khoáng sản<br />
Nghĩa vụ của chủ thể khai thác khoáng sản<br />
Chiến lược, quy hoạch khoáng sản<br />
Thực trạng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở<br />
Việt Nam<br />
Chiến lược, quy hoạch khoáng sản<br />
Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác<br />
khoáng sản<br />
Giấy phép trong hoạt động khai thác khoáng sản<br />
Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép trong hoạt động khai<br />
thác khoáng sản<br />
Thủ tục cấp giấy phép trong hoạt động khai thác khoáng sản<br />
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ<br />
<br />
3<br />
<br />
54<br />
60<br />
66<br />
66<br />
71<br />
81<br />
<br />
THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN<br />
<br />
3.1.<br />
3.2.<br />
<br />
Giải pháp chung<br />
Giải pháp cụ thể<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
33<br />
36<br />
<br />
CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Lược sử phát triển về hoạt động khai thác và chế biến<br />
<br />
41<br />
41<br />
44<br />
46<br />
49<br />
49<br />
<br />
CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI<br />
<br />
ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
36<br />
37<br />
37<br />
41<br />
<br />
36<br />
<br />
4<br />
<br />
81<br />
83<br />
93<br />
94<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, và nhất là gia nhập Tổ chức Thương<br />
mại Thế giới (WTO) khiến cho Việt Nam có một vị trí nhất định trên trường<br />
quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa<br />
đất nước đem lại những đổi thay tích cực trong kinh tế, văn hóa, chính trị, xã<br />
hội. Song chính những điều đó lại tác động không ít đến môi trường. Vấn đề<br />
ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt<br />
Nam. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta dễ dàng<br />
bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường đang bị suy<br />
thoái, đang bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình<br />
trạng ô nhiễm môi trường càng lúc càng trở nên trầm trọng. Việc ô nhiễm<br />
môi trường ở nước ta do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên<br />
nhân chính là việc khai thác khoáng sản tràn lan, những tác động xấu của<br />
hoạt động này đến môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi sự<br />
quan tâm của Nhà nước, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật. Hiện nay,<br />
một số văn bản pháp luật đã quy định về hoạt động khai thác và chế biến<br />
khoáng sản tạo ra những cơ sở pháp lý nhất định để hoạt động khai thác và<br />
chế biến khoáng sản phát triển, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu<br />
sót trong những quy định đó, chưa đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt<br />
động này trên thực tế để bảo vệ môi trường. Đặc biệt, việc thực thi những<br />
quy định này còn yếu kém, nhiều bất cập, cần được bổ sung kịp thời. Với<br />
những lý do trên, tác giả mong muốn tìm hiểu nghiên cứu đề tài "Pháp luật<br />
về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam".<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo, công trình nghiên cứu như:<br />
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường,<br />
Nxb Hà Nội, 2002; TS. Bùi Đường Nghiêu, Thuế môi trường, Nxb. Tài chính,<br />
Hà Nội, 2006; ThS. Bùi Đức Hiển, Về quyền được sống trong môi trường<br />
trong lành ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 11/2011... chỉ đề cập đến<br />
một khía cạnh nào đó của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, thì<br />
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ<br />
<br />
về vấn đề: Khía cạnh pháp lý của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với<br />
các quy phạm pháp luật có nội dung quan tâm đến quyền lợi của môi trường.<br />
Ngoài ra, hoạt động khoáng sản liên quan trực tiếp đến rất nhiều văn bản pháp<br />
luật: Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật bảo vệ môi trường...<br />
và Luật Khoáng năm 2010 mới ra đời. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ<br />
thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý<br />
nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với<br />
thực trạng khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam và là cơ sở pháp lý cho<br />
việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác<br />
và chế biến khoáng sản. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những<br />
kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam<br />
trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Tác giả hy vọng rằng với sự<br />
đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều<br />
chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam.<br />
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận<br />
văn là:<br />
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động khai thác, chế biến<br />
khoáng sản và điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khoáng<br />
sản ở Việt Nam.<br />
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, chế<br />
biến khoáng sản, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật<br />
hiện hành về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận<br />
văn đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về<br />
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu luận văn<br />
Để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn sử dụng nhiều<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và<br />
phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp<br />
nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện<br />
chứng; Trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và<br />
xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là: Các vấn đề lý luận về hoạt động<br />
khai thác, chế biến khoáng sản và pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến<br />
khoáng sản; Các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về hoạt động<br />
khai thác, chế biến khoáng sản. Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về<br />
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam.<br />
Luật khoáng sản 1996; Luật số 46/2005/Q11 sửa đổi, bổ sung một số<br />
điều của Luật khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005; Nghị<br />
định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số<br />
160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi<br />
tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số<br />
điều của Luật khoáng sản, hoạt động khoáng sản bao gồm khảo sát, thăm dò,<br />
khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước<br />
nóng thiên nhiên, riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều<br />
chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, theo Luật khoáng sản năm<br />
2010 quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật như sau:"Luật này quy định<br />
việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác,<br />
thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi<br />
đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc thù kinh<br />
tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 1).<br />
Vậy là Luật Khoáng sản năm 2010 chỉ điều chỉnh hoạt động khoáng sản<br />
bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản.<br />
Trong khai thác khoáng sản bao gồm cả phân loại, làm giàu khoáng sản gắn với<br />
quá trình khai thác. Hoạt động chế biến khoáng sản sau khai thác (thường gọi là<br />
chế biến sâu khoáng sản), hoạt động tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản<br />
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản năm 2010. Chính vì vậy,<br />
hai chữ chế biến trong luận văn bản chất chính là hoạt động phân loại, làm giàu<br />
khoáng sản gắn với quá trình khai thác, chứ không phải là hoạt động chế biến<br />
khoáng sản sau khai thác. Theo quan điểm trong Luật khoáng sản năm 2010<br />
<br />
cũng như các văn bản pháp luật về khoáng sản thì hoạt động khoáng sản bao<br />
gồm cả thăm dò, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả xin<br />
tập trung nghiên cứu hoạt động khai thác khoáng sản trong nước. Tác giả không<br />
đi sâu nghiên cứu hoạt động thăm dò khoáng sản.<br />
Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản<br />
của pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản theo Luật<br />
khoáng sản năm 2010. Vì vậy, tác giả không đề cập đến sự điều chỉnh của<br />
pháp luật trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, cũng như các loại<br />
nước thiên nhiên khác.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,<br />
luận văn bao gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Khái quát pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến khoáng<br />
sản.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản và<br />
chế biến khoáng sản ở Việt Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của pháp luật về hoạt động<br />
khai thác, chế biến khoáng sản.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Chương 1<br />
KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,<br />
CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN<br />
1.1. Khái niệm khoáng sản và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản<br />
1.1.1. Định nghĩa khoáng sản<br />
Khoáng sản là từ Hán - Việt, bính âm là Kuàng chăn. Trong đó theo<br />
Hán Việt Thiều Chửu thì quáng/ khoáng nghĩa là quặng mỏ và phàm vật gì<br />
lấy ra ở mỏ đều gọi là quáng, người Việt quen đọc là khoáng. Còn sản là nơi<br />
sinh ra. Khoáng sản có nghĩa là nơi sinh ra quặng mỏ.<br />
Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp<br />
kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất xác<br />
định, mà từ đó con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay các khoáng<br />
vật để sử dụng trong nền kinh tế quốc dân.<br />
<br />
Dưới góc độ pháp luật, Luật Khóang sản năm 2010 có quy định:<br />
"Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể<br />
rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt bao gồm cả khoáng vật,<br />
khoáng chất ở bãi thải của mỏ"<br />
Tóm lại, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên<br />
hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng, trên<br />
mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan<br />
trọng của quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các<br />
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến<br />
khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật.<br />
1.1.2. Phân loại khoáng sản<br />
* Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn: 1)<br />
Khoáng sản kim loại; 2) Khoáng sản phi kim loại; 3) Khoáng sản cháy: than<br />
(than đá, than nâu, than bùn), dầu khí (dầu mỏ, khí đốt, đá dầu)...<br />
* Theo mục đích và công dụng người ta cũng có thể chia ra các dạng<br />
khoáng sản như sau: 1) Khoáng sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch bao<br />
gồm: Dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, thanh bùn, than...; 2) Khoáng sản phi kim<br />
bao gồm: Các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét..., đá xây dựng như<br />
đá hoa cương... và các khoáng sản phi kim khác; 3) Khoáng sản kim loại bao<br />
gồm: Các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại đá quý; 4) Nhiên liệu<br />
đá màu bao gồm: Ngọc thạch anh, đá mã não, canxedon, charoit, nefrit...và các<br />
loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa phia...; 5) Thủy khoáng<br />
bao gồm: Nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đấtl 6) Nhiên liệu khoáng - hoá<br />
bao gồm: Apatit và các muối khoáng khác như photphat, barit, borat...<br />
* Theo trạng thái vật lý có thể phân chia khoáng sản ra: 1) Khoáng sản<br />
rắn: Quặng kim loại đen, kim loại màu, đá...; 2) Khoáng sản lỏng: Dầu mỏ,<br />
nước khoáng...; 3) Khoáng sản khí: Khí đốt, khí trơ...<br />
1.1.3. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, vai trò và ảnh<br />
hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội<br />
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có từ khá lâu đời. Lúc đầu,<br />
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam cũng như các quốc gia<br />
khác trên thế giới chỉ là khai thác đá, sắt, đồng… để làm công cụ phục vụ<br />
<br />
cho chăn nuôi, trồng trọt, luyện vũ khí để chống giặc ngoại xâm. Nhưng phải<br />
đến thời Pháp thuộc, khai thác khoáng sản mới định hình như một nghề. Khi<br />
thực dân Pháp đô hộ nước ta, chúng đã cho thành lập Sở địa chất Đông<br />
Dương. Nơi đây tập trung nhiều nhà bác học địa chất nổi tiếng của nước Pháp và<br />
cả thế giới lúc bấy giờ. Rất nhiều mỏ khoáng sản của Việt Nam đã được người<br />
Pháp phát hiện ra. Thực dân Pháp khai thác khoáng sản để làm nguyên liệu, đáp<br />
ứng nhu cầu của chúng. Tòa quyền Đông Dương đã bán nhiều mỏ khoáng sản<br />
của ta cho các công ty khai khoáng của Pháp. Khi đất nước thống nhất chúng ta<br />
lại quan tâm đến việc phát triển kinh tế. Chỉ đến gần đây, đất nước ta mới chú<br />
trọng đến hoạt động khoáng sản, mới nhận thấy tầm quan trọng của hoạt<br />
động khai thác và chế biến khoáng sản trong sự phát triển kinh tế, xã hội.<br />
Về phương diện kinh tế: Khi nói đến vai trò của khoáng sản, ta không<br />
thể không kể đến tầm quan trọng của nó đối với các ngành công nghiệp.<br />
Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then<br />
chốt. Điển hình như: Đá vôi dùng cho sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu<br />
xây dựng; Quặng sắt được dùng cho ngành luyện kim đen, luyện kim màu,<br />
cơ khí, công nghiệp phân bón, công nghiệp hóa chất...Tuy nhiên công nghiệp<br />
chế biến của Việt Nam còn chưa phát triển, các loại khoáng sản khai thác<br />
được vẫn chủ yếu dùng để xuất khẩu thô.<br />
Tài nguyên khoáng sản đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng<br />
kinh tế. Khi tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, doanh nghiệp<br />
phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Trong đó đáng kể nhất là<br />
thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.<br />
Về phương diện chính trị: Tài nguyên khoáng sản giúp các quốc gia<br />
bình ổn, giữ gìn trật tự xã hội. Công nghiệp khai khoáng đã tạo công ăn việc<br />
làm cho người lao động. Hơn nữa, khoáng sản còn tạo cho các quốc gia có<br />
một vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Tài nguyên khoáng sản góp<br />
phần không nhỏ vào việc làm tăng tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia.<br />
Thậm chí trong một số trường hợp, tài nguyên khoáng sản còn làm tăng các<br />
ảnh hưởng về mặt chính trị của quốc gia này đối với quốc gia khác. Các<br />
quốc gia không có tài nguyên khoáng sản thường phụ thuộc rất nhiều về kinh<br />
tế cũng như chính trị đối với các quốc gia có ưu thế trong vấn đề này.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />