Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập<br />
doanh nghiệp<br />
Nguyễn Thị Thu Hà<br />
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn : TS. Doãn Hồng Nhung<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
112 tr .<br />
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập<br />
doanh nghiệp. Phân tích, bình luận nhằm làm rõ các yếu tố chủ yếu của các khái niệm<br />
như vốn, góp vốn, tài sản góp vốn. Phân tích và đánh giá thực trạng những nội dung cơ<br />
bản của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam như chủ<br />
thể góp vốn, hình thức góp vốn, thủ tục góp vốn. Kiến nghị một số giải pháp cơ bản<br />
nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt<br />
Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Góp vốn; Luật doanh nghiệp<br />
<br />
Content.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Một trong những mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật về doanh nghiệp của<br />
Việt Nam là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5<br />
thông qua ngày 12/6/1999. Luật Doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự hợp nhất Luật<br />
Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, hướng tới những cải cách<br />
tương đối toàn diện về doanh nghiệp đánh dấu thời kỳ mở đầu thực hiện chủ trương<br />
Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước cùng với việc hội nhập quốc tế.<br />
Ở mức phát triển toàn diện hơn, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc Hội<br />
khoá X kỳ họp thứ 10 thông qua đã quy định đầy đủ hơn, rõ nét hơn về các vấn đề liên<br />
quan đến việc góp vốn thành lập, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.<br />
<br />
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và những quy định có ý<br />
nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia kinh doanh… Những quy<br />
định mang tính ưu việt đó đã khẳng định sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam<br />
năm 2005 góp một phần không nhỏ vào các thành tựu chung của công cuộc đổi mới<br />
đất nước, phát triển kinh tế.<br />
Có thể nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra<br />
đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Sự phát triển như vũ bão các loại hình<br />
doanh nghiệp đó đã kéo theo những tranh chấp trong và xung quanh doanh nghiệp.<br />
Trong đó tranh chấp về vấn đề góp vốn, tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp xảy<br />
ra tương đối nhiều. Mặt khác, pháp luật về doanh nghiệp luôn luôn được sửa đổi, bổ<br />
sung nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, văn hoá pháp lý về doanh nghiệp của<br />
người dân Việt Nam còn thấp và hoạt động xét xử còn nhiều lúng túng trong việc giải<br />
quyết các vấn đề tranh chấp. Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu pháp luật Việt<br />
Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là luôn cần thiết cho cả công tác lý luận và<br />
thực tiễn.<br />
Bên cạnh pháp luật về doanh nghiệp, chúng ta không thể không nhắc tới sự ra<br />
đời và phát triển của Pháp luật Dân sự, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật đất đai…<br />
đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển pháp luật về doanh nghiệp nói riêng và việc<br />
phát triển kinh tế của đất nước nói chung.<br />
Góp vốn thành lập doanh nghiệp không phải là một khía cạnh mới, nhưng trong<br />
hệ thống các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, khía cạnh này<br />
tuy đã được quy định nhưng vẫn chưa được đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ dẫn tới nhiều<br />
tranh cãi và hiểu sai, hiểu không toàn diện. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2005 với tư<br />
cách là một đạo luật gốc cho các ngành luật trong đó có Luật Doanh nghiệp, nhưng<br />
bản thân Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về các vấn đề liên quan đến việc góp vốn<br />
thành lập doanh nghiệp vẫn còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất.<br />
Hơn nữa, trong nền KTTT, lĩnh vực kinh tế tư nhân ngày càng được ưu tiên phát<br />
triển. Việc làm ăn kinh doanh của người dân được thực hiện dưới hình thức doanh<br />
<br />
nghiệp (pháp nhân) là một điều tất yếu và đang được khuyến khích thúc đẩy. Trong bối<br />
cảnh đó, góp vốn kinh doanh trong nền KTTT ngày càng trở nên phức tạp hơn. Việc<br />
nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về góp vốn giúp cho các chủ thể kinh<br />
doanh hiểu biết thêm kiến thức pháp luật và dễ dàng quyết định việc góp vốn của mình<br />
một cách an toàn và hiệu quả hơn. Mặt khác, Nền KTTT xuất hiện nhiều yếu tố kinh tế<br />
mới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như vấn đề “tài sản ảo”, “giá trị thương<br />
hiệu”, ...những yếu tố này cần phải được hiểu rõ và phải được pháp luật điều chỉnh theo<br />
xu hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Góp vốn thành lập doanh nghiệp tạo<br />
điều kiện cho phát huy nhiều năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao<br />
động. Các doanh nghiệp kinh doanh làm giàu cho cá nhân, tổ chức. Dân giàu, nước<br />
mạnh là mục tiêu lớn mà Nhà nước ta luôn quan tâm.<br />
Như vậy, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp là mảng đề tài đã và<br />
đang được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Việc nghiên cứu tổng quát các quy<br />
định pháp luật về vốn, góp vốn, tài sản góp vốn...giúp cho ta nhận thức rõ hơn các<br />
quan điểm, quan niệm về các vấn đề này một cách có hệ thống và qua đó áp dụng vào<br />
thực tiễn một cách có hiệu quả. Qua việc nghiên cứu các quy định này, đặc biệt là quy<br />
định về tài sản góp vốn, pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh theo xu hướng đa dạng hóa<br />
các hình thức tài sản góp vốn.Tuy không còn là mới mẻ trong công tác lý luận và thực<br />
