Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người<br />
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập<br />
Lò Thùy Linh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
<br />
Abstract. Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng<br />
gia nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích các quy định pháp<br />
luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, so sánh với pháp<br />
luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới. Đưa ra nhận xét, đánh giá<br />
thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Kiến nghị nhằm hoàn<br />
thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia<br />
nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù hợp với thực tiễn tại<br />
Việt Nam và quốc tế.<br />
Keywords. Người tiêu dùng; Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Hợp đồng kinh tế.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu<br />
sắc như hiện nay thúc đẩy giao lưu thương mại ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.<br />
Trên thị trường, hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng đem đến nhiều<br />
cơ hội được lựa chọn và sử dụng sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu<br />
dùng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm phạm về quyền và<br />
lợi ích hợp pháp từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như: vấn đề thực phẩm không<br />
an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm<br />
<br />
lẫn… Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được coi là một trong những yêu cầu tất yếu<br />
của một xã hội dân chủ và văn minh, vì sự phát triển và tiến bộ của con người.<br />
Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng được<br />
thiết lập và duy trì thông qua hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp đồng là công cụ thiết yếu để ghi<br />
nhận các thoả thuận và tạo lập sự cân bằng tương đối lợi ích giữa các bên và do đó các bên<br />
trong quan hệ hợp đồng hoàn toàn được tự nguyện thoả thuận trên cơ sở tự do ý chí nhằm<br />
thiết lập “luật chơi chung”. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng mà nhà sản xuất, kinh doanh<br />
hàng hoá, dịch vụ ký kết với người tiêu dùng lại là những hợp đồng được soạn thảo sẵn với<br />
các điều kiện giao dịch được thiết lập từ trước đó, hay còn được gọi là hợp đồng gia nhập. Vì<br />
vậy, người tiêu dùng thông thường vẫn là một bên yếu thế hơn so với nhà sản xuất, kinh<br />
doanh hàng hoá, dịch vụ về khả năng tiếp cận thông tin cũng như khả năng đàm phán các điều<br />
khoản của hợp đồng bởi thực chất người tiêu dùng chỉ là bên gia nhập hợp đồng.<br />
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra kể từ sau Đại hội toàn quốc<br />
lần thứ VI của Đảng năm 1986 - mốc son đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế<br />
đất nước, từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận<br />
hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Việc thừa nhận nền kinh tế thị<br />
trường, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đang làm thay đổi căn bản những vấn đề về<br />
nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />
ở Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là một trong những chính sách quan<br />
trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm hiện thực hoá mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội<br />
công bằng, dân chủ, văn minh”. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã thực sự trở thành<br />
một lĩnh vực pháp luật độc lập, có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là<br />
khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành vào năm 1999, dự kiến sẽ<br />
được nâng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2010.<br />
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập với một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá,<br />
dịch vụ vẫn chưa được đảm bảo và hiện người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận sự thiệt thòi, bất<br />
lợi khi giao kết hợp đồng mà không có cơ hội được đàm phán cũng như cơ hội lên tiếng để<br />
bảo vệ chính mình. Pháp luật vẫn chưa đủ mạnh và trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo<br />
vệ người tiêu dùng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia nhập. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu đầy đủ các khía cạnh pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng<br />
gia nhập nói riêng cũng như xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về bảo vệ<br />
người tiêu dùng nói chung là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay.<br />
<br />
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ<br />
quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ<br />
luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mặc dù xuất hiện và được đề cập đến chưa lâu ở<br />
Việt Nam nhưng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến cuốn “Tìm hiểu Luật bảo vệ<br />
người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện Nhà nước và<br />
Pháp luật, NXB Lao động, 1999; “Nghiên cứu người tiêu dùng: Những vấn đề về việc bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Đoàn Văn Trường, NXB khoa học và kỹ thuật, 2003; “Tìm<br />
hiểu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng” của Bá Linh, NXB Tư pháp, 2005; “Sổ tay công tác bảo vệ<br />
người tiêu dùng” của Cục quản lý cạnh tranh - Bộ thương mại, NXB Chính trị quốc gia, 2006.<br />
Ngoài ra, còn có các bài viết có liên quan khác như: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp<br />
luật cạnh tranh” của Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2000; “Pháp luật<br />
và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng” của Đặng Vũ Huân đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số<br />
chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1/2005; “Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu<br />
dùng” của Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1/2009; “Điều kiện thương mại<br />
chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS. TS Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và pháp<br />
luật số 9/2000; “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Nguyễn Văn<br />
Vân, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2000.<br />
Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến các<br />
vấn đề lý luận về người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hoặc chỉ đề cập đến<br />
khía cạnh nào đó của hợp đồng gia nhập, chứ chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện<br />
về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý. Do<br />
vậy, vai trò và ý nghĩa của hợp đồng gia nhập trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà<br />
kinh doanh, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng cần được tiếp tục nghiên<br />
cứu và hoàn thiện.<br />
3. Mục đích của đề tài<br />
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý, góp phần hoàn thiện các quy định<br />
pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung<br />
làm rõ một số nội dung sau:<br />
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng gia<br />
nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.<br />
<br />
- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp<br />
đồng gia nhập, so sánh với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới.<br />
- Đưa ra nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập tại Việt Nam.<br />
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />
trong hợp đồng gia nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù hợp với thực<br />
tiễn tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin làm cơ sở<br />
phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng<br />
một số phương pháp sau:<br />
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý và<br />
tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn trong việc bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia<br />
nhập.<br />
- Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định để<br />
làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy định khác trong<br />
hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.<br />
- Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh các quy định pháp luật Việt Nam với một<br />
số nước trên thế giới.<br />
5. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn<br />
Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện<br />
về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay,<br />
đưa ra và phân tích những vấn đề có tính lý luận về hợp đồng gia nhập làm cơ sở cho các luận<br />
cứ khoa học của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập bằng pháp<br />
luật hiện hành. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần hoàn thiện hơn<br />
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, nhất là khi<br />
quá trình pháp điển hoá Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành Luật bảo vệ quyền<br />
lợi người tiêu dùng đang tích cực được hoàn thành.<br />
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật Việt<br />
Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, tìm ra nguyên nhân<br />
cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch<br />
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp<br />
phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý<br />
<br />
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ chế và các thiết<br />
chế bảo vệ quyề n lơ ̣i ngư ời tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm<br />
ba chương, trong đó:<br />
Chương 1: Khái quát chung về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp<br />
đồng gia nhập<br />
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng<br />
gia nhập<br />
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người<br />
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.<br />
<br />
Reference<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
<br />
1.<br />
<br />
Bình An (2009), Ký hợp đồng bảo hiểm: Thận trọng kẻo “nắm đằng lưỡi”,<br />
http://www.suckhoedoisong.vn.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Hồng Anh (2010), Nạn nhân đầu tiên của 3G, http://vnexpress.net/GL/Kinhdoanh/2010/04/3.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Corinne renault - Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, NXB Văn hoá –<br />
Thông tin, Hà Nội, tr. 8.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Cục quản lý cạnh tranh - Bộ thương mại (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng,<br />
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 55 – 56.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ngô Huy Cương (2009), Tài liệu giảng dạy cao học: Luật hợp đồng (Trích trong đề tài<br />
đặc biệt cấp Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội, tr. 31, 162 – 170.<br />
<br />