ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN THÀNH NAM<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – NĂM 2006<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thƣơng<br />
mại, song hoạt động này cũng đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều<br />
nguyên nhân, chẳng hạn nhƣ khách hàng thua lỗ trong kinh doanh nhƣng cũng có trƣờng hợp<br />
khách hàng cố tình chây ỳ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Những khoản cho vay lớn nếu bị tổn thất<br />
có thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản, không những thế nó còn đe doạ đến tính an toàn và ổn<br />
định của toàn hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân<br />
hàng thì điều kiện quan trọng nhất khi ngân hàng xét duyệt cho vay đó là khách hàng phải có khả<br />
năng hoàn trả nợ vay. Đối với những khách hàng có uy tín trong việc vay trả nợ ngân hàng, có<br />
khả năng tài chính mạnh và có triển vọng kinh doanh trong tƣơng lai thì ngân hàng có thể cho<br />
vay không cần bảo đảm. Ngƣợc lại, đối với khách hàng không đạt đƣợc các điều kiện trên thì để<br />
hạn chế rủi ro ngân hàng chỉ cho vay khi có tài sản bảo đảm. Việc cho vay có tài sản bảo đảm có<br />
một số tác dụng sau đây:<br />
+ Để có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất không đúng nhƣ dự kiến. Nguồn<br />
thu nợ thứ nhất là cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay. Trong cho vay kinh doanh, nguồn thu<br />
nợ thứ nhất từ doanh thu thực tế đối với cho vay ngắn hạn, từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho<br />
vay trung và dài hạn. Trong cho vay tiêu dùng, nguồn thu nhập thứ nhất từ thu nhập của cá nhân<br />
nhƣ tiền lƣơng, các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gửi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập<br />
khác[54, tr.85-86]. Trƣờng hợp vì lý do nào đó mà nguồn thu thứ nhất không thực hiện đƣợc nhƣ<br />
kinh doanh thua lỗ, bị sa thải... dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, khi đó<br />
nguồn thu từ việc xử lý tài sản sẽ bù đắp tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác, việc cho vay có bảo<br />
đảm bằng tài sản sẽ bảo đảm quyền ƣu tiên của NHTM trong việc thu hồi nợ trong trƣờng hợp<br />
khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán, đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng là doanh<br />
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.<br />
<br />
+ Ràng buộc trách nhiệm, ngăn chặn tƣ tƣởng chây ỳ không trả nợ mặc dù có khả năng<br />
trả. Việc cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt là trƣờng hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nhiều<br />
giá trị khoản vay sẽ khiến khách hàng tích cực trong việc trả nợ để có thể thu hồi đƣợc tài sản.<br />
+ Giới hạn khả năng vay của bên vay. Nhu cầu của khách hàng có thể rất nhiều nhƣng tài<br />
sản của họ chỉ có giới hạn. Nếu ngân hàng cho vay vƣợt quá nhiều tài sản của khách hàng sẽ<br />
tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì khi đó, khách hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay chứ không<br />
bằng vốn tự có. Khi dự án ít hoặc không có vốn tự có, khách hàng có thể đƣa ra các quyết định<br />
kinh doanh táo bạo, chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra, thì việc thu hồi toàn bộ khoản nợ<br />
là không thể vì khách hàng không có đủ tài sản để xử lý.<br />
+ Chống lừa đảo, giân lận. Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm<br />
cho khoản vay sẽ hạn chế rất nhiều những vụ lừa đảo làm giả hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt<br />
vốn của ngân hàng một cách bất hợp pháp.<br />
+ Giúp ngân hàng nắm đƣợc số liệu tài sản của bên vay. Việc cho vay có bảo đảm bằng<br />
tài sản sẽ bảo đảm cho NHTM quản lý, theo dõi đƣợc hoạt động của khách hàng vay một cách<br />
chặt chẽ hơn, từ đó bảo dảm an toàn cho NHTM trong việc thu hồi nợ vay.<br />
Nhƣ vậy, bảo đảm tiền vay có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng<br />
thƣơng mại, bởi lẽ đây chính là các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro khi ngân hàng cho khách hàng<br />
vay vốn. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền<br />
kinh tế do hoạt động ngân hàng có ảnh hƣởng sâu sắc, lâu dài và mang tính chất dây truyền đối<br />
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.<br />
Tuy nhiên, nếu quá chú trọng yếu tố này chƣa hẳn đã tốt, trong thời gian qua một số cán<br />
bộ ngân hàng đã quá chú trọng vai trò của tài sản bảo đảm, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định<br />
cho vay không quan tâm đến các điều kiện khác, điều này chính là nguyên nhân làm giảm chất<br />
lƣợng tín dụng[55, tr.172].<br />
Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách khoa học về bảo đảm tiền vay, làm rõ các vấn đề<br />
lý thuyết của bảo đảm tiền vay để có một cách hiểu đúng đắn về vai trò của nó trong hoạt động<br />
