Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo<br />
pháp luật Việt Nam<br />
Nguyễn Thanh Thúy<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07<br />
Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Thủy<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thế chấp nhà ở<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Khi nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển ở Việt Nam từ giữa những năm 1980, tín<br />
dụng ngân hàng đã hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh<br />
tế. Với điều kiện kinh tế nước ta, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu; là điều kiện<br />
để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục; là công cụ huy động,<br />
tập trung vốn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và góp phần nâng cao đời sống người dân; cao<br />
hơn, tín dụng ngân hàng còn là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Với tầm quan trọng như<br />
vậy, cần có nhiều biện pháp bảo đảm để hoạt động này phát triển lành mạnh, trong đó có biện<br />
pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thực tiễn bảo đảm tín dụng của các<br />
ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm tiền<br />
vay phổ biến và hiệu quả. Và hiện nay, các loại tài sản được đưa vào giao dịch thế chấp ngày<br />
càng phong phú hơn, bao gồm cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (HTTTL),<br />
trong đó có tài sản là nhà ở HTTTL.<br />
Về vấn đề thế chấp tài sản HTTTL nói chung và thế chấp nhà ở HTTTL nói riêng, pháp<br />
luật Việt Nam đã có những quy định liên quan nhưng chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Do đó,<br />
hiệu quả thực thi trên thực tế chưa cao và còn nhiều vướng mắc như: vướng mắc trong việc xác<br />
định nhà ở HTTTL, vướng mắc về định giá tài sản thế chấp, vướng mắc khi thực hiện thủ tục<br />
giao kết hợp đồng thế chấp; và vướng mắc về vấn đề xử lý tài sản thế chấp là nhà ở HTTTL….<br />
Trong quá trình thực tế hành nghề công chứng, tác giả Luận văn đã có cơ hội được tiếp cận với<br />
rất nhiều các giao dịch bảo đảm có đối tượng là nhà ở HTTTL, qua đó cũng thấy được những<br />
khó khăn, vướng mắc mà các bên tham gia giao dịch gặp phải. Tác giả cũng đã tìm hiểu các bài<br />
viết, bài nghiên cứu và một số luận văn liên quan đến vấn đề này nhưng nhận thấy đây là vấn đề<br />
còn khá mới mẻ nên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Đó là những lý do mà tác<br />
giả chọn đề tài “Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam” để làm<br />
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc<br />
<br />
sỹ, luận án tiến sĩ về vấn đề bảo đảm tiền vay của các TCTD. Nhưng thế chấp nhà ở HTTTL lại<br />
là vấn đề khá mới mẻ, tuy đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu nhưng chưa<br />
chuyên sâu, và mới dừng ở việc phân tích một số khía cạnh nhất định. Trong quá trình thực hiện<br />
đề tài này, tác giả có tham khảo các bài nghiên cứu đó và từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân<br />
mình. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như:<br />
- Nguyễn Thùy Dương (2013), Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo<br />
thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng tín dụng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Kinh tế - Luật,<br />
Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
- Phan Thị Thu Phương (2013), Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, Luận văn<br />
Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
- Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của<br />
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,<br />
Hà Nội.<br />
Có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu nói trên tuy đã có những phân tích khá sâu<br />
sắc về tài sản HTTTL nói chung và thế chấp tài sản HTTTL nói riêng nhưng chưa đề cập chuyên<br />
sâu đến vấn đề thế chấp nhà ở HTTTL - một đề tài đang được quan tâm như hiện nay.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp nhà ở<br />
HTTTL, thực tiễn áp dụng những quy định này, từ đó, đề xuất ý kiến để hoàn thiện quy định<br />
pháp luật, góp phần phát huy vai trò tích cực của chế định thế chấp nhà ở HTTTL trên thực tế,<br />
nâng cao vai trò của hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả của các biện pháp bảo đảm tiền vay.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
- Phân tích, khái quát những vấn đề lý luận về thế chấp nhà ở HTTTL.<br />
- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện các quy định của pháp luật Việt<br />
Nam hiện hành điều chỉnh vấn đề thế chấp nhà ở HTTTL.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng thế chấp nhà ở HTTTL để bảo đảm tín dụng trong hoạt<br />
động của các TCTD.<br />
- Đề xuất phương hướng, các giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật<br />
liên quan đến vấn đề thế chấp nhà ở HTTTL.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, các<br />
quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp nhà ở HTTTL, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp<br />
dụng vấn đề này. Cụ thể hơn, luận văn sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu về vấn đề thế chấp nhà ở HTTTL<br />
với đối tượng là nhà ở HTTTL của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh<br />
doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của<br />
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (Nghị định số 71/2010/NĐ-CP).<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tác giả đã vận dụng các phương pháp<br />
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các<br />
phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống cũng được sử dụng trong Luận văn bao gồm:<br />
phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp<br />
thống kê, khái quát hóa, phương pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải… để<br />
làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn<br />
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề thế chấp nhà ở HTTTL theo pháp luật Việt<br />
<br />
Nam mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
Về phương diện lý luận, luận văn tiến hành hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý<br />
luận và hệ thống quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp nhà ở HTTTL.<br />
Về phương diện thực tiễn, những kiến nghị của luận văn hi vọng sẽ đem lại những kết<br />
quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp nhà ở HTTTL,<br />
phát huy vai trò tích cực của chế định này trên thực tế, góp phần phát triển lành mạnh hoạt động<br />
tín dụng ngân hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển.<br />
7. Kết cấu của Luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn<br />
