Pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam<br />
Phùng Thị Thu Hà<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract. Chứng minh sự ra đời và hoạt động môi giới trong thị trường bất động sản<br />
là một tất yếu khách quan. Phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam<br />
có liên quan đến môi giới bất động sản. Đưa ra nhận xét về các quy định của pháp luật<br />
Việt Nam đối với môi giới bất động sản và đề xuất một số giải pháp cụ thể từ thực tiễn<br />
hoạt động môi giới bất động sản nhằm góp phần xây dựng một hành lang pháp lý phù<br />
hợp cho môi giới bất động sản, giúp cho thị trường bất động sản Việt Nam phát triển<br />
và hoạt động có hiệu quả, lành mạnh.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Môi giới bất động sản; Bất động sản.<br />
<br />
Content<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh không chỉ thu hút sự quan tâm<br />
đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn của rất nhiều người dân trong xã hội<br />
bởi tính hấp dẫn về lợi nhuận cao do hoạt động kinh doanh này mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh<br />
đó hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều<br />
rủi ro. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất<br />
cho các nhà đầu tư mà còn để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, tâm lý…và làm giảm<br />
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh bất động sản làm<br />
cho nhiều công ty, nhiều nhà đầu tư phá sản. Một nguồn vốn lớn của xã hội bị “ đóng băng”<br />
và khó có khả năng thu hồi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động không chỉ của<br />
ngành ngân hàng mà còn của nhiều ngành sản xuất quan trọng khác của đất nước như xây<br />
dựng, vật liệu xây dựng…Hơn nữa, hoạt động kinh doanh bất động sản là hoạt động vô cùng<br />
<br />
phức tạp do thị trường bất động sản mang tính phân khúc, tính địa phương chịu tác động của<br />
chính sách, pháp luật, đặc điểm tâm lý, truyền thống và thị hiếu của người dân.v.v.. Điều này<br />
lại càng làm gia tăng tính rủi ro của hoạt động kinh doanh bất động sản. Để giải thiểu rủi ro và<br />
bảo toàn đồng vốn đầu tư, ở các nước phát triển đã ra đời loại hình kinh doanh dịch vụ bất<br />
động sản nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ đầu tư, kinh doanh bất động sản.<br />
Cùng với việc hình thành và phát triển của thị trường bất động sản, trong xã hội Việt<br />
Nam cũng đã xuất hiện một lớp người chuyên đứng ra làm trung gian môi giới đối với các<br />
giao dịch bất động sản. Đội ngũ này đã góp phần tích cực vào sự sôi động của thị trường bất<br />
động sản. Tuy nhiên, hoạt động môi giới trong thị trường bất động sản nước ta trong thời gian<br />
qua cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Đó là việc các tổ chức, cá nhân hoạt động còn mang<br />
tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp. Các quy định về môi giới bất động sản cũng mới ra đời<br />
kể từ khi KDBĐS năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành. Do vậy, thực<br />
tiễn áp dụng các quy định về môi giới bất động sản cũng không tránh khỏi những khó khăn,<br />
trở ngại. Để khắc phục những trở ngại này thì việc hoàn thiện pháp luật về môi giới bất động<br />
sản là rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn đưa ra các giải pháp hoàn thiện rất cần có sự nghiên cứu,<br />
đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện quy định pháp luật về môi giới bất động sản và thực tiễn<br />
áp dụng để có thể nhận ra chính xác, cụ thể những khiếm khuyết, tồn tại. Với ý nghĩa đó, tôi<br />
lựa chọn đề tài “Pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam” làm đề tài cho luận văn<br />
tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu và xây dựng một thị trường bất động sản với các thể chế của nó đối với<br />
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển không còn là vấn đề mới. Song ở Việt Nam do thị<br />
trường bất động sản hình thành còn sơ khai nên công việc này mới chỉ được quan tâm nghiên cứu<br />
chủ yếu ở mức độ nhất định trong một số công trình nghiên cứu, hội thảo, hội nghị liên quan như:<br />
- Dự án VIE/97/016 về Đề án phát triển thị trường bất động sản do Viện nghiên cứu<br />
Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện dưới sự bảo trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp<br />
quốc.<br />
- Thị trường bất động sản – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS.TS Thái Bá<br />
Cẩn và Th.s Trần Nguyên Nam do Nhà xuất bản Tài chính ấn hành năm 2003.<br />
Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập những vấn đề<br />
về thị trường bất động sản nói chung dưới góc độ kinh tế.<br />
Liên quan đến pháp luật về môi giới bất động sản có luận văn thạc sỹ luật học Đặng<br />
Văn Được (2005). Tuy nhiên, luận văn này được hoàn thành trước khi Luật Kinh doanh bất<br />
động sản năm 2006 được ban hành. Sách chuyên khảo “ Pháp luật về tạo dựng đẳng cấp và<br />
thương hiệu môi giới bất động sản ở Việt Nam” của tiến sỹ Doãn Hồng Nhung do Nhà xuất<br />
<br />
bản lao động-xã hội phát hành năm 2010. Tuy nhiên, công trình này nghiên cứu khi thị trường<br />
bất động sản đang rất phát triển, hoạt động môi giới diễn ra tấp nập. Chính vì vậy, trong luận<br />
văn này tôi sẽ tập trung nghiên cứu những quy định mới của pháp luật về môi giới bất động<br />
sản, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp cho nhà môi giới khi thị<br />
trường bất động sản “đóng băng” như hiện nay.<br />
3. Mục đích của việc nghiên cứu<br />
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý<br />
luận và thực tiễn về môi giới bất động sản dưới góc độ pháp lý và vai trò của nó đối với sự<br />
phát triển của thị trường bất động sản nước ta hiện nay, qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật<br />
về môi giới bất động sản ở Việt Nam.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về<br />
