Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải<br />
rắn ở Việt Nam<br />
Bùi Đức Nhật<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phí và pháp luật về<br />
bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng.<br />
Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của pháp luật về phí bảo vệ môi trường<br />
đối với chất thải rắn. Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ<br />
môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, đồng thời đề ra các giải<br />
pháp để hoàn thiện các quy định này.<br />
Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Phí môi trường; Chất thải rắn<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Môi trường và phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. Môi trường là địa bàn và<br />
đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi tích cực và tiêu cực<br />
đối với môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên<br />
trong quá trình phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, nhưng nếu vì phát<br />
triển kinh tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được hoặc khai thác<br />
quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì sẽ không còn nguyên liệu, năng<br />
lượng để phát triển, từ đó dẫn tới đình chỉ sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế.<br />
Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế và trong cuộc sống sinh hoạt của con người lượng<br />
chất thải thải ra môi trường ngày càng nhiều, tác động xấu đến không khí, nước, đất và các<br />
yếu tố môi trường khác làm tổn hại môi trường sống và khiến cho hệ thống kinh tế không thể<br />
hoạt động một cách bình thường được. Bên cạnh mưa xít là thảm họa thủng tầng ôzôn. Tầng<br />
ôzôn được ví như là một tấm áo che phủ trái đất tránh khỏi những tia từ ngoại trực tiếp từ mặt<br />
trời. Theo báo cáo môi trường của Liên hợp quốc, nếu tầng ôzôn mỏng đi 1% thì cường độ<br />
của tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất sẽ tăng lên 2%, tỷ lệ về bệnh ung thư da sẽ tăng lên 8%...<br />
mưa axít, tia tử ngoại cũng sẽ làm tổn thương lớn tới vật nuôi, cây trồng cả trong nước lẫn<br />
trên mặt đất. Ước tính với tốc độ tăng trưởng công nghiệp như hiện nay, thì tới năm 2075 tầng<br />
ôzôn sẽ giảm đi 40% so với năm 1985. Khi đó, thế giới sẽ có 150 triệu người mắc bệnh ung<br />
thư da, 18 triệu người bị đục thuỷ tinh thể, tài nguyên thuỷ sản sẽ tổn thất 25%, sản lượng<br />
mùa màng sẽ giảm 7,5%... Còn nếu như tầng ôzôn bị phá huỷ thì con người và mọi sinh vật<br />
trên trái đất sẽ bị huỷ diệt bởi tia tử ngoại của mặt trời.<br />
<br />
Vì vậy, phát triển phải đi đôi với quản lý và bảo vệ môi trường. Hài hòa giữa<br />
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trong đó có việc lựa chọn các công cụ để<br />
đảm bảo sự phát triển hài hòa đó đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế<br />
giới. Trong đó, việc sử dụng các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường là<br />
một trong những biện pháp khả thi nhất vì nó không mâu thuẫn hay đi ngược lại<br />
các mục tiêu của kinh tế thị trường mà ở nó có sự kết hợp hợp lý giữa phát triển<br />
kinh tế với bảo vệ môi trường.<br />
Trên thế giới và đặc biệt trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế<br />
(Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) các công cụ<br />
kinh tế là biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Việt<br />
Nam hiện nay được xếp vào diện các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều đó có nghĩa là<br />
chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế<br />
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong<br />
điều kiện nền kinh tế thị trường khi mà lợi nhuận là thứ được đặt lên hàng đầu thì<br />
đôi khi vì lợi nhuận thu được mà con người cố tình làm ngơ trước sự phá hoại môi<br />
trường. Đứng trước tình trạng đó buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để<br />
tạo ra các động cơ khuyến khích, thúc đẩy con người cố gắng giảm bớt mức phát<br />
thải ô nhiễm, hoặc áp dụng các công nghệ sạch hơn cho môi trường để đảm bảo tăng<br />
trưởng đi đôi với duy trì chất lượng môi trường như chủ trương của Đảng và Nhà<br />
nước ta đề ra.<br />
Một trong các công cụ kinh tế quan trọng bên cạnh thuế bảo vệ môi trường là<br />
phí bảo vệ môi trường. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, một vấn đề phổ biến<br />
đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày ở mọi nơi trong xã hội Việt Nam hiện nay.<br />
Việc tìm hiểu và phân tích quy định của pháp luật trong lĩnh vực này đối với việc<br />
bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo<br />
sự phát triển bền vững của Việt Nam.<br />
Với những lý do đó, việc nghiên cứu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở<br />
Việt Nam″ có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Hiện nay các bài viết và các đề tài nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối với<br />
chất thải rắn còn rất ít, chủ yếu là các bài viết liên quan đến quản lý chất thải rắn là chủ<br />