cho vay của NHTM là thực sự cần thiết. Tuy nhiên do sự giới hạn về thời gian nghiên cứu, luận<br />
văn chỉ nghiên cứu một biện pháp trong bảo đảm tiền vay, đó là biện pháp thế chấp tài sản.<br />
<br />
Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của nƣớc ta hiện nay, các quy định về thế chấp tài<br />
sản đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau nhƣ: luật dân<br />
sự, luật đất đai, luật ngân hàng, hàng không, hàng hải, luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ..., điều này<br />
thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc ta đối với vấn đề bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng nói<br />
chung và thế chấp tài sản nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay một số quy định hiện hành về thế chấp<br />
tài sản tỏ ra bất cập không còn phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, chƣa đáp ứng đƣợc sự vận<br />
động đa dạng, phức tạp của quan hệ tín dụng. Mặt khác, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và một số<br />
văn bản khác đã đƣợc sửa đổi và ban hành mới đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong quan<br />
niệm về thế chấp và tài sản thế chấp trong khi đó pháp luật ngân hàng lại chƣa có sự sửa đổi kịp<br />
thời dẫn đến sự mâu thuẫn trong các quy định pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản. Ngoài ra,<br />
pháp luật về thế chấp tài sản còn có một số nội dung không theo thông lệ quốc tế (nhƣ đăng ký<br />
thế chấp, xử lý tài sản thế chấp...).<br />
Vì thế, để hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định về thế chấp tài sản, cũng nhƣ phát<br />
hiện những điểm thiếu sót, chƣa đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản, thì việc<br />
nghiên cứu đề đề tài này càng trở nên rất cần thiết nhằm kịp thời sửa đổi các quy định pháp luật<br />
ngân hàng hiện hành về thế chấp tài sản, góp phần đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và<br />
phù hợp với thông lệ quốc tế.<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu:<br />
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thế chấp tài sản, đã có một số<br />
đề tài, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nhƣ sau: Chế độ pháp lý về giao dịch bảo đảm<br />
trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (khoá luận tốt nghiệp - Vũ Diệu Huyền), Pháp luật<br />
về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (Luận văn thạc sỹ luật học - Trần Thị<br />
Minh Tâm), Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế (Luận văn thạc sỹ luật học - Lê<br />
Quốc Hiền); Thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nƣớc ta hiện<br />
nay (Luận văn thạc sỹ - Bùi Thị Thanh Hằng), bài “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng” của PTS. Lê Hồng Hạnh - Tạp chí Luật học số 1/1996; bài “Xử lí tài sản thế chấp<br />
là giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng” của<br />
ThS. Doãn Hồng Nhung - Tạp chí Luật học số 03/2002, bài “Về thế chấp tài sản trong bảo đảm<br />
<br />
thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của Nguyễn Văn Hoạt - Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật<br />
số 10/1998; bài “Xử lý những vƣớng mắc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín<br />
dụng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” của ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Tạp chí Thị<br />
trƣờng Tài chính tiền tệ 15/11/2004...<br />
Tuy nhiên, các đề tài, bài báo nêu trên vẫn chƣa nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn<br />
diện về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa,<br />
những đề tài, bài báo này có thời gian nghiên cứu cách đây đã nhiều năm nên chƣa cập nhật đƣợc<br />
các nội dung mới trong các quy định của pháp luật, không đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn.<br />
<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục tiêu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bản chất và các quy định pháp luật<br />
hiện hành của biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại tại<br />
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn<br />
thiện và nâng cao hiệu quả của chế định này.<br />
Để đạt mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:<br />
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung và<br />
biện pháp thế chấp tài sản nói riêng. Đƣa ra cách hiểu đúng đắn về thế chấp tài sản, mục đích, vai<br />
trò và ý nghĩa của biện pháp này trong hoạt động ngân hàng, góp phần làm cơ sở để hiểu và vận<br />
dụng biện pháp này trong thực tiễn<br />
- Đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản và việc thực thi các quy định này trong<br />
thực tiễn từ đó rút ra các ƣu điểm, hạn chế của chế định này.<br />
- Đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện chế định thế chấp tài sản, góp phần đảm bảo sự đồng<br />
bộ của hệ thống pháp luật<br />
<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />