intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004

Chia sẻ: Hàn Nguyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện những quy định của BLTTDS cũng như những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện. Qua việc nghiên cứu, tác giả đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện những quy định của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2004

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br /> khoa LuËt<br /> -----------<br /> <br /> vò thÞ NguyÖt<br /> <br /> THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ<br /> TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN<br /> THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN<br /> SỰ NĂM 2004<br /> LuËn v¨n th¹c sü LuËt häc<br /> Chuyªn ngµnh: LuËt D©n sù<br /> M· sè: 60.38.30<br /> <br /> Người hướng dÉn khoa häc:<br /> <br /> Hµ néi 2011<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị<br /> trường sự tham gia quan hệ xã hội của các con người ngày<br /> càng nhiều. Khi tham gia quan hệ xã hội, xung đột, tranh<br /> chấp về lợi ích giữa các chủ thể là điều không thể tránh<br /> khỏi và cần được giải quyết kịp thời, qua đó nhằm thúc<br /> đẩy quan hệ xã hội phát triển. Khi có xung đột, tranh chấp<br /> về lợi ích, để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ thể có thể<br /> lựa chọn nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp như<br /> hòa giải, thương lượng, trọng tài, khởi kiện yêu cầu Tòa<br /> án giải quyết. Mỗi một phương pháp giải quyết tranh chấp,<br /> có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, việc lựa<br /> chọn phương pháp giải quyết tranh chấp nào, phụ thuộc<br /> vào từng quan hệ, chủ thể và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên,<br /> khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, là phổ<br /> biến, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các phương pháp giải<br /> quyết tranh chấp.<br /> Luật tố tụng dân sự bao gồm tổng hợp các quy<br /> phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban<br /> hành nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá<br /> trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án. Là luật giải<br /> quyết những tranh chấp phát sinh từ nhiều ngành luật nội<br /> dung khác nhau như: Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia<br /> đình, Luật thương mại, Luật lao động … Bộ luật tố tụng<br /> dân sự (BLTTDS) năm 2004 ra đời đã hợp nhất ba thủ tục<br /> tố tụng đó là tổ tụng dân sự, tố tụng kinh tế và tố tụng lao<br /> động. BLTTDS quy định những nguyên tắc của tố tụng<br /> dân sự, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự đến thủ<br /> tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ<br /> tư pháp … trong đó có những quy định về thụ lý vụ án.<br /> Chế định thụ lý vụ án dân sự (VADS) nói chung và chế<br /> 2<br /> <br /> định thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện nói riêng có vị trí<br /> quan trọng trong tố tụng dân sự; bởi lẽ, đây là cơ sở pháp<br /> lý để Tòa án thực hiện những hành vi pháp lý tiếp theo, để<br /> giải quyết VADS khi có yêu cầu. Ngày nay, cùng với công<br /> cuộc cải cách tư pháp với việc tăng thẩm quyền xét xử cho<br /> Tòa án cấp huyện thì những quy định về thụ lý VADS tại<br /> Tòa án cấp huyện càng có ý nghĩa quan trọng trong tố<br /> tụng dân sự.<br /> Sau sáu năm áp dụng, về cơ bản những quy định<br /> của BLTTDS nói chung và quy định về việc thụ lý VADS<br /> tại Tòa án cấp huyện nói riêng, đã đi vào cuộc sống, góp<br /> phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp<br /> pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, so với<br /> những ngành luật khác, Luật tố tụng dân sự là một ngành<br /> luật còn khá non trẻ, trong khi các quan hệ xã hội phát<br /> sinh, thay đổi một cách nhanh chóng, nên sau một thời<br /> gian ngắn áp dụng BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất<br /> cập. Trong đó, có những quy định về thụ lý VADS tại Tòa<br /> án cấp huyện như: nhận đơn khởi kiện, thời hạn thông báo<br /> thụ lý vụ án … Những bất cập, hạn chế này, không chỉ ảnh<br /> hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ<br /> quan, tổ chức mà còn gây khó khăn cho Tòa án và cơ quan<br /> khác trong việc giải quyết VADS. Theo tinh thần của Nghị<br /> quyết 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về<br /> Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật<br /> Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và<br /> Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị<br /> về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó Tòa<br /> án giữ vị trí trung tâm của quá trình cải cách và xét xử là<br /> khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp. Quốc hội<br /> đã giao cho Tòa án nhân dân tối cao chủ trì dự thảo, lấy ý<br /> kiến về việc sửa đổi, bổ sung những quy định của<br /> 3<br /> <br /> BLTTDS năm 2004. Mặc dù, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội<br /> khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi một số điều của<br /> BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, về cơ bản những quy định<br /> về thụ lý VADS vẫn giữ nguyên. Để góp phần hoàn thiện<br /> những quy định về thụ lý VADS tại Tòa án Tòa án cấp<br /> huyện trong BLTTDS thì việc nghiên cứu tìm ra những<br /> điểm bất cập của BLTTDS về thụ lý VADS tại Tòa án cấp<br /> huyện là việc làm cần thiết.<br /> Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, những<br /> quy định của BLTTDS về việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp<br /> huyện cũng như thực tiễn áp dụng là một việc làm cần thiết,<br /> có ý nghĩa không chỉ trong khoa học mà cả trong thực tiễn<br /> áp dụng. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp<br /> luật hiện hành, những kiến nghị của luận văn góp phần<br /> quan trọng cho việc hoàn thiện những quy định của<br /> BLTTDS về thụ lý VADS. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề<br /> tài “Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện<br /> theo quy định của BLTTDS năm 2004” làm luận văn thạc<br /> sỹ luật học.<br /> 2. Thực trạng nghiên cứu pháp luật về thụ lý vụ án<br /> dân sự tại Việt Nam<br /> Đây là đề tài không mới, nên đã được nghiên cứu,<br /> đề cập ở một số công trình với nhiều hình thức và mức độ<br /> khác nhau trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời. Tuy<br /> nhiên, đây mới chỉ là những bài viết được đăng trên những<br /> tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp<br /> chí Kiểm sát nhân dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,<br /> Tạp chí Luật học như “Một số ý kiến về thụ lý vụ án dân<br /> sự” của tác giả Lê Chí Công đăng trên Tạp chí Tòa án<br /> nhân dân số 11-1998; Luận án Thạc sỹ luật học “Thụ lý và<br /> chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố<br /> tụng Việt Nam” của tác giả Đoàn Đức Lương, Tham luận<br /> 4<br /> <br /> của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án địa<br /> phương tại các Hội nghị tổng kết ngành Tòa án án nhân<br /> dân hàng năm và các tham luận phục vụ cho việc sửa đổi,<br /> bổ sung BLTTDS năm 2004 … Tuy nhiên, những bài viết,<br /> công trình mới chỉ đề cập một cách khái quát hoặc nêu ra<br /> một số vướng mắc trong quá trình thụ lý VADS của những<br /> Thẩm phán, cán bộ Tòa án. Cho đến nay, chưa có một<br /> công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những<br /> quy định của BLTTDS năm 2004 về thụ lý VADS tại Tòa<br /> án cấp huyện cả trên phương diện lý luận cũng như thực<br /> tiễn.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu đề tài<br /> Nghiên cứu đề tài “Thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án<br /> nhân dân cấp huyện theo quy định của BLTTDS năm 2004”<br /> nhằm những mục tiêu sau đây:<br /> - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận của thụ lý<br /> VADS tại Tòa án cấp huyện như: khái niệm và đặc điểm của<br /> VADS, thụ lý VADS, vai trò, ý nghĩa của việc thụ lý VADS<br /> trong việc giải quyết VADS; sơ lược quá trình hình thành và<br /> phát triển của chế định thụ lý VADS trong các thời kỳ.<br /> - Phận tích, đánh giá những quy định của BLTTDS<br /> năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của<br /> BLTTDS được Quốc hội thông qua ngày 29-3-2011 và<br /> những văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị quyết của<br /> Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) về hướng dẫn những quy định của BLTTDS<br /> về thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện cũng như thực tiễn<br /> áp dụng.<br /> - Phân tích việc thụ lý VADS tại Tòa án cấp huyện<br /> tại một số tỉnh qua số liệu do TANDTC cung cấp.<br /> - Trên cơ sở phân tích, so sánh, tác giả nêu ra được<br /> những ưu điểm, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, bất<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2