Thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong giai<br />
đoạn truy tố<br />
Vũ Đức Ninh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract. Nghiên cứu khái quát về quyền công tố và việc tổ chức thực hành quyền<br />
công tố ở nước ta theo Bộ luật tố tụng hình sự. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm<br />
sát trong giai đoạn truy tố cũng như hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong<br />
cùng thời điểm này. Xem xét thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật về thẩm<br />
quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố bằng cách nhìn vào những phân tích<br />
số liệu về các quyết định mà cơ quan này ban hành trên một địa bàn cụ thể sau đó đưa<br />
ra những nhận xét về thẩm quyền của Viện kiểm sát. Đề xuất một số kiến nghị hoàn<br />
thiện pháp luật về vai trò cũng như vị trí của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố và<br />
một số kiến nghị khác nhằm phát huy cũng như kiện toàn vị trí cơ quan Viện kiểm sát<br />
trong quá trinh cải cách tư pháp hiện nay.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Viện Kiểm sát; Thẩm quyền.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quá trình giải quyết vụ án trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ khi khởi tố vụ án<br />
đến khi bản án có hiệu lực pháp luật được mang ra thi hành phải tiến hành nhiều hoạt động tố<br />
tụng do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Trong số các hoạt động đó thì truy tố do Viện<br />
kiểm sát đảm nhiệm có vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng, phạm vi truy tố và<br />
<br />
ban hành các quyết định để đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án xét xử. Đồng thời,<br />
trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp<br />
luật của các chủ thể tố tụng hình sự khác. Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và<br />
kiểm sát tuân theo pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn này Viện kiểm sát có nhiệm vụ<br />
bảo vệ quan điểm truy tố thông qua các hoạt động của mình mà kết quả cuối cùng là việc ban<br />
hành các quyết định phù hợp với tính chất, mức độ cũng như các diễn biến khách quan của vụ<br />
án trên cơ sở qui định của pháp luật.<br />
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã qui định thủ tục giải quyết vụ án và các quyền<br />
hạn, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng hình sự, trong đó có Viện kiểm<br />
sát. Trên cơ sở chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật tố tụng<br />
hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đã qui đã quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai<br />
đoạn truy tố, đồng thời cũng qui định thủ tục tiến hành các hoạt động trong giai đoạn này của<br />
Viện kiểm sát và các chủ thể có liên quan. Những qui định này của Bộ luật Tố tụng hình sự<br />
năm 2003 đã tạo ra cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình trong quá<br />
trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và giai đoạn truy tố nói riêng góp phần xử lý tội<br />
phạm có hiệu quả đồng thời góp phần bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.<br />
Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự đã bộc lộ những bất cập<br />
của các qui định trong Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như những hạn chế trong việc áp dụng<br />
pháp luật giải quyết vụ án hình sự, như: Sự chồng chéo và khó phân định quyền hạn và trách<br />
nhiệm giữa hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật của Viện<br />
kiểm sát, do việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nhưng việc truy tố lại thuộc<br />
thẩm quyền của Viện kiểm sát nên hoạt động thực hành công tố đôi khi mang tính hình<br />
thức… Vì vậy, nghiên cứu chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát<br />
trong giai đoạn truy tố là đòi cấp thiết hiện nay đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp<br />
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ<br />
trọng tâm tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ<br />
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã hình thành một cách tổng thể về<br />
chính sách tố tụng hình sự trong đó có định hướng "xây dựng nền công tố mạnh" "gắn hoạt<br />
động công tố với hoạt động điều tra" hướng tới xây dựng tố tụng hình sự "dân chủ, minh<br />
bạch" bảo đảm công bằng, góp phần đấu tranh tội phạm có hiệu quả, góp phần bảo đảm lợi<br />
<br />
ích nhà nước, xã hội và bảo đảm quyền con người. Để thực hiện những định hướng này, việc<br />
đổi mới tố chức và hoạt động của Viện kiểm sát là yêu cầu quan trọng và là đòi hỏi khách<br />
quan của thực tiễn giải quyết vụ án. Do vậy, việc nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ quyền hạn<br />
của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần xây<br />
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh là việc nên làm.<br />
Để góp phần làm cụ thể hơn những vấn đề về thầm quyền của Viện kiểm sát trong<br />
giai đoạn truy tố nên tôi chọn đề tài "Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố"<br />
làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học với mong muốn nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận<br />
khoa học cũng như công cuộc củng cố và hoàn thiện hơn nữa về thẩm quyền của Viện kiểm<br />
sát nói chung và trong giai đoạn truy tố nói riêng.<br />
2. Tình hình nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Là một trong nhưng chủ thể của tố tụng hình sự có vai trò quan trọng đối với việc<br />
truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp<br />
luật tố tụng hình sự của quá trình giải quyết vụ án hình sự nên nghiên cứu về chức năng,<br />
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát và các vấn đề có liên quan được nhiều nhà khoa học,<br />
