Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Đức Thưởng<br />
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
83 tr .<br />
Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân<br />
vỡ nợ trong pháp luật phá sản; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện<br />
nay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ; Nghiên cứu so sánh pháp luật phá<br />
sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi; Đề xuất các phương hướng,<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay..<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật phá sản<br />
<br />
Content.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tự do cạnh tranh và phá sản là những thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường.<br />
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không đáp ứng được những đòi hỏi<br />
nghiệt ngã của thương trường, của sức ép cạnh tranh sẽ bị đào thải. Để loại bỏ những<br />
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,<br />
đồng thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả, rủi ro mà những doanh nghiệp này<br />
có thể gây ra cho nền kinh tế, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và thực thi một cơ chế<br />
phá sản có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng rộng tới<br />
nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống kinh tế nên cơ chế phá sản luôn đòi hỏi sự<br />
can thiệp mềm dẻo, linh hoạt của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu thực tiễn mà<br />
hoạt động kinh doanh đặt ra. Tuyên bố phá sản một con nợ chỉ là giải pháp cuối cùng<br />
nếu việc tái cấu trúc lại con nợ không đạt được kết quả thông qua thủ tục phá sản.<br />
<br />
Trong hệ thống pháp luật về phá sản hiện đại, thủ tục phục hồi doanh nghiệp,<br />
hợp tác xã mắc nợ là một nội dung quan trọng. Sự ra đời của thủ tục phục hồi nhằm<br />
đem lại cho con nợ đang lâm vào tình trạng phá sản những điều kiện và cơ hội tiếp tục<br />
kinh doanh. Điều này không chỉ cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản<br />
thoát khỏi tình trạng bị thanh lý tài sản, phục hồi lại được hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của mình mà còn có thể đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân các chủ nợ cũng<br />
như duy trì trật tự, ổn định xã hội, duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong<br />
doanh nghiệp mắc nợ.<br />
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Pháp luật phá sản Việt Nam cũng đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với công<br />
cuộc hội nhập này. Lần đầu tiên được ban hành vào năm 1993, Luật phá sản doanh<br />
nghiệp cũng đã có những quy định khá chi tiết, thể hiện đầy đủ nội dung của thủ tục<br />
phục hồi nhằm cứu vãn doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong hoạt động kinh<br />
doanh lâm vào tình trạng phá sản. Sự thay thế của Luật phá sản 2004 cho Luật phá sản<br />
doanh nghiệp năm 1993 với việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của đạo luật này đã<br />
làm cho pháp luật phá sản ngày càng phát triển hoàn thiện hơn và thủ tục phục hồi doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã mắc nợ tiến thêm một bước mới đã khuyến khích nhiều hơn nữa việc<br />
tham gia áp dụng thủ tục này. Có thể nói sự ra đời của Luật phá sản 2004 còn nhằm mục<br />
đích đưa đạo luật này phát triển theo chiều hướng phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã<br />
mắc nợ. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật phá sản trong thời gian qua đã cho chúng ta<br />
thấy nhiều điểm bất cập, nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, việc phục hồi<br />
doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp.<br />
Từ những lý do kể trên, tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thủ tục<br />
phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của<br />
mình với mục đích góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của thủ tục phục hồi doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Đây là một chủ đề nghiên cứu vừa có ý<br />
nghĩa sâu sắc về mặt lý luận vừa có tính thực tiễn cao ở Việt Nam hiện nay.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
<br />
Đã từ lâu, việc nghiên cứu về phá sản và pháp luật phá sản không còn là một<br />
hướng nghiên cứu xa lạ ở Việt Nam. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu<br />
công phu về chùm chủ đề này được công bố, trong đó có những công trình tiêu biểu<br />
như: “Giáo trình Luật Kinh tế”, “Giáo trình Luật thương mại” của Khoa Luật - Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Mở<br />
Hà Nội, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh,… và các sách tham khảo<br />
như: “Pháp luật phá sản của Việt Nam 2005” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Báo<br />
cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004” do Bộ Tư pháp<br />
xây dựng; hoặc các bài viết như: “Đi tìm triết lý của Luật phá sản” của PGS.TS<br />