bao gồm ba chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và thực tiễn<br />
thi hành<br />
Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp nhà ở hình thành trong tương<br />
lai<br />
<br />
References<br />
1. Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (1804).<br />
2. Bộ luật dân sự Cộng hòa Liên bang Đức (1896).<br />
3. Bộ luật dân sự Quécbec, Canada (1897).<br />
4. Bộ luật dân sự và thương mại Vương quốc Thái Lan (1925).<br />
5. Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 7236/BTP-ĐKGDBĐ ngày 06/9 gửi UBND thành phố Hà<br />
Nội về việc thông báo kết quả kiểm tra công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng<br />
đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.<br />
6. Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 8061/BTP-ĐKGDBĐ ngày 08/10 gửi UBND thành phố Hà<br />
Nội về việc công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, Hà Nội.<br />
7. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTPBTNMT ngày 16/6 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài<br />
sản gắn liền với đất, Hà Nội.<br />
8. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTPBTNMT ngày 13/6 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLTBTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn<br />
việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.<br />
9. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTPBTNMT ngày 01/3 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLTBTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn<br />
việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và Thông tư<br />
liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và<br />
Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTPBTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc<br />
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.<br />
10. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTPBTNMT ngày 18/11 hướng dẫn việc đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng<br />
đất và tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.<br />
11. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.<br />
<br />
12. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12 về bảo đảm tiền vay của các tổ<br />
chức tín dụng, Hà Nội.<br />
13. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 08/12 về công chứng, chứng thực, Hà<br />
Nội.<br />
14. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.<br />
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6 quy định chi tiết và hướng dẫn<br />
thi hành Luật nhà ở, Hà Nội.<br />
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02 về sửa đổi, bổ sung một số điều<br />
của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm,<br />
Hà Nội.<br />
17. Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (2007), Công văn số<br />
232/ĐKGDBĐ-NV ngày 04/10 gửi Trung tâm thông tin Tài nguyên - Môi trường và Đăng ký<br />
nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết yêu<br />
cầu đăng ký thế chấp đối với nhà chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu<br />
nhà ở, Hà Nội.<br />
18. Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về luật tài sản”, Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Hội,<br />
Kinh tế - Luật, 19(3), tr.41-52.<br />
19. Ngô Huy Cương (2009), “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật<br />
dân sự 2005 và định hướng cải cách”, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, (22),<br />
tr.21-29.<br />
20. Nông Thị Bích Diệp (2006), Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật<br />
dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
21. Nguyễn Thùy Dương (2013), Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo thực<br />
hiện nghĩa vụ từ hợp đồng tín dụng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Kinh tế - Luật,<br />
Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
22. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản và luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
23. Vũ Thị Thu Hằng (2010), Một số vấn đề về thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại, Luận<br />
văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
24. Nguyễn Thúy Hiền (2005), “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật<br />
dân sự (sửa đổi)”, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (5), tr.4-8.<br />
25. Nguyễn Văn Hoạt (1998), “Thế chấp tài sản trong việc đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng<br />
ngân hàng”, Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (10), tr.28-32.<br />
26. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 tập 2, NXB Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội.<br />
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Công văn số 4493/NHNN-CSTT ngày 23/7 gửi Bộ<br />
Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tham gia ý kiến đối với nội<br />
dung dự thảo thông tư hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, Hà<br />
Nội.<br />
28. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
29. Võ Đình Nho, Tuấn Đạo Thanh (2009), “Luận bàn về thế chấp tài sản hình thành trong tương<br />
lai”, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (10), tr.3-11.<br />
30. Nguyễn Minh Oanh (2011), “Thế chấp tài sản theo pháp luật của Pháp và Thái Lan”, Nhà<br />
nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (3), tr.10-19.<br />
31. Phan Thị Thu Phương (2013), Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, Luận văn Thạc sĩ<br />
Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
32. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.<br />
<br />
33. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.<br />
34. Quốc hội (2003), Luật xây dựng, Hà Nội.<br />
35. Quốc hội (2005), Luật nhà ở, Hà Nội.<br />
36. Quốc hội (2006), Luật công chứng, Hà Nội.<br />
37. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.<br />
38. Trần Văn Sơn (1999), Một số vấn đề pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng<br />
tín dụng ngân hàng giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Luật<br />
học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
39. Tuấn Đạo Thanh, Phạm Thu Hằng (2014), “Bàn về tài sản hình thành trong tương lai và lĩnh<br />
vực giao dịch bảo đảm”, Nghề luật, Học viện Tư pháp, (1), tr.16-20.<br />
40. Vụ Hành chính Tư pháp - Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 2057/BTP-HCTP ngày 09/5 gửi<br />
Phòng công chứng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc công chứng hợp đồng<br />
thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, Hà Nội.<br />
41. Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp<br />
luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />