intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phản bội tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

101
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này. Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc và làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học hình sự phải nghiên cứu giải quyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phản bội tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam

Tội phản bội tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam<br /> Trần Thu Hằng<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Tiệp<br /> Năm bảo vệ: 2009<br /> Abstract: Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề chung về tội phản bội Tổ quốc trong<br /> luật hình sự Việt Nam. Tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ<br /> quốc trong pháp luật hình sự, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật hình sự một<br /> số nước trên thế giới về tội phạm này. Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật<br /> hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc và làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng, nêu lên<br /> những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học hình sự phải nghiên<br /> cứu giải quyết. Đề xuất các giải pháp: giải pháp phòng ngừa; chủ động và kịp thời phát<br /> hiện, đấu tranh chống tội phản bội Tổ quốc; nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự<br /> đối với tội phản bội Tổ quốc; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc<br /> gia, an ninh đất nước nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật<br /> hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc<br /> Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm; Tội phản bội Tổ quốc<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch<br /> sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực<br /> tiễn Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành<br /> với giai cấp, dân tộc, kiên định, vững vàng trước mọi thách thức, sáng suốt lãnh đạo đưa sự<br /> nghiệp cách mạng của dân tộc ta tiến lên. Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị<br /> trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta vẫn<br /> quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy dân chủ trong<br /> các lĩnh vực của đời sống xã hội.<br /> Để thực hiện mục tiêu trên, cần có sự thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng<br /> đồng lòng, nhất trí thực hiện mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đề ra. Những diễn biến phức tạp của<br /> tình hình kinh tế thế giới, âm mưu của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư<br /> <br /> tưởng đã tác động không nhỏ đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch vẫn tìm<br /> mọi cách thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước<br /> ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện<br /> Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh sự cần thiết của việc "tăng cường an ninh,<br /> mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập". Vì vậy, cần nắm vững đường lối, chính sách<br /> đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.<br /> Trong số các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chúng ta không thể không đề cập tội phản bội Tổ<br /> quốc, vì đây là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm đã được pháp luật hình sự Việt Nam quy định từ<br /> những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công. Từ năm 1945 đến nay, tình hình tội phản bội<br /> Tổ quốc diễn biến phức tạp, nhưng xu hướng chung là giảm dần. Thực tiễn xét xử tội phản bội<br /> Tổ quốc đã đặt ra không ít vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự cần phải nghiên cứu giải<br /> quyết như khái niệm Tổ quốc, khái niệm tội phản bội Tổ quốc, hình phạt được áp dụng đối với<br /> loại tội phạm này... Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận, xung quanh những vấn đề trên còn nhiều ý<br /> kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam" là vấn<br /> đề mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn, góp phần nâng<br /> cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh loại tội phạm này hiện nay.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Tội phản bội Tổ quốc là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nguy hiểm và phức tạp trong các<br /> tội xâm phạm an ninh quốc gia, được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình Luật hình sự Việt<br /> Nam, tập II, của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, 1998), Giáo trình Luật hình<br /> sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học quốc<br /> gia Hà Nội, 1997, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý<br /> thuộc Bộ Tư pháp (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản 1997).<br /> Bên cạnh đó, PGS.TS Kiều Đình Thụ cũng đã có bài viết: "Các tội xâm phạm an ninh quốc<br /> gia, lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn thiện", trong đó có đề cập tội phản bội Tổ quốc<br /> (Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp), TSKH.PGS Lê Cảm chủ biên cuốn sách:<br /> "Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong<br /> giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền", (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007), trong đó có đề cập tội<br /> phản bội Tổ quốc.<br /> Sau khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 được ban hành, tội phản bội Tổ quốc tiếp tục<br /> được đề cập trong Giáo trình Luật hình sự, của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân<br /> dân năm 2000), Giáo trình Luật hình sự (phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội<br /> phạm), của Nguyễn Mai Bộ, Phùng Thế Vắc, Nguyễn Đức Mai, LS.ThS Phạm Thanh Bình, ThS.<br /> Nguyễn Sĩ Đại,... (Nxb Công an nhân dân, 2001).<br /> Tuy nhiên, trong các công trình trên, các nhà luật học chỉ đề cập một cách khái quát về tội phản<br /> bội Tổ quốc dưới góc độ luật hình sự hoặc tội phạm học, chưa có công trình nào nghiên cứu về tội<br /> phản bội Tổ quốc một cách toàn diện và có hệ thống.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu:<br /> <br /> Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phản bội Tổ quốc, tác giả đề xuất<br /> những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc và<br /> kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật về tội<br /> phạm này.<br /> Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích đặt ra, tác giả đặt ra cho mình những nhiệm vụ phải giải quyết sau<br /> đây:<br /> - Phân tích, làm rõ lịch sự hình thành và phát triển những quy định về tội phản bội Tổ quốc<br /> trong luật hình sự Việt Nam.<br /> - Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật<br /> hình sự; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này.<br /> - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc;<br /> làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy<br /> tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết.<br /> - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật<br /> hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Đối tượng nghiên cứu:<br /> Luận văn nghiên cứu tội phản bội Tổ quốc.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> Luận văn nghiên cứu tội phản bội Tổ quốc dưới góc độ pháp lý hình sự, trong thời gian 33<br /> năm từ năm 1975 đến năm 2008.