Phạm Duy Nghĩa; “Luật phá sản năm 2004 với việc cải thiện môi trường kinh<br />
doanh tại Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Một số ý kiến về dự thảo<br />
Luật phá sản (sửa đổi)” của PGS.TS Dương Đăng Huệ - Cao Đăng Vinh…; cho tới<br />
các khóa luận tốt nghiệp bậc cử nhân, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã bảo vệ<br />
thành công.<br />
Tuy nhiên, các công trình và bài viết này chỉ đề cập đến những nội dung cơ<br />
bản của thủ tục phá sản nói chung mà chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn<br />
diện và hệ thống về các khía cạnh pháp lý của thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp<br />
tác xã mắc nợ với tư cách là một thủ tục độc lập cũng như đánh giá toàn diện thực<br />
trạng của các quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra<br />
những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thủ tục phục hồi.<br />
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các<br />
vấn đề lý luận về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thực trạng quy định và áp<br />
dụng pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh để trên cơ sở đó đưa ra một<br />
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã<br />
mắc nợ.<br />
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
<br />
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ<br />
trong pháp luật phá sản;<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục phục hồi đối<br />
với thương nhân vỡ nợ;<br />
Nghiên cứu so sánh pháp luật phá sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục<br />
phục hồi;<br />
Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá<br />
sản ở nước ta hiện nay.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ của một Luật văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học, tác giả Luận văn<br />
chỉ tập trung khai thác và nghiên cứu đề tài ở phạm vi những vấn đề pháp lý liên quan<br />
đến thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ ở Việt Nam với tính chất là một phần của thủ<br />
tục phá sản sau khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác<br />
Lênin. Bên cạnh đó, Luận văn cũng tiếp thu những tinh thần và nguyên tắc cơ bản của<br />
hệ thống pháp luật Việt Nam. Cùng với việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông<br />
tin khác nhau, những bài học rút ra từ thực tiễn và so sánh đối chiếu với các quan điểm<br />
lý luận đã có để giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận<br />
văn bao gồm 3 chương.<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ luật Thương Mại - Thần chung xuất bản, Sài Gòn, 1973.<br />
2. Bộ tư pháp, Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004,<br />
số 207 ngày 29 tháng 12 năm 2008.<br />
3. Bộ Tư pháp - TANDTC - VKSNDTC (2004), Kỉ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt<br />
Nam trong khuôn khổ dự án Jica 2000-2003, Hà Nội.<br />
<br />
4. Bộ Tư pháp (2002), Báo cáo phúc trình đề tài: “Đánh giá thực trạng, thực hiện<br />
nghiên cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật phá sản doanh nghiệp và các<br />
qui định pháp luật khác có liên quan”, Hà Nội.<br />
5. Ngô Huy Cương (2003), Tổng quan về luật Tài sản, Journals of Ecônmic-Law(3),<br />
http://www.edu.vn.<br />
6. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trí Hoà (1994) - Hỏi đáp về luật phá sản doanh<br />
nghiệp, Nxb TP, Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006) Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của<br />
Chính phủ ngày 11/7/2006 về hướng dẫn việc áp dụng Luật phá sản đối với doanh<br />
nghiệp đặc biệt và tổ cức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.<br />
8. Chính phủ nước CHXHCN (1994), Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hướng<br />
dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp 1993.<br />
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày<br />
18/01/2005 về bán đấu giá tài sản.<br />
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/196<br />
ban hành Qui chế Bán đấu tài sản.<br />
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 94/CP ngày 15/7/2005<br />
về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá<br />
sản.<br />
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1995), Nghị định số 92/CP ngày 9/12/1995<br />
về giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.<br />
13. Nguyễn Thị Chinh (2005), Một số qui định của Luật phá sản cần được làm rõ<br />
thông qua Nghị định hướng dẫn thi hành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11.<br />
14. Lê Đăng Doanh (1994), Luật phá sản doanh nghiệp, một tiến bộ quan trọng tạo lập<br />
khuôn khổ pháp lí cho cơ chế thị trường, Tạp chí thông tin lí luận, số 6.<br />
15. Nguyễn Văn Dũng (1999) Luật phá sản doanh nghiệp - Những nội dung chủ yếu và<br />
một số đề xuất kiến nghị, báo cáo Hội thảo Luật phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.<br />
16. Francis Lemunir (1993), Những nguyên lí thực hành Luật thương mại, Luật kinh<br />
doanh, Nxb Chính trị quốc gia.<br />
<br />