®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
nguyÔn thÞ nh- quúnh<br />
<br />
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG<br />
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC<br />
PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
<br />
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Hµ néi - 2009<br />
1<br />
<br />
®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
nguyÔn thÞ nh- quúnh<br />
<br />
ý thøc ph¸p luËt vµ ho¹t ®éng tuyªn truyÒn<br />
phæ biÕn gi¸o dôc ph¸p luËt ë n-íc ta hiÖn nay<br />
Chuyªn ngµnh<br />
<br />
: LÝ luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt<br />
<br />
M· sè<br />
<br />
: 60 38 01<br />
<br />
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Hoµng ThÞ Kim QuÕ<br />
<br />
Hµ néi - 2009<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
3<br />
<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG<br />
<br />
8<br />
<br />
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI Ý THỨC<br />
PHÁP LUẬT<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Ý thức pháp luật<br />
<br />
8<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Khái niệm<br />
<br />
8<br />
<br />
1.1.2.<br />
<br />
Đặc điểm của ý thức pháp luật<br />
<br />
12<br />
<br />
1.1.3.<br />
<br />
Chức năng của ý thức pháp luật<br />
<br />
16<br />
<br />
1.1.4.<br />
<br />
Cơ cấu của ý thức pháp luật<br />
<br />
17<br />
<br />
1.1.5.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo<br />
dục pháp luật<br />
<br />
21<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và vai trò đối với ý thức pháp luật<br />
<br />
25<br />
<br />
1.2.1.<br />
<br />
Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
25<br />
<br />
1.2.1.1.<br />
<br />
Khái niệm<br />
<br />
25<br />
<br />
1.2.1.2.<br />
<br />
Một số hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chủ yếu<br />
<br />
26<br />
<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP<br />
<br />
41<br />
<br />
LUẬT VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
41<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng về tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
47<br />
<br />
2.2.1.<br />
<br />
Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007<br />
<br />
47<br />
<br />
2.2.2.<br />
<br />
Giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2009<br />
<br />
57<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Thực trạng ý thức pháp luật của người dân<br />
<br />
60<br />
<br />
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG<br />
<br />
66<br />
<br />
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM GÓP PHẦN<br />
NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
Tính đồng bộ của hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền phổ<br />
biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật<br />
<br />
66<br />
<br />
3.2.<br />
<br />
Các giải pháp chủ yếu<br />
<br />
70<br />
<br />
3.2.1.<br />
<br />
Xây dựng và hoàn thiện thể chế cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật<br />
<br />
70<br />
<br />
3.2.2.<br />
<br />
Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức, biện pháp và phương tiện phổ biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
76<br />
<br />
3.2.3.<br />
<br />
Kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
77<br />
<br />
3.2.4<br />
<br />
Hoàn thiện chính sách, chế độ về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí phục vụ công tác phổ<br />
biến giáo dục pháp luật<br />
<br />
80<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
83<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
84<br />
<br />
5<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong tình hình mới hiện nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh<br />
mẽ trên mọi lĩnh vực và nước ta đang trong quá trình tiến hành xây dựng Nhà nước<br />
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì nhân dân. Một trong những<br />
đặc điểm cơ bản của học thuyết về Nhà nước pháp quyền nói chung là yếu tố thượng<br />
tôn pháp luật. Đối với Việt Nam, pháp luật cũng giữ một vị thế vô cùng quan trọng<br />
trong việc duy trì trật tự kỷ cương và thúc đẩy nhà nước phát triển lớn mạnh theo định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.<br />
Nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt<br />
Nam, tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhấn mạnh nhiệm<br />
vụ: "Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế,<br />
quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp<br />
hành pháp luật". Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu pháp luật có vị trí tối<br />
thượng trong đời sống xã hội. Đó là một hệ thống pháp luật dân chủ được ban hành bởi<br />
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, phải được tuân thủ bởi chính nhà nước và mọi cá<br />
nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, đồng thời với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống<br />
pháp luật, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và<br />
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.<br />
Ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ là tiền đề quan trọng<br />
cho sự phát triển của đất nước: từ đó để hình thành lối sống tôn trọng pháp luật, sống<br />
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Ý thức pháp luật của nhân dân Việt Nam là ý<br />
thức pháp luật của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội có lợi<br />
ích thống nhất nhau về cơ bản nên tạo ra sự thống nhất cao về ý thức pháp luật. Điều đó<br />
thể hiện sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã<br />
hội ta. Qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì ý thức pháp luật của nhân dân Việt Nam<br />