<br /> 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ<br /> Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội<br /> chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và về xây dựng pháp luật<br /> Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội phản bội Tổ<br /> quốc; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này.<br /> Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch<br /> sử.<br /> Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống, lịch sử, lôgíc, thống<br /> kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh pháp luật, điều tra xã<br /> hội...<br /> 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn<br /> Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn<br /> thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối có hệ thống về tội phản<br /> bội Tổ quốc dưới góc độ pháp lý hình sự. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp<br /> mới về khoa học của luận văn:<br /> - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt<br /> Nam.<br /> - Phân tích, đánh giá những quy định về tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự một số<br /> nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc,<br /> <br /> bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn.<br /> - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc<br /> và thực tiễn áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của<br /> pháp luật hình sự về tội phạm này.<br /> - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những<br /> quy định của pháp luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc.<br /> 7. ý nghĩa của luận văn<br /> Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng<br /> cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ<br /> quốc ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần<br /> nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, về tội phản bội Tổ quốc nói<br /> riêng.<br /> Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu,<br /> giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực<br /> tiễn đang công tác tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.<br /> 8. Kết cấu của luận văn<br /> Luận văn gồm 96 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội<br /> dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục.<br /> Chương 1<br /> Một Số Vấn Đề CHUNG Về Tội Phản Bội Tổ Quốc<br /> TRONG Luật Hình Sự Việt NAM<br /> 1.1. Khái niệm tội phản bội Tổ quốc và ý nghĩa của việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc<br /> trong luật hình sự Việt Nam<br /> 1.1.1. Khái niệm tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam<br /> Trước khi tìm hiểm khái niệm tội phản bội Tổ quốc, ta cần hiểu rõ khái niệm an ninh quốc<br /> gia và khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia.<br /> Khái niệm An ninh quốc gia được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật An ninh quốc gia năm<br /> 2004 tại khoản 1 Điều 2. Từ khái niệm trên và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các qui phạm pháp<br /> luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa<br /> khoa học của khái niệm an ninh quốc gia dưới góc độ luật hình sự như sau: An ninh quốc gia là<br /> sự ổn định của chế độ Hiến pháp, sự tồn tại và bền vững của hệ thống chính trị và bộ máy chính<br /> quyền từ trung ương đến các địa phương trong một nhà nước, cũng như sự bất khả xâm phạm về<br /> độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước đó trên cơ sở một trật tự pháp luật nhất<br /> định, đồng thời là nhóm khách thể loại được đặc biệt bảo vệ bằng pháp luật hình sự tránh khỏi<br /> sự xâm hại của tội phạm.<br /> Từ khái niệm trên ta có thể nghiên cứu khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Các tội<br /> xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực<br /> trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm sự<br /> ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br /> Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.<br /> <br /> Như vậy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đến các quan hệ xã hội đặc biệt, tội<br /> phản bội Tổ quốc là một trong những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến các quan hệ xã hội<br /> đó.<br /> Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, tội phản bội Tổ quốc là một trong những tội được<br /> quy định sớm. Nhưng để hiểu đúng và đủ về tội phản bội Tổ quốc phải có đủ 3 dấu hiệu: a) bình<br /> diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi<br /> trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách<br /> nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi.<br /> Trên cơ sở phân tích các khái niệm trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tội phản bội Tổ quốc<br /> như sau: tội phản bội Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự của công<br /> dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cấu kết với<br /> nước ngoài nhằm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn<br /> lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng và chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa<br /> xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br /> 1.1.2. ý nghĩa của việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam<br /> Ngay từ khi tuyên bố độc lập, tội phản bội Tổ quốc đã được xem xét và được quy định rất sớm<br /> trong các văn bản pháp luật ban hành thời kỳ đầu. Việc sớm quy định tội phản bội Tổ quốc trong các<br /> văn bản pháp luật (Sắc lệnh 133/SL ngày 20/01/1953 và Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976) và áp<br /> dụng những hình phạt nặng nhất với những hành vi phản bội Tổ quốc cho thấy ý nghĩa và tầm quan<br /> trọng của tội danh này. Nó không chỉ góp phần ổn định an ninh chính trị trong nước từ đó giành lại<br /> độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, mà nó còn mang lại sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội,<br /> nâng cao đời sống về mọi mặt cho toàn thể nhân dân.<br /> Hơn nữa, việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam còn thể hiện sự<br /> quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các<br /> biện pháp pháp lý hình sự, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng đất nước phát triển.<br /> Việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho<br /> cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và tội phản bội Tổ quốc nói riêng.<br /> Ngoài ra, việc quy định tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam còn góp phần nâng<br /> cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần<br /> thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời việc hướng<br /> dẫn chi tiết về việc áp dụng tội phản bội Tổ quốc của các cơ quan có thẩm quyền còn giúp các cơ<br /> quan bảo vệ pháp luật nắm vững nội dung, bản chất pháp lý, từ đó thực hiện đúng đắn những quy<br /> định về tội phạm này trong thực tiễn.<br /> 1.2. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội phản bội Tổ quốc<br /> trong luật hình sự Việt Nam<br /> Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước cho đến nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia<br /> và chống xâm phạm đất nước luôn là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu, nhất là từ sau<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhiệm vụ này càng được khẳng định. Nghiên cứu lịch<br /> sử pháp luật hình sự mỗi thời kỳ không thể không nghiên cứu các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn<br /> hóa của từng thời kỳ ban hành các văn bản pháp luật đó.<br /> 1.2.1. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc trong thời kỳ<br /> phong kiến đến trước thời kỳ Pháp thuộc<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0