Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà<br />
có trong luật hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Triệu Như Thường<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2008<br />
Abstract. Nghiên cứu, phân tích các khía cạnh pháp lý của tội hợp pháp hóa tiền, tài<br />
sản do phạm tội mà có như cấu thành tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự...<br />
Trình bày thực trạng tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có và thực tiễn<br />
giải quyết các vụ án này tại Việt Nam trong những năm qua. Làm rõ bản chất, mức<br />
độ nguy hiểm và những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động hợp pháp hóa tiền, tài sản<br />
do phạm tội mà có đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Từ đó, phân tích, so<br />
sánh với các dấu hiệu tương tự trong tội rửa tiền, nêu bật ưu điểm của việc quy định<br />
trong Bộ luật hình sự tội rửa tiền so với tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội<br />
mà có để thấy sự cần thiết phải thay thế tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội<br />
bằng tội rửa tiền. Xây dựng mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về cấu thành tội<br />
phạm tội rửa tiền thay thế cho tội hợp pháp hóa tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có<br />
như: hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tội rửa tiền, tăng cường hợp<br />
tác quốc tế trong đó có tham gia các Điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống<br />
tội phạm rửa tiền, hoàn thiện các thiết chế thực thi hoạt động phòng, chống rửa tiền.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Phạm tội; Tội rửa tiền<br />
<br />
Content<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.1.1. Cơ sở lý luận<br />
Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận sau:<br />
Thứ nhất, Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có - với bản chất là rửa tiền - là<br />
một loại tội chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, thể hiện ở các khía cạnh sau:<br />
+ Về mặt khoa học luật hình sự, lý luận về tội này còn mờ nhạt, chưa có hệ thống quan<br />
điểm nhất quán khiến nhiều người chưa hiểu rõ và chưa nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm của<br />
tội này, từ đó chưa có cơ sở khoa học vững chắc trong việc giải quyết vụ án trên thực tiễn.<br />
+ Về mặt luật thực định, việc quy định tội danh Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội<br />
mà có chưa phản ánh hết được sự nghiêm trọng, đa dạng, phức tạp và những tác hại nguy<br />
hiểm của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế. Do đó, cần thiết nghiên cứu và đưa ra mô<br />
hình lý luận mới trong đó mở rộng phạm vi chủ thể, hành vi khách quan của tội này nhằm<br />
tránh bỏ lọt tội phạm.<br />
<br />
Thứ hai, hiện nay trên thế giới các quốc gia đều sử dụng khái niệm tội Rửa tiền. Vì vậy,<br />
việc quy định trong Bộ luật hình sự tội danh mới này không những làm cho pháp luật Việt<br />
Nam hài hòa với pháp luật quốc tế mà còn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đấu<br />
tranh phòng và chống rửa tiền vốn đang được các nước nhất là các nước phát triển rất quan<br />
tâm.<br />
Thứ tư, Rửa tiền là một trong những loại tội phạm tài chính đang ngày càng gia tăng<br />
trên thế giới và tại Việt Nam. Nó là một loại tội phạm phái sinh, có tính toàn cầu và đe dọa<br />
nghiêm trọng sự phát triển lành mạnh của các nền kinh tế. Thuật ngữ Rửa tiền thể hiện đầy<br />
đủ hành vi và tính chất nguy hiểm hơn so với thuật ngữ Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm<br />
tội mà có đang được Bộ luật hình sự 1999 sử dụng hiện nay, đòi hỏi phải sớm thay thế tội<br />
Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội Rửa tiền.<br />
1.1.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở thực tiễn sau:<br />
Thứ nhất, Việt Nam là nơi có nhiều điều kiện lý tưởng để tội rửa tiền xâm nhập, tồn tại<br />
và phát triển. Nếu nó xâm nhập vào sự lành mạnh của hệ thống tài chính thì sớm muộn sẽ làm<br />
sụp đổ hệ thống này, phá vỡ nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, cần thiết phải quy định tội Rửa<br />
tiền để ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi rửa tiền phát sinh trong nước, để Việt Nam<br />
không trở thành nơi các tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng làm địa điểm tẩy rửa tiền, tài sản<br />