cũng có sự phát triển tương ứng, tuy nhiên do bản chất lạc hậu, bảo thủ cố hữu của ý<br />
thức pháp luật trong một số giai đoạn lịch sử nhất định thì sự thay đổi để thích ứng với<br />
tồn tại xã hội mới của ý thức pháp luật rất là chậm chạp, đôi khi là rào cản của sự phát<br />
triển.<br />
Do vậy, việc nghiên cứu và nhận thức rõ bản chất, cơ cấu, chức năng của ý thức<br />
pháp luật, mối quan hệ với pháp luật và văn hóa pháp lý là hoạt động rất cần thiết để từ<br />
đó có những giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật. Điều này có ý nghĩa lý luận và<br />
thực tiễn quan trọng đối với việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách tư<br />
pháp, hoàn thiện sự điều chỉnh của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.<br />
Một trong những phương thức, giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân<br />
dân là hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Công tác tuyên truyền phổ<br />
biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới hiện nay được coi là một bộ phận của công<br />
tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị<br />
đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Với rất nhiều hình thức,<br />
phương tiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phong phú như hiện nay thì<br />
công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục<br />
và kịp thời.<br />
Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây công tác phổ biến giáo dục pháp luật<br />
không ngừng được nâng cao, hoàn thiện cả về nội dung lẫn phương thức thực hiện và đã<br />
7<br />
<br />
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật về công<br />
tác phổ biến giáo dục pháp luật được ban hành để hướng dẫn, chỉ đạo công tác này. Đặc<br />
biệt từ năm 2002 trở đi sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số:<br />
13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 phê duyệt "Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật<br />
giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007", tiếp theo đó Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa<br />
phương liên tục ban hành các văn bản hướng dẫn công tác này tại đơn vị thuộc sự quản lý<br />
của mình. Đồng thời rất nhiều văn bản pháp luật liên tịch giữa các bộ, các ngành cũng<br />
ban hành đồng loạt nhằm phối hợp có hiệu quả trong công tác phổ biến giáo dục pháp<br />
luật. Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 37 ngày<br />
12/03/2008 phê duyệt "Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 - 2012".<br />
Các nội dung pháp luật cần tuyên truyền được phổ biến kịp thời, sâu rộng đến toàn<br />
thể cán bộ, nhân dân cả nước. Nhìn chung thì ý thức pháp luật của đa số cán bộ, nhân<br />
dân đã có nhiều tiến bộ: sự hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật trong đời sống<br />
văn hóa, xã hội được nâng lên rõ rệt thể hiện qua việc chấp hành nghiêm chỉnh các chế<br />
độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; các vụ việc kiện tụng liên quan đến quyền, lợi<br />
ích của cán bộ, nhân dân giảm; tình trạng tội phạm cũng đã được khắc phục; nhân dân<br />
có thể tự bảo vệ các quyền, lợi ích cơ bản của mình nhờ có kiến thức đúng đắn về<br />
pháp luật của mình...<br />
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, trong bối cảnh xã hội luôn phát triển<br />
không ngừng, đặc biệt trong thời gian gần đây khi sự hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra<br />
mạnh mẽ, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin bùng nổ... Xuất phát từ điều đó xã hội<br />
Việt Nam cũng đang và sẽ tiếp nhận nhiều thông tin với mức độ ảnh hưởng khác nhau<br />
đến đời sống của nhân dân Việt Nam (tác động tiêu cực hoặc tích cực). Theo đánh giá của<br />
các nhà làm công tác xây dựng luật, bảo vệ pháp luật cho thấy bên cạnh tác động tích cực<br />
là thúc đẩy xã hội phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... thì còn<br />
có những tác động tiêu cực: đời sống của một số bộ phận nhân dân trong xã hội sống<br />
theo nếp sống không lành mạnh của các nước tư bản phát triển, tỷ lệ người phạm tội<br />
trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng, nhận thức về pháp luật của người dân<br />
không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn...<br />
Như vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, nhân dân nhằm hình thành nếp<br />
sống tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật là một tất yếu khách quan<br />
đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
Trong số những hoạt động, phương thức để hoàn thiện nâng cao ý thức pháp luật cho<br />
cán bộ, nhân dân thì hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một phương<br />
thức có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao, hoàn<br />
thiện hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sẽ là biện pháp hiệu quả góp<br />
phần xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật. Với tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao như<br />
trên hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật luôn nhận được sự quan tâm<br />
sát sao của mọi cấp, mọi ngành dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam.<br />
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá thực<br />
trạng ý thức pháp luật của người dân Việt Nam (trên một số phương diện cụ thể) và<br />
những kết quả mà công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được trong thời gian<br />
qua. Từ đó xem xét đến tác động (tích cực, tiêu cực) của kết quả đó đối với vấn đề<br />
nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, hình thành nếp sống sống và làm việc theo<br />
Hiến pháp, pháp luật. Bên cạnh đó nêu ra một số kiến nghị cụ thể về việc xây dựng,<br />
hoàn thiện nội dung dự thảo Luật phổ biến giáo dục pháp luật đang được các nhà soạn<br />
9<br />
<br />