Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội<br />
phạm có tính chất kinh tế<br />
Trần Quang Huy<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Lợi<br />
Năm bảo vệ: 2007<br />
Abstract: Phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình nói chung như<br />
khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình phạt tử hình; Phân tích thực trạng<br />
và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt<br />
Nam và một số quốc gia trên thế giới; Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải<br />
pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt<br />
Nam<br />
Keywords: Hình phạt tử hình, Luật hình sự, Pháp luật Việt Nam, Tội phạm kinh tế<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung và tội phạm<br />
có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều thời kỳ và dưới<br />
những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đối với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các<br />
tội phạm có tính chất kinh tế, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta<br />
lại có những thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh tế<br />
- xã hội.<br />
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu<br />
đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với mọi tội phạm. Ngoài ra,<br />
<br />
làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các<br />
quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng<br />
hình phạt tử hình tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực<br />
sự của việc áp dụng hình phạt tử hình.<br />
Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong Nghị quyết số<br />
08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu hướng hội nhập và quốc tế<br />
hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài "Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong<br />
các tội phạm có tính chất kinh tế" trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực<br />
tiễn cao.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên<br />
cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đối với mọi tội phạm nói<br />
chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như: Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn<br />
đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì<br />
Bộ Tư pháp); Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của<br />
Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử<br />
hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền…<br />
Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài, công trình<br />
nghiên cứu khoa học, hội thảo… các tác giả chỉ thường tập trung vào việc phân tích nguyên<br />
nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất… trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội<br />
phạm nói chung hoặc các tội phạm thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của<br />
Bộ luật Hình sự. Vì thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình<br />
phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Các tội phạm "có tính chất kinh tế"<br />
không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được qui định ở các loại tội<br />
phạm khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện<br />
hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp<br />
chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp<br />
dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này.<br />
<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
* Mục đích:<br />
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện hình<br />
thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các<br />
tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa<br />
ra quan điểm của mình về việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh<br />
tế.<br />
* Nhiệm vụ:<br />
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:<br />
- Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình nói chung như<br />
khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình phạt tử hình;<br />
- Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm<br />
có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;<br />
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế việc áp dụng<br />
hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực<br />
tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Những vấn đề<br />
này được nghiên cứu trên cơ sở những qui định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính<br />
sách hình sự của Đảng và Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam<br />
và một số nước trên thế giới.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách hình sự, so sánh<br />
đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và<br />
<br />
kết hợp rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Đó là các phương pháp tổng hợp, phân<br />
tích, so sánh, thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế<br />
ở Việt Nam.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử<br />
hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng, việc<br />
nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ những vấn đề liên<br />
quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm<br />
có tính chất kinh tế. Hơn nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới<br />
của chúng ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ các cơ<br />
sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội<br />
phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình.<br />
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất<br />
kinh tế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.<br />
Chương 3: Cơ sở và giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội<br />
phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.<br />
<br />
References<br />
Các văn bản, Nghị quyết của Đảng<br />
1.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị<br />
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về<br />
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,<br />
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về<br />
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
Các văn bản pháp luật của nhà nước<br />
7.<br />
<br />
Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 (2004),<br />
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.<br />
<br />
10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 6-SL ngày 05/09 của Chủ tịch nước về việc Cấm nhân<br />
dân không được đăng lính, bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp, Hà Nội.<br />
11. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10 của Chủ tịch nước về việc Giữ tạm thời<br />
các luật lệ hiện hành ở miền Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ<br />
luật pháp duy nhất cho toàn quốc, Hà Nội.<br />
12. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64-SL ngày 23/11 của Chủ tịch nước về việc Thiết lập một<br />
ban thanh tra đặc biệt, Hà Nội.<br />
13. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 6-SL ngày 15/01 của Chủ tịch nước về việc Truy tố những<br />
người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá hủy, cắt dây điện thoại và dây điện tín, Hà<br />
Nội.<br />
<br />