tiễn cuộc sống, nhưng để nghiên cứu một cách toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh nền<br />
kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, thì việc nghiên cứu<br />
khía cạnh góp vốn thành lập doanh nghiệp càng trở nên cần thiết.<br />
Xuất phát từ các lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về góp<br />
vốn thành lập doanh nghiệp” tác giả nghiên cứu cố gắng đóng góp một phần các yêu<br />
cầu mà lý luận và thực tiễn đang đặt ra.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Ở Việt Nam các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa<br />
học, giới luật học và các thương gia quan tâm. Trong những năm gần đây đã có nhiều<br />
hội thảo, nhiều bài báo, đề tài khoa học nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của<br />
<br />
doanh nghiệp như doanh nghiệp với nền kinh tế thị trường, văn hoá pháp lý trong<br />
doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hợp đồng thành lập công ty,…Những người<br />
nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung cũng như pháp luật về doanh nghiệp nói riêng<br />
chủ yếu từ những năm 1990 trở lại đây có xu hướng ngày càng nhiều. Trong những<br />
công trình nghiên cứu đó, tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như:<br />
Phạm Duy Nghĩa (1990), “Các khía cạnh Luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí<br />
tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp liên doanh<br />
với nước ngoài”, Luận án PTS KH luật học. Luận án đã chỉ ra bản chất pháp lý của các<br />
thoả thuận góp vốn thành lập công ty, những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng góp vốn<br />
công nghệ vào doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, cách thức thoả thuận về giá trị công<br />
nghệ doanh nghiệp liên doanh.<br />
Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong pháp luật dân sự Việt<br />
Nam”, sách chuyên khảo. Cuốn sách có thể được coi là một trong những dấu ấn đầu<br />
tiên nghiên cứu pháp luật về tài sản một cách có hệ thống trong lịch sử nghiên cứu lập<br />
pháp tại Việt Nam. Việc hiểu biết rõ về phân loại tài sản có ý nghĩa rất quan trọng đối<br />
với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.<br />
Ngô Huy Cương (2004) “Hợp đồng góp vốn thành lập công ty” Luận án tiến sỹ<br />
luật học. Luận án đã cho ta cái nhìn tổng quát, có hệ thống lý luận pháp luật về Hợp<br />
đồng thành lập công ty hiện nay ở Việt Nam. Luận án cũng đã phân tích và đánh giá<br />
một cách tương đối có hệ thống hiện trạng pháp luật về hợp đồng thành lập công ty<br />
cũng như đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể nhằm xây dựng chế định hợp đồng<br />
thành lập công ty ở Việt Nam hiện nay và cách thức xây dựng chế định này, những nội<br />
dung pháp lý chủ yếu và việc pháp điển hoá nó trong Bộ Luật dân sự năm 2005.<br />
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn, quản lý và tranh<br />
chấp theo luật doanh nghiệp năm 2005” Cuốn sách đáp ứng được các yêu cầu mới từ<br />
khi Luật doanh nghiệp năm 2005 ban hành như: Những khái niệm và định chế đã tồn<br />
tại ở các nước đã khá lâu mà nay do nhu cầu hội nhập chúng ta bị buộc phải đem vào;<br />
việc thực hiện Luật Công ty kể từ năm 1990 đến nay đã để lại một số thực tiễn mà bây<br />
<br />
giờ có thể trình bày để độc giả có thông tin áp dụng trong hoàn cảnh của mình; Cuốn<br />
sách cũng đưa ra những sửa đổi của Luật doanh nghiệp năm 2005 so với Luật doanh<br />
nghiệp năm 1999.<br />
Phạm Tuấn Anh (2009), “Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam”<br />
Luận văn thạc sỹ luật học. Luận văn đã nghiên cứu một cách khái quát, có hệ thống<br />
các vấn đề pháp lý về vốn góp, hình thức góp vốn, thực trạng pháp luật Việt Nam về<br />
vấn đề góp vốn... dựa trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập<br />
doanh nghiệp và trên cơ sở tham khảo pháp luật của một số nước về vấn đề này, Luận<br />
văn cũng đã đưa ra được một số định hướng cơ bản nhằm giải quyết tồn tại của pháp<br />
luật về góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.<br />
Hồng Vân (2009), “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam”, Luận văn<br />
thạc sỹ Luật học. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận của pháp luật về góp<br />
vốn nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng. Qua đó,<br />
Luận văn đã đánh giá một cách toàn diện pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền<br />
sử dụng đất. Luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện các quy định<br />
pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị<br />
trường bất động sản ở Việt Nam; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai;<br />
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm<br />
nâng cao hiệu quả của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam.<br />
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu chủ yếu được công bố dưới hình thức các<br />
bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học chuyên ngành, sách chuyên khảo. Trong số đó<br />
phải kể đến các bài viết tiêu biểu của TS. Ngô Huy Cương, “Những bất cập về khái<br />
niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ Luật dân sự năm 2005 và định hướng cải cách”,<br />
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc Hội số 11 năm 2009, trang 21-29;<br />
Doãn Hồng Nhung (2003) “Một số ý kiến về góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong<br />
doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam”, Học viện Tư pháp, Tạp chí Ngề luật, Trường<br />
Đào tạo các chức danh tư pháp, chuyên đề cải cách tư pháp số 6 (trang 62-65); Lê Thị<br />
Thu Thủy (2003) “Thế chấp quyền sử dụng đất trong vay vốn ngân hàng: những<br />
vướng mắc cần được tháo gỡ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội số<br />
<br />