người làm công tác thực tiễn trong ngành kiểm sát quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu<br />
này khá phong phú, dưới nhiều góc khác nhau, được thể hiện qua các đề tài, các sách, các bài<br />
đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu sau: Đề cập<br />
đến quá trình phát triển của lý luận về quyền công tố từ khi khoa học luật Việt Nam hình<br />
thành và phát triển với đề tài "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực<br />
hiện quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của tác giả Lê Hữu Thể. Hay như đề<br />
cập hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Viên kiểm sát, tác giả Nguyễn<br />
Ngọc Chí có bài viết "Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ<br />
án hình sự trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Bên cạnh đó<br />
Viện khoa học kiểm sát cũng nghiên cứu về sự thay đổi giữa của Bộ luật Tố tụng hình sự<br />
2003 so với trước đây đã chỉ ra những tiến bộ về thẩm quyền của Viện kiểm sát qua đề tài<br />
"Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt<br />
Nam năm 2003"<br />
Tuy nhiên, những nghiên cứu này hoặc có thể quá rộng hoặc chỉ thiên về lý thuyết<br />
hoặc thực tiễn, những công trình nghiên cứu tổng thể cả lý luận và thực tiễn về chức năng,<br />
<br />
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố gần như chưa được đề cập. Vì<br />
vậy, luận văn này chúng tôi nghiên cứu một cách tập trung thẩm quyền của Viện kiểm sát<br />
trong giai đoạn truy tố gồm hai mặt đó là các phạm vi của thẩm quyền và cụ thể hóa hoạt<br />
động quyền công tố và thực hành quyền công tố, cùng với những quy định cụ thể của Bộ luật<br />
Tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, bên cạnh<br />
đó là vai trò của các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Đồng thời kết hợp với liên<br />
hệ thực tiễn áp dụng cụ thể các quy định đó trong phạm vi một tỉnh có nhiều yếu tố đặc trưng<br />
của Việt Nam là Quảng Ninh. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của<br />
công tác công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát<br />
trong giai đoạn truy tố.<br />
Mặt khác, các công trình nghiên cứu đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác<br />
nhau nhằm đưa ra những giải pháp của riêng mình nên công trình này với cách tiếp cận tổng<br />
thể sẽ góp một cách nhìn toàn diện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát<br />
trong giai đoạn truy tố. Đồng thời tính thời sự của thực tiễn hoạt động truy tố của Viện kiểm<br />
sát đòi hỏi luôn luôn phải cập nhật nên luận văn phần nào đáp ứng được đòi hỏi này.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Mục đích: Trên cơ sở phân tích cụ thể các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về<br />
thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố mà cụ thể là các quyết định của nó.<br />
Cùng với thực tiễn thi hành các quyết định này khóa luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng<br />
cao tính hiệu quả của việc thực hiện quyết định này trong thời gian tới, cũng như đề xuất<br />
hướng hoàn thiện cho việc xây dựng Viện kiểm sát trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu hội<br />
nhập cũng như tiến trình phát triển của nhà nước và xã hội<br />
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích như trên chúng tôi xác định những nhiệm vụ<br />
nghiên cứu sau:<br />
- Nghiên cứu khái quát về quyền công tố và việc tổ chức thực hành quyền công tố ở<br />
nước ta theo Bộ luật Tố tụng hình sự. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai<br />
đoạn truy tố. Cũng như hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong cùng thời điểm này.<br />
- Xem xét thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật về thẩm quyền của Viện<br />
kiểm sát trong giai đoạn truy tố bằng cách nhìn vào những phân tích số liệu về các quyết định<br />
<br />
mà cơ quan này ban hành trên một địa bàn cụ thể sau đó đưa ra những nhận xét về thẩm<br />
quyền của Viện kiểm sát.<br />
- Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vai trò cũng như vị trí của Viện<br />
kiểm sát trong giai đoạn truy tố và một số kiến nghị khác nhằm phát huy cũng như kiện toàn<br />
vị trí cơ quan Viện kiểm sát trong quá trinh cải cách tư pháp hiện nay.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhằm tận dụng tính chất hợp lý từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài<br />
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng và<br />
duy vật lịch sử gắn liền với phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng<br />
hợp, thống kê, so sánh để thu thập số liệu, phân tích số liệu; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn<br />
tư duy logic để phân tích chứng minh...<br />
5. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn<br />
Đây là đề tài chuyên khảo mà tôi nghiên cứu dựa trên những hiểu biết về tri thức<br />
khoa học pháp lý, trình bày, phân tích và đánh giá có hệ thống về phạm vi và tổng hợp quyền<br />
và nghĩa vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố.<br />
Đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chấ t lươ ̣ng trong hoạt động<br />
truy tố của Viện kiểm sát trong quá trình tố tụng nói chung và giai đoạn truy tố nói riêng.<br />
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo và vâ ̣n d ụng từng<br />
bước vào quá trinh nâng cao chấ t lươ ̣ng công tác cải cách tư pháp theo tinh thầ n Ngh quyết số<br />
ị<br />
̀<br />
49/NQ-TW của Bộ Chính trị ở Việt Nam hiện nay<br />
.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn<br />
truy tố<br />
Chương 2: Qui định của pháp luật và thực trạng thực thi thẩm quyền của Viện kiểm<br />
sát trong giai đoạn truy tố<br />
<br />