Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh<br />
nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp<br />
Đinh Hải Yến<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Hữu Nghị<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy<br />
định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) một cách<br />
có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới<br />
trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà<br />
Việt Nam cần học hỏi. Nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãi<br />
thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế<br />
TNDN đến nay, đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những<br />
vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. Đưa ra xu<br />
hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần đạt được và đề xuất<br />
một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để. Qua<br />
đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp<br />
luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách<br />
phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.<br />
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thuế thu nhập; Doanh Nghiệp<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuế TNDN là khoản thu quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu<br />
NSNN. Thuế TNDN là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô<br />
nền kinh tế và thu ngân sách, trong đó cùng với thuế suất phổ thông, hệ thống pháp luật về<br />
ưu đãi thuế TNDN đóng vai trò then chốt.<br />
Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã được đưa vào<br />
Luật Thuế TNDN và các văn bản pháp luật về đầu tư. Qua gần 20 năm thực hiện, chúng ta đã<br />
có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đa dạng và tương đối hoàn chỉnh với các quy<br />
định chi tiết về các điều kiện ưu đãi, các hình thức ưu đãi và mức độ ưu đãi. Điều này đã góp<br />
phần tăng cường thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế ổn định, xoá đói và giảm nghèo. Việt<br />
Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006. Sự kiện này<br />
mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức không nhỏ đối với chúng ta. Chúng ta cần phải<br />
có những chính sách ưu đãi thoả đáng để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh. Một<br />
<br />
trong những chính sách khuyến khích được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đó là các quy định<br />
ưu đãi về thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN.<br />
Trong bối cảnh hiện nay, một yêu cầu được đặt ra là hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế<br />
TNDN một mặt phải vừa thực hiện được mục tiêu quan trọng là quản lý, điều tiết vĩ mô nền<br />
kinh tế; mặt khác vừa phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế. Đồng thời, tính hiệu<br />
quả của hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đến nay chưa được xem xét, đánh giá một<br />
cách đầy đủ và toàn diện. Từ thực tiễn này, đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh<br />
nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm<br />
luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn<br />
diện những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN.<br />
2. Mục đích của nghiên cứu<br />
Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, đề tài<br />
nghiên cứu có mục đích như sau:<br />
Thứ nhất, là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy<br />
định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn<br />
diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật<br />
về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi.<br />
Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãi<br />
thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế TNDN<br />
đến nay, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn<br />
đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN.<br />
Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần<br />
đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều<br />
kiện để. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện<br />
pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách<br />
phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Do thời gian có hạn nên tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi thuế<br />
TNDN tại Việt Nam thông qua pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN (Luật Thuế TNDN,<br />
Luật Quản lý thuế, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành...). Bên cạnh đó, để khách<br />
quan hơn tác giả còn nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của một số nước nhằm làm<br />
rõ hơn tình hình thực hiện nội dung pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN tại Việt Nam.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương<br />
pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng,<br />
phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh,<br />
phương pháp định tính, định lượng… Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực<br />
hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối<br />
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phương pháp được sử<br />
dụng để giải quyết mục tiêu đề ra.<br />
5. Kết cấu đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập<br />
doanh nghiệp ở Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI THUẾ THU<br />
NHẬP DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập công ty)<br />
Thuế thu nhập là tên gọi để chỉ những sắc thuế lấy thu nhập làm đối tượng tính thuế.<br />
Trong hệ thống luật thực định về thuế ở các nước, thuế thu nhập được phân chia thành hai loại<br />
là thuế thu nhập công ty (thuế TNDN) và thuế thu nhập cá nhân.<br />
Thuế thu nhập công ty (thuế TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cơ sở<br />
kinh doanh trong kỳ tính thuế.<br />
Thuế thu nhập công ty ở các nước đều có quy định về chế độ ưu đãi thuế, miễn giảm<br />
thuế. Tuy nhiên do chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia là khác<br />
nhau mà các nước có sự quy định về ưu đãi thuế cho ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khác nhau.<br />
Ở Việt Nam, thuế TNDN cũng có quy định về mức thuế suất ưu đãi, về các trường hợp được<br />
miễn, giảm thuế cho các đối tượng kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn<br />
khuyến khích đầu tư theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.<br />
1.2 Quan niệm pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được hiểu là những quy định về những biện pháp,<br />
những lợi thế nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế TNDN cho các nhà đầu tư, khuyến khích và<br />
thu hút đầu tư mà Nhà nước dành cho những DN hoặc những nhóm DN nhất định (ưu đãi về<br />
thuế suất, thời gian miễn giảm...) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện<br />
nhất định.<br />
Pháp luật ưu đãi thuế TNDN được coi là một bộ phận trong chiến lược khuyến khích<br />
phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Khi nói đến chiến lược của một đất<br />
nước là nói về quan điểm, cách nhìn nhận chính thống của nhà nước đó về một lĩnh vực, một<br />
hoạt động trong một giai đoạn nhất định. Các quan điểm chính thống của nhà nước thuộc<br />
phạm trù ý chí, vì vậy chúng là vô hình. Để cụ thể hoá các quan điểm chính thống này, nhà<br />
nước thông qua hình thức các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.<br />
1.3 Những yếu tố chi phối pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
Cũng như những quy định pháp luật về kinh tế khác, các quy định pháp luật về ưu đãi<br />
thuế TNDN được ban hành dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác<br />
nhau, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất là: chính trị, kinh tế và xã hội. Cụ thể:<br />
1.3.1 Yếu tố chính trị<br />
Các luật thuế nói chung, pháp luật ưu đãi thuế TNDN nói riêng phải thể hiện được các<br />
quan điểm chính trị của nhà nước trên từng lĩnh vực, trong từng thời kỳ để đảm bảo việc điều<br />
hành đất nước thông suốt.<br />
Trong giai đoạn hội nhập, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN không chỉ thể hiện ý chí của<br />
nhà nước mà còn thể hiện một phần ý chí của cộng đồng quốc tế thông qua các cam kết và<br />
Hiệp định.<br />
1.3.2 Yếu tố kinh tế<br />
Trên cơ sở kinh tế, các quy định pháp luật về thuế nói chung, pháp luật về ưu đãi thuế<br />
TNDN nói riêng được xây dựng mới mang tính chất khả thi cao. Một chính sách ưu đãi thuế<br />
TNDN tốt là vừa huy động được nguồn tài chính dồi dào vào NSNN nhưng cũng vừa tạo điều<br />
kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển.<br />
<br />
4<br />
<br />
Những yếu tố kinh tế thường tác động đến các quy định pháp luật về ưu đãi thuế<br />
TNDN là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân<br />
đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường, sự biến động của Ngân sách, tỷ giá hối<br />
đoái...<br />
Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với pháp luật về ưu đãi thuế TNDN<br />
để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựng các quy<br />
định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh<br />
tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ của mỗi quốc gia.<br />
1.3.3 Yếu tố xã hội<br />
Một hệ thống pháp luật ưu đãi thuế TNDN ban hành có cơ sở kinh tế vững chắc nhưng<br />
gây ra sự xáo trộn xã hội lớn sẽ không thể tồn tại lâu dài được.<br />
Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố xã hội đến các quy định pháp luật về ưu đãi<br />
thuế TNDN và tác động của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đến các lĩnh vực xã hội giúp<br />
chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hội của thuế, qua đó thấy rõ về yêu cầu xây dựng pháp<br />
luật về ưu đãi thuế TNDN phải đảm bảo sự chú ý toàn diện đến tất cả các yếu tố liên quan.<br />
1.3.4 Các yếu tố khác<br />
Bên cạnh 3 yếu tố quan trọng nêu trên, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cũng<br />
chịu tác động của các yếu tố khác (mối tương quan với các cam kết quốc tế về thuế và các<br />
Hiệp định về thuế; mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật đầu tư, hay Luật quản lý thuế…)<br />
1.4 Vai trò của pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
Vai trò của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được thể hiện trên các khía<br />
cạnh sau đây:<br />
1.4.1 Góp phần điều tiết nền kinh tế<br />
Ưu đãi thuế TNDN tức là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện<br />
thuận lợi khi nộp thuế TNDN. Thông qua thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế<br />
TNDN, Nhà nước đã điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể<br />
của cục diện nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Tác dụng kích thích của các<br />
quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được xem như một hình thức Nhà nước cấp phát vốn<br />
trực tiếp cho các DN và các tầng lớp dân cư. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, Nhà nước có thể<br />
tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích luỹ và tích tụ vốn<br />
trong các DN và dân cư.<br />
1.4.2 Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN<br />
Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế tạo môi trường đầu tư kinh<br />
doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế<br />
suất chung để khuyến khích DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới<br />
thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế<br />
phát triển, góp phần tạo nguồn thu cho NSNN.<br />
1.4.3 Là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội<br />
Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình<br />
phân phối thu nhập, của cải của xã hội và đặc biệt pháp luật về ưu đãi thuế cũng góp phần<br />
điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.<br />
<br />
5<br />
<br />