có nguồn gốc bất hợp pháp.<br />
Thứ hai, các tội phạm tạo ra các nguồn tiền, thu nhập bất hợp pháp như tham nhũng,<br />
buôn lậu, cờ bac, mại dâm ở Việt Nam còn nhiều và việc ngăn chặn chưa đạt được những kết<br />
quả cần thiết. Vì vậy, những khoản thu nhập này sẽ có nhu cầu được “làm sạch” và do đó sẽ<br />
làm gia tăng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam.<br />
Thứ ba, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh phòng và chống tội rửa tiền. Do<br />
đó, cần quy định tội Rửa tiền trong BLHS nhằm tăng cường cảnh giác với các hình thức của<br />
tội phạm rửa tiền và nâng cao kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống loại tội này.<br />
Thứ tư, với việc hội nhập nền kinh tế thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế<br />
lớn, Việt Nam phải cam kết thực hiện nhiều vấn đề, trong đó có việc chỉnh sửa hệ thống pháp<br />
luật, tham gia vào các tổ chức quốc tế trong đó có tổ chức về chống rửa tiền và tài trợ khủng<br />
bố như FATF. Nếu không tham gia vào cuộc chiến mang tính quốc tế về chống rửa tiền, Việt<br />
Nam sẽ mất đi sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế và là đối tượng bị áp dụng nhiều biện pháp<br />
gây bất lợi cho nền kinh tế. Việc quy định tội Rửa tiền thay cho tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản<br />
do phạm tội mà có là một trong những cơ sở tất yếu giúp Việt Nam thực hiện các cam kết<br />
quốc tế trong hội nhập và toàn cầu hóa.<br />
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu<br />
1.2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện nhằm các mục đích sau:<br />
- Nghiên cứu, phân tích các khía cạnh pháp lý của tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do<br />
phạm tội mà có như cấu thành tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự v.v..<br />
- Nghiên cứu thực trạng tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có và thực tiễn<br />
giải quyết các vụ án này tại Việt Nam những năm qua.<br />
- Làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm và những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động hợp<br />
pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Từ đó, tác<br />
giả phân tích, so sánh với các dấu hiệu tương tự trong tội Rửa tiền, làm bật ưu điểm của tội<br />
Rửa tiền so với tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có để thấy sự cần thiết phải<br />
thay thế tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng tội Rửa tiền.<br />
- Xây dựng mô hình lý luận hiệu quả, có tính khả thi cao và hình phạt phù hợp về tội<br />
“Rửa tiền” thay cho tội “Hợp pháp hóa tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có”.<br />
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
- Về thời gian: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do<br />
phạm tội mà có tại Việt Nam từ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay và xu<br />
hướng phát triển loại tội này trong thời gian tới.<br />
- Về không gian: nghiên cứu tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có tại Việt<br />
Nam trong sự so sánh, liên hệ với loại tội này trên thế giới.<br />
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp<br />
- Phương pháp so sánh<br />
- Phương pháp lịch sử<br />
1.4. Điểm mới về mặt khoa học<br />
Nếu đề tài được thực hiện thành công và đạt các mục đích đề ra sẽ có đóng góp mới về<br />
mặt khoa học như sau:<br />
- Làm rõ bản chất của tội Rửa tiền.<br />
- Xây dựng mô hình lý luận về tội "Rửa tiền" thay cho tội "Hợp pháp hóa tiền, tài sản<br />
do phạm tội mà có" trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam.<br />
- Góp phần hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam.<br />
1.5. Kết cấu của Luận văn<br />
Lời nói đầu<br />
Phần mở đầu<br />
Phần nội dung<br />
Chương 1: 34 trang, gồm 02 mục<br />
Chương 2: 20 trang, gồm 04 mục<br />
Chương 3: 15 trang, gồm 04 mục<br />
Kết luận<br />
Tài liệu tham khảo<br />
CHƢƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỢP PHÁP HÓA TIỀN, TÀI SẢN<br />
DO PHẠM TỘI MÀ CÓ<br />
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm<br />
tội mà có<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là một tội mới, được quy định lần đầu<br />
tiên trong Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 251. Điều luật quy định như sau:<br />
Điều 251: Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có<br />
1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để<br />
hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành<br />
các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến<br />
năm năm.<br />
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười<br />
năm:<br />
a. Có tổ chức;<br />
b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;<br />
c. Phạm tội nhiều lần.<br />
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười<br />
lăm năm.<br />
4. Người phạm tội có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài<br />
sản được hợp pháp hóa, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất<br />
định từ một năm đến năm năm.<br />
<br />
Như vậy, điều luật trên rất chung chung, chỉ quy định hai nhóm hành vi khách quan mà<br />
không nêu ra hành vi cụ thể nào của tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có, và<br />
hoàn toàn chưa đưa ra khái niệm Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.<br />
1.1.2. Các dấu hiệu cơ bản của tội “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”<br />
* Chủ thể:<br />
Chủ thể của tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là chủ thể đặc biệt. Tính<br />
đặc biệt được thể hiện trước tiên ở chỗ: trước khi trở thành chủ thể của tội phạm này, người<br />
phạm tội phải là chủ thể của tội khác. Họ phải là người đã thực hiện hành vi phạm tội khác,<br />
có được tiền, tài sản từ việc thực hiện tội phạm đó và người đó đã sử dụng các biện pháp<br />
nghiệp vụ về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để làm cho<br />
đồng tiền có được từ hoạt động phạm tội trước đây của mình trở thành đồng tiền hợp pháp.<br />
Yếu tố chủ thể là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tội “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm<br />
tội mà có” với tội: “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” quy định<br />
tại Điều 250 Bộ luật hình sự 1999. Nếu tiền, tài sản được hợp pháp hoá là tiền tài sản do<br />
chính người hợp pháp hóa phạm tội mà có thì hành vi hợp pháp hoá cấu thành tội Hợp pháp<br />
hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 1999. Còn nếu tiền,<br />
tài sản đó là do người khác phạm tội mà có thì người hợp pháp hoá không phạm tội này mà<br />
phạm tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” quy định tại Điều<br />
250 Bộ luật hình sự 1999.<br />
Người phạm tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có phải là người có năng lực<br />
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nếu thực hiện hành vi quy định ở<br />
khoản 2, khoản 3; từ đủ 16 tuổi trở lên nếu thực hiện hành vi quy định ở bất kỳ khoản nào của<br />
Điều 251 BLHS.<br />
* Khách thể:<br />
Tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có xâm phạm trật tự quản lý nhà nước<br />
đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.<br />
* Mặt chủ quan:<br />
Lỗi của người phạm tội “Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” là lỗi cố ý.<br />
Khi thực hiện hành vi phạm tội này, người phạm tội luôn có mục đích làm cho tiền, tài<br />
sản có nguồn gốc bất hợp pháp trở thành tiền, tài sản hợp pháp. Do đó, mục đích là dấu hiệu<br />
bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, không phụ thuộc vào việc người phạm tội có đạt được<br />
mục đích của mình hay không.<br />
* Mặt khách quan:<br />
- Hành vi khách quan<br />
Điều 251 Bộ luật hình sự 1999 không nêu cụ thể các hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản<br />
do phạm tội mà có mà chỉ quy định rất chung chung hai nhóm hành vi sau:<br />
+ Thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp<br />
hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, hoặc<br />
+ Sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh<br />
hoặc hoạt động kinh tế khác.<br />
Việc Bộ luật Hình sự quy định hai nhóm hành vi như trên còn bộc lộ nhiều hạn chế<br />
như: quy định các hành vi khách quan còn chung chung, chưa bao quát hết được các hình<br />
thức, biến thái của hoạt động rửa tiền trên thực tế, không miêu tả các phương thức thực hiện<br />
hành vi tẩy rửa tiền, không quy định rõ người nào thực hiện hành vi hợp pháp hóa tiền, tài<br />
sản do phạm tội mà có sẽ bị trừng trị, do đó dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm.<br />
*Hình phạt: Theo quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 1999, tội Hợp pháp hóa tiền,<br />
tài sản do phạm tội mà có có ba (3) khung hình phạt: khung cơ bản từ một năm đến năm năm<br />
tù; khung tăng nặng từ ba năm đến mười năm tù hoặc từ tám năm đến mười lăm năm tù.<br />
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu tài sản, phạt<br />
<br />
tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến<br />
năm năm.<br />
* Hậu quả: không quy định là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt.<br />
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả của tội phạm: việc<br />
thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền, tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp phải có<br />
mối quan hệ và là nguyên nhân làm cho tiền, tài sản đó có nguồn gốc hợp pháp.<br />
1.1.3. Khung pháp lý về tội Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có<br />
Hiện nay, tội “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” được quy định duy nhất<br />
tại Điều 251 Bộ luật hình sự 1999, chưa có văn bản nào hướng dẫn thi hành về tội này.<br />
1.2. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của tội Rửa tiền<br />
1.2.1. Một số vấn đề chung về rửa tiền:<br />
* Nguồn gốc thuật ngữ "rửa tiền"<br />
Rửa tiền (tiếng Anh: Money laundering) - là cách nói nhằm chỉ sự "làm sạch đồng tiền"<br />
phù hợp theo luật pháp, là hoạt động giao dịch tài chính đặc biệt để giấu tên, nguồn và nơi<br />
đến của đồng tiền. Nói một cách dễ hiểu, Rửa tiền là hành vi che giấu hoặc đánh lừa việc<br />
nhận biết tiền do phạm tội mà có, làm cho tiền này có bề ngoài hợp pháp.<br />
Tuy nhiên, thuật ngữ "rửa tiền" chỉ chính thức ra đời ở thế kỷ XX, xuất phát từ các<br />
Mafia Mỹ trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.<br />
Với vai trò là một thuật ngữ pháp lý, "rửa tiền" lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào năm<br />
1982 khi Tòa án Mỹ xử vụ án rửa tiền số 551F Supp.314 ở New York. Sau đó, thuật ngữ "rửa<br />
tiền" xuất hiện khắp nơi trên thế giới.<br />
* Đặc điểm của hoạt động rửa tiền và tác động của rửa tiền tới nền kinh tế - xã<br />
hội<br />
Khái niệm “Tiền” trong thuật ngữ "rửa tiền" cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả<br />
tiền và tài sản do phạm tội mà có chứ không phải chỉ bao gồm tiền là phương tiện lưu thông,<br />
thanh toán.<br />
Dưới khía cạnh tài chính hay pháp lý, rửa tiền đều là hành vi che giấu hoặc đánh lừa<br />
việc nhận biết tiền do phạm tội mà có, làm cho tiền này có bề ngoài hợp pháp.<br />
- Chu trình rửa tiền bao gồm ba khâu sau:<br />
+ Nạp: Tài sản tội ác đi vào hệ thống tài chính. Tiền bẩn thường được chia nhỏ để ít<br />
gây sự chú ý.<br />
+ Tẩy rửa: tiền bẩn được phân chia theo những tầng cấp giao dịch tài chính với các mức<br />
độ phức tạp khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là làm cho rất khó hoặc không thể tìm ra<br />
dấu vết dẫn về nguồn gốc “bẩn” của tiền.<br />
+ Trà trộn: Sau khi đã cho tiền chạy loanh quanh theo những đường phức tạp, tiền bẩn<br />
được thu gom và trà trộn vào nền kinh tế hợp pháp như mua cổ phiếu, hoạt động kinh doanh,<br />
mua bất động sản hoặc mua các thứ xa xỉ v.v..<br />
- Các hình thức rửa tiền: cơ cấu lại; đổi tiền; mua tài sản; thông qua người môi giới cổ<br />
phiếu; chuyển tiền bằng điện tín hoặc thư chuyển tiền; rửa tiền trong các sòng bạc; kinh<br />
doanh hợp pháp v.v..<br />
* Tác động của rửa tiền đối với nền kinh tế, xã hội: Về mặt phát triển kinh tế, khối<br />
lượng tiền rửa sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế qua các khía cạnh chính như sau: làm tăng<br />
tội phạm và tham nhũng, làm xói mòn hệ thống tài chính, làm giảm hiệu quả của khu vực<br />
chính thức và tác động xấu đến khu vực nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm chệch<br />
hướng các dòng vốn quốc tế.<br />
* Các quan điểm khác nhau về khái niệm rửa tiền dưới khía cạnh pháp lý<br />
- Theo Công ước về kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc (Công ước Viên) rửa tiền gồm<br />
các hành vi:<br />
i. Chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản mà biết rằng tài sản đó có nguồn gốc từ<br />
hành vi phạm tội buôn bán bất hợp pháp ma túy nhằm mục đích che giấu nguồn gốc bất hợp<br />
<br />