intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp phường trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, cụ thể việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố<br /> Hà Nội<br /> Trần Mai Vân<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50<br /> Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Huy Cương<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> <br /> Abstract. Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp phường<br /> trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt<br /> Nam về pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; cụ thể việc<br /> thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố<br /> Hà Nội. Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi<br /> hành pháp luật về an toàn thực phẩm.<br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Vệ sinh thực phẩm; Hà Nội; An toàn<br /> thực phẩm.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và<br /> toàn xã hội. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà các cơ quan nhà nước luôn<br /> quan tâm đặc biệt và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ<br /> môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam.<br /> Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ<br /> đạo và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực<br /> phẩm.<br /> <br /> Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là<br /> một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của người Việt<br /> Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân<br /> Ở Việt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội<br /> chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu<br /> lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25<br /> tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị<br /> định 91/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về<br /> an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về<br /> quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm song khả năng áp<br /> dụng còn rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng. Hơn<br /> nữa, việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân sản<br /> xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất tính giáo dục, răn<br /> đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế tài xử lý nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở<br /> kinh doanh sẵn sàng nộp phạt để rồi tiếp tục tái phạm…<br /> Từ những nguyên nhân đã trình bày trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu<br /> đề tài “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành<br /> phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ở nước ta hiện<br /> nay.<br /> 1. Tình hình nghiên cứu<br /> Tuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới<br /> chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần<br /> đây. Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn.<br /> Có thể kể đến các công trình như: Điều tra ngộ độc thực phẩm – Tiến sĩ Trần Thị<br /> Phúc Nguyệt – Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an<br /> toàn thực phẩm – PGS.TS. Đỗ Thị Hòa – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dự phòng và<br /> y tế công cộng cục an toàn thực phẩm; Ngộ độc thức ăn- GS.TS. Nguyễn Thị Dụ; “Pháp luật<br /> về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” Luận văn<br /> thạc sĩ – Đặng Công Hiển - năm 2010, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm<br /> quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý<br /> luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ – Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội.<br /> Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực<br /> phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một<br /> <br /> cách cơ bản và có hệ thống việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên<br /> địa bàn thành phố Hà Nội<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về việc thi hành<br /> pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội , đánh giá thực<br /> trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này và từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp<br /> hoàn thiện.<br /> Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:<br /> - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp Phường trong việc<br /> đảm bảo an toàn thực phẩm;<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp luật an toàn thực phẩm<br /> trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân;<br /> - Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi hành<br /> pháp luật về an toàn thực phẩm.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản quy định và thực tiễn việc thi hành<br /> pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cấp<br /> Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích - tổng<br /> hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp hệ thống,<br /> phương pháp so sánh, …<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3<br /> chương:<br /> Chương 1. Khái quát thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm<br /> Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa<br /> bàn Thành phố Hà Nội<br /> Chương 3. Kiến nghị và giải pháp thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm<br /> <br /> Reference<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Huyền Anh (2013), “Trước thông tin gà nhập lậu kém chất lượng- Bà nội trợ lo lắng”, Báo<br /> Kinh tế đô thị (Thứ Bảy ngày 17/11/2012), tr. 7, Hà Nội.<br /> 2. Bộ Công thương (2010), Thông tư số 47/2010/TT – BCT, ngày 31/12/2010 quy định việc<br /> kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá<br /> trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương, Hà Nội.<br /> 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy<br /> sản (2010), Phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, hướng dẫn cho các cơ quan có thẩm<br /> quyền về an toàn thực phẩm quốc gia, tr.1-76, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.<br /> 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT, ngày<br /> 25/10/2010 quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, Hà Nội.<br /> 5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT, ngày<br /> 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật<br /> nhập khẩu, Hà Nội.<br /> 6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT, ngày<br /> 03/8/2011 về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, Hà Nội.<br /> 7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT, ngày<br /> 05/01/2013 quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh<br /> doanh nông lâm thủy sản và muối, Hà Nội.<br /> 8. Bộ Y Tế - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2005), Kỷ yếu Hội nghị khoa học vệ sinh an<br /> toàn thực phẩm lần thứ 3-2005, tr.61-69,252-257, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br /> 9. Bộ Y Tế- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2005), Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ<br /> sinh an toàn thực phẩm – Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br /> 10. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 34/2011/TT – BYT, ngày 30/8/2011 ban hành các quy chuẩn<br /> kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực<br /> phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br /> <br /> 11. Bộ Y tế (2012), Tài liệu triển khai chỉ thị 08-CT/TW, ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư<br /> Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực<br /> phẩm trong tình hình mới” , tr.2-9, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br /> 12. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BYT, ngày 12/9/2012 Quy định về điều kiện<br /> chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, Hà Nội.<br /> 13. Bộ Y tế (2012), Quy đinh về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực<br /> phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, 22/10/2012, Hà Nội<br /> 14. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BYT, ngày 09/11/2012 Hướng dẫn việc công bố<br /> hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Hà Nội.<br /> 15. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 26/2012/TT- BYT, ngày 30/11/2012 Quy định cấp giấy chứng<br /> nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực<br /> phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ<br /> trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu<br /> bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Hà Nội.<br /> 16. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 27/2012/TT-BYT, ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc quản lý<br /> phụ gia thực phẩm, Hà Nội<br /> 17. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 Quy định về điều kiện an<br /> toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố,<br /> Hà Nội.<br /> 18. Chính Phủ (2008), Nghị định số 79/2008/ NĐ-CP, ngày 18/7/2008 Quy định hệ thống tổ<br /> chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.<br /> 19. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy<br /> định về cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra<br /> chuyên ngành, Hà Nội<br /> 20. Chính Phủ (2012), Nghị định số 38/2012/ NĐ-CP, ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi<br /> hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Hà Nội.<br /> 21. Chính Phủ (2012), Nghị định số 63/2012/ NĐ-CP, ngày 31/8/2012 Quy định chức năng,<br /> nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Y tế, Hà Nội.<br /> 22. Chính Phủ (2012), Nghị định số 91/2012/ NĐ-CP, ngày 08/11/2012 Quy định xử phạt<br /> hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0