yếu, đó là bài viết của TS. Nguyễn Văn Phương: "Chất thải và các quy định về quản lý chất<br />
thải", Tạp chí Luật học, số 4/2003; bài viết của TS. Nguyễn Văn Phương: "Một số vấn đề về<br />
khái niệm chất thải", Tạp chí Luật học, số 10/2006; bài viết của Lê Kim Nguyệt: "Một cơ chế<br />
phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số<br />
11/2002; đề tài "Một số vấn đề quản lý chất thải y tế tại Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp của<br />
Nguyễn Kim Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; đề tài khoa học cấp trường<br />
của TS. Nguyễn Văn Phương:"Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải",2008; đề<br />
tài "Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ", khóa luận tốt nghiệp của<br />
Nguyễn Thu Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 v.v...<br />
Hầu hết các đề tài, bài viết này chỉ đi phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến quản<br />
lý chất thải rắn và chỉ có một số khía cạnh liên quan đến phí bảo vệ môi trường đối với chất<br />
thải rắn mà chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đề cập một cách toàn<br />
<br />
2<br />
<br />
diện và có hệ thống, có tính chuyên sâu về vấn đề phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn<br />
ở Việt Nam. Do đó đề tài mà luận văn đề cập sẽ là bài viết đi sâu vào tìm hiểu pháp luật về<br />
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, là vấn đề mà chưa được quan tâm nghiên cứu<br />
nhiều trong mối tương quan với các vấn đề liên quan đến công cụ kinh tế trong quản lý chất<br />
thải.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
- Mục đích<br />
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích:<br />
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề chung về phí và pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói<br />
chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng, phân tích, đánh giá thực trạng<br />
pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;<br />
Hai là, chỉ ra những thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định pháp luật hiện hành về<br />
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy<br />
định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.<br />
- Nhiệm vụ<br />
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ sau:<br />
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phí và pahps luật về bảo vệ<br />
môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng;<br />
+ Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của pháp luật về phí bảo vệ môi trường<br />
đối với chất thải rắn;<br />
+ Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo<br />
vệ môi trường đối với chất thải rắn, đồng thời đề ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định<br />
này.<br />
- Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là những khái niệm về phí, pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối<br />
với chất thải rắn; các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành về phí<br />
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này<br />
qua hoạt động thu phí ở một số địa phương trong những năm gần đây.<br />
* Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu các<br />
quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong pháp luật bảo vệ môi trường<br />
Việt Nam hiện hành. Khi nghiên cứu các quy định cụ thể về phí bảo vệ môi trường đối với<br />
chất thải rắn này, luận văn có đề các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường được<br />
quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như nghiên cứu một cách khái quát về các công<br />
cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường hiện đang được áp dụng ở một số nước trên thế<br />
giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận những vấn đề này chỉ là cơ sở để nghiên cứu toàn diện và có hệ<br />
thống về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định của pháp luật Việt Nam.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên<br />
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,<br />
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ<br />
trương, quan điểm về việc bảo vệ môi trường phát triển bền vững.<br />
<br />
3<br />
<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích,<br />
tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi<br />
những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê... nhằm làm sáng tỏ các vấn đề<br />
trong nội dung luận văn.<br />
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Luận văn là một công trình nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối với chất<br />
thải rắn - một công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường hiện mới được áp<br />
dụng tại Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở chỗ: tìm ra được<br />
những tồn tại trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi<br />
trường đối với chất thải rắn. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần<br />
vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam trên cả<br />
hai phương diện lý luận và thực tiễn.<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở<br />
bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực pháp lý và là tư liệu tham khảo đối<br />
với cơ quan và tổ chức hữu quan.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về phí và pháp luật phí và pháp luật bảo vệ môi trường<br />
đối với chất thải rắn ở Việt Nam.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam.<br />
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí môi trường đối với chất<br />
thải rắn ở Việt Nam.<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ VÀ PHÁP LUẬT<br />
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM<br />
1.1. Khái quát về công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệ môi trường<br />
1.1.1. Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường<br />
Công cụ quản lý và bảo vệ môi trường được hiểu là các phương thức hay biện pháp hành<br />
động thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và<br />
sản xuất. Các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường rất đa dạng. Nhưng tuy nhiên, về cơ bản,<br />
các công cụ kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ khác.<br />
Dưới góc độ pháp lý thì công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là những<br />
công cụ chính sách do pháp luật quy định được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích<br />
của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thường xuyên tác động tới môi trường<br />
nhằm thay đổi hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường.<br />
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005: công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường<br />
bao gồm: ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế môi trường; phí bảo vệ môi<br />
trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên<br />
<br />
4<br />
<br />
nhiên; quỹ bảo vệ môi trường và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi<br />
trường.<br />
1.1.2. Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường<br />
Thứ nhất, công cụ kinh tế có tính linh hoạt và mềm dẻo tạo điều kiện cho các tổ chức và cá<br />
nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.<br />
Thứ hai, công cụ kinh tế có tính hiệu quả về bảo vệ môi trường, nhất là trong nền kinh tế<br />
thị trường; Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường do đó các<br />
hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác; Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo<br />
tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải.<br />
Thứ ba, công cụ kinh tế có tính công bằng về mặt xã hội, bởi lẽ, một trong những nguyên<br />
tắc hình thành lên công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là nguyên tắc "Người<br />
gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc "Người hưởng lợi phải trả tiền".<br />
Thứ tư, công cụ kinh tế có tính kích thích lợi ích kinh tế.<br />
Thứ năm, công cụ kinh tế bảo đảm bảo vệ môi trường gắn liền trong quá trình sản xuất,<br />
kinh doanh.<br />
1.1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường<br />
Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường khác, công cụ kinh tế có một<br />
số ưu điểm nhất định và chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công<br />
cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường<br />
Thứ hai, các công cụ kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để quản lý và bảo vệ môi<br />
trường.<br />
Thứ ba, các công cụ kinh tế kích thích các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho<br />
môi trường qua đó góp phần định hướng nền kinh tế phát triển thân thiện với môi trường.<br />
1.2. Quan niệm về phí môi trường đối với chất thải rắn<br />
* Quan niệm về phí bảo vệ môi trường<br />
Phí bảo vệ môi trường là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, được thu từ các tổ<br />
chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh các nguồn tác động xấu<br />
đối với môi trường nhằm hình thành lên nguồn tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường.<br />
Đặc trưng phí bảo vệ môi trường:<br />
Thứ nhất, về đối tượng nộp phí. Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi<br />
trường 2005 thì "tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh<br />
nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường".<br />
Thứ hai, về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là các chất thải như nước thải (Điều 2<br />
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc là các yếu tố vật chất là đối<br />
tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường như<br />
các loại khoáng sản: đá, cát, đất, than, sét, sỏi…trong hoạt động khai thác khoáng sản (Điều 2<br />
Nghị định số 137/2005/ NĐ-CP).<br />
Thứ ba, về mức phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì<br />
mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:<br />
- Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường.<br />
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;<br />
- Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.<br />
<br />
5<br />
<br />