intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất, đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT LÊ THỊ HẰNG HẰNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Kiện Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc giờ ngày tháng năm
  3. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TÓM TẮT LUẬN VĂN TẠI HỘI ĐỒNG CHẤM Kính thưa: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Sau thời gian học tập và thực hiện luận văn với đề tài “Pháp luật về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” được giáo viên TS Nguyễn Ngọc Kiện hướng dẫn. Hôm nay, tôi trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu trong luận văn như sau: Thứ nhất, Phần mở đầu: 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Ngân hàng thương mại đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm gắn với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống NHTM có tác động rất lớn, quyết định đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Vai trò của NHTM không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, NHTM liên tục tái cơ cấu và cấu trúc lại hoạt động của mình, đó là việc làm thường xuyên và liên tục. Hoạt động mua lại, sáp nhập đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và trở thành xu thế phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động M&A tuy mới được thực hiện từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước nhưng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và giá trị giao dịch, là kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Các hoạt động M&A đã trở thành một làn sóng những năm 2003 đến 2008 trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông. Khuynh hướng 1
  4. M&A có suy giảm dần sau đó nhưng từ năm 2013 đến nay, nhất là năm 2015 thì xu hướng M&A đối với ngân hàng ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ. Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở Việt Nam đã được hình thành trong thời gian gần đây, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết được một số mục tiêu, yêu cầu cụ thể của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhưng còn có những hạn chế và bất cập. Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập còn sơ khai, chồng chéo và mâu thuẫn, còn có những khoảng trống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện mua lại, sáp nhập và chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trước thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài luận văn có các mục đích nghiên cứu sau: Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất, đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM dưới góc độ pháp lý. 2
  5. Phạm vi nghiên cứu về không gian: những quy định pháp luật mua lại, sáp nhập NHTM, đồng thời đi sâu vào nghiên cứu quan điểm hệ thống pháp luật; Phạm vi nghiên cứu thời gian: từ năm 2014 đến 2019; Địa bàn nghiên cứu: trên cả nước. Thứ hai, nôi dung luận văn gồm 3 chương: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về Mua bán và Sáp nhập ngân hàng thương mại hiện nay. Chương 1: Trong chương này tập trung vào các nội dung sau: • Làm rõ các khái niệm, đặc điểm về mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại • Ý nghĩa của pháp luật về mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ( Đối với nền kinh tế và đối với hệ thống Ngân hàng thương mại). • Những nhân tố nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại ( Môi trường thể chế, pháp luật, Môi 3
  6. trường kinh tế, Môi trường văn hóa xã hội, Môi trường kỹ thuật, công nghệ ngân hàng thương mại, Nhân tố thuộc ngân hàng thương mại, . Chương 2: Trong chương này tập trung vào các nội dung sau: • Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại Chủ thể mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại Thứ nhất, chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng đó là: công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Thứ hai, chủ thể gián tiếp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng. Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định nào đối với nhóm tư vấn, chủ thể gián tiếp, tham gia hoạt động M&A TCTD • Đối tượng và phạm vi mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại Điều kiện để được sáp nhập: Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật Cạnh tranh và Có Đề án sáp nhập bao gồm tối thiểu các nội dung quy định tại Đề án sáp nhập. Đề án sáp nhập có nội dung không được trái với Hợp đồng sáp nhập; Tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành. • Phương thức mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại (Thứ nhất, chào thầu, quy định về phương thức chào thầu có thể hiểu là cách thức trong đó ngân hàng thương mại đi mua có ý định mua toàn bộ một ngân hàng thương mại mục tiêu nào đó, sẽ đề nghị các cổ đông hiện hữu của 4
  7. ngân hàng thương mại bán lại cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ với mức giá cao hơn giá trên thị trường Thứ hai,thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành. Phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và ban điều hành của ngân hàng thương mại mục tiêu là một phương thức mua bán sáp nhập khá phổ biến mang tính chất thân thiện. Thứ ba, mua lại tài sản của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sáp nhập, hay ngân hàng thương mại đi mua có thể đơn phương, hoặc cùng ngân hàng thương mại mục tiêu tiến hành hoạt động định giá lại tài sản của ngân hàng thương mại bị mua. Thứ tư, gom mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán • Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại (như Những thành tựu đạt được và Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động Mua bán và Sáp nhập Ngân hàng thương mại từ đó tìm hiểu rõ những Nguyên nhân hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn Mua bán và Sáp nhập Ngân hàng thương mại) Chương 3: Trong chương này tập trung vào các nội dung sau: Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán và sáp nhập Ngân hàng thương mại - Yêu cầu của việc đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về Mua bán và Sáp nhập Ngân hàng thương mại Đối với cơ quan quản lý nhà nước 5
  8. Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng Thứ hai, tiếp tục có những nghiên cứu xây dựng các mô hình, các tổ chức tham gia, giám sát M&A ngân hàng phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam Thứ ba, Tăng cường truyền thông để cộng đồng hiểu rõ hơn về hoạt động M&A là một xu thế tất yếu và M&A xuyên biên giới là xu hướng chủ đạo - Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về Mua bán và Sáp nhập Ngân hàng thương mại - Các biện pháp bảo đảm thực tiễn Mua bán và Sáp nhập Ngân hàng thương mại Cuối cùng luận văn đưa ra các kết luận tổng kết các nội dung đã nghiên cứu trong đề tài. Các nội dung cụ thể đã được thể hiện trong nội dung toàn văn và bản tóm tắt. Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân trọng cám ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường – Hợp tác Quốc tế; Quý thầy cô giảng viên, cơ quan nơi tôi làm việc, gia đình bạn bè và đặc biệt là TS Nguyễn Ngọc Kiện đã tận tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2