môi giới bất động sản và thực tiễn áp dụng các quy định môi giới bất động sản ở Việt Nam,<br />
hướng đi cho các nhà môi giới trong giai đoạn thị trường bất động sản đang bị đóng băng như<br />
hiện nay…<br />
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ luật học, tác giả không đặt vấn đề nghiên cứu tất<br />
cả những vấn đề có liên quan đến môi giới bất động sản mà chỉ tập trung làm rõ một số nội<br />
dung như sau:<br />
Chứng minh sự ra đời và hoạt động môi giới trong thị trường bất động sản là một tất<br />
yếu khách quan.<br />
Phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam có liên quan đến môi giới<br />
bất động sản<br />
Đưa ra nhận xét về các quy định của pháp luật Việt Nam đối với môi giới bất động sản<br />
và đề xuất một số giải pháp cụ thể từ thực tiễn hoạt động môi giới bất động sản nhằm góp<br />
phần xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho môi giới bất động sản, giúp cho thị trường<br />
bất động sản Việt Nam phát triển và hoạt động có hiệu quả, lành mạnh.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng<br />
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác- Lê nin làm cơ sở<br />
phương pháp luận cho việc nghiên cứu.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp sau:<br />
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý đơn lẻ<br />
và tổng hợp những kinh nghiệm về môi giới bất động sản phát sinh trong cuộc sống.<br />
<br />
- Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định làm<br />
sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy định khác trong hệ<br />
thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến môi giới bất động sản.<br />
- Phương pháp so sánh pháp luật: So sánh pháp luật Việt Nam với một số nước có đặc<br />
điểm tương đồng.<br />
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu<br />
Các kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu<br />
tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật học, đồng thời có thể có giá trị tham khảo<br />
đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.<br />
7. Bố cục của luận văn<br />
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm<br />
ba chương.<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận về môi giới bất động sản và pháp luật về môi giới bất<br />
động sản.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về môi giới bất động sản và thực tiễn hoạt động môi<br />
giới bất động sản ở Việt Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam hiện<br />
nay.<br />
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến,<br />
nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.<br />
Dù đã rất cố gắng, song như đã trình bày, vấn đề môi giới bất động sản còn rất mới mẻ<br />
đối với Việt Nam và do thời gian có hạn nên luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm<br />
khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng<br />
nghiệp và những người quan tâm đến luận văn này.<br />
<br />
Reference<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT<br />
1. Lan Anh (2005), “ Môi giới nhà đất hướng tới chuyên nghiệp”, Báo Thương mại, tr20-21.<br />
2. Nhật Anh (2005), Lừa đảo mua bán nhà đất ở Hà Nội: một vụ chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng,<br />
Báo Thương mại, tr17-18.<br />
3. Th.s Vũ Anh (2004), Một số vấn đề pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam, Tạp<br />
chí Nhà nước và pháp luật, (27), tr12-13.<br />
<br />
4. Th.s Vũ Anh (2011), Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất<br />
động sản ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8), tr17.<br />
5. Trần Thanh Bình (2008), Khi giá nhà đất tăng phi mã, Báo Thanh niên, (44).<br />
6. Bộ Tư pháp (2009), Các giải pháp pháp lý bảo đảm tính minh bạch của thị trường bất<br />
động sản, Thông tin khoa học pháp lý, (5).<br />
7. Bộ Xây dựng, Quyết định số 29/2007/QĐ-BXD ngày 31/12/2007 ban hành chương trình<br />
đào tạo bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản và quản lý điều<br />
hành sàn giao dịch bất động sản.<br />
8. Bộ Xây dựng, Thông tư 13/ 2008/ TT – BXD về hướng dẫn một số điều trong trong Nghị<br />
định 153/2007/ NĐ- CP của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản.<br />
9. TS. Nguyễn Đình Bồng (2005), “ Pháp luật đất đai và bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và<br />
Môi trường (25)<br />
10. Thái Bá Cẩn, Ths. Trần Nguyên Nam (2003), Thị trường bất động sản những vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội.<br />
11. Chính phủ, Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/05/2004 về một số giải pháp phát<br />
triển lành mạnh thị trường bất động sản.<br />
12. Chính phủ, Nghị định153/2007/ NĐ – CP về hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất<br />
động sản.<br />
13. Chính phủ, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính<br />
trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu<br />
xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.<br />
14. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực CEO (2008), Giáo trình Đào tạo, bồi dưỡng<br />
kiến thức cơ sở bất động sản, Hà Nội.<br />
15. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực CEO (2008), Giáo trình đào tạo Môi giới bất<br />
động sản, Hà Nội.<br />
16. PGS.TS Phan Thị Cúc, PGS.TS Nguyễn Văn Xa (2009), Đầu tư kinh doanh bất động sản,<br />
Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.<br />
17. PGS.TS Hoàng Văn Cường (2006), Thị trường bất động sản, Nhà xuất bản xây dựng, Hà<br />
Nội.<br />
18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII(1996), Nhà<br />
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr100.<br />
19. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001), NXB<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr100.<br />
20. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr81.<br />
<br />