ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA LUẬT<br />
------------------<br />
<br />
LÊ THỊ THU HIỀN<br />
<br />
MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM<br />
HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH<br />
SỰ<br />
Chuyên ngành: Luật Hình sự<br />
Mã ngành<br />
: 60 38 40<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
Người hướng dẫn khoa học: TSKH.<br />
<br />
PGS. Lê Văn Cảm<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt<br />
Nam hiện nay, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao<br />
thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là một trong<br />
những yêu cầu cần thiết và cấp bách. Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật<br />
hình sự Việt Nam đặc biệt là hai chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm<br />
hình sự chúng tôi nhận thấy, hai chế định này không chỉ có ý nghĩa quan trọng<br />
trong pháp luật hình sự Việt Nam mà còn chi phối hầu hết các chế định khác được<br />
quy định trong Bộ luật hình sự.<br />
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về chế định trách nhiệm hình sự<br />
và chế định miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, khi đề cập đến<br />
hai chế định này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, hàng loạt vấn đề chưa được làm sáng tỏ như:<br />
khái niệm trách nhiệm hình sự, cơ sở và những điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự, khái niệm, bản<br />
chất pháp lý và các hậu quả cụ thể của miễn trách nhiệm hình sự, việc quy định các trường hợp miễn trách<br />
nhiệm hình sự chưa rõ ràng và thống nhất... Đặc biệt, các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên<br />
cứu từng chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, khái quát về mối liên hệ giữa chúng<br />
mà chưa đi sâu vào khai thác nội dung của mối liên hệ này.<br />
Mặt khác, thực tiễn áp dụng hai chế định này cũng đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học<br />
luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như cơ sở, điều kiện của trách nhiệm hình sự, căn cứ áp dụng<br />
miễn trách nhiệm hình sự, ranh giới khi nào một người lẽ ra phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng lại<br />
được miễn trách nhiệm hình sự là rất mong manh, văn bản giải thích hướng dẫn áp dụng thiếu hệ thống,<br />
chồng chéo nhau, chưa có sự vận dụng thống nhất từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, việc<br />
tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và<br />
miễn trách nhiệm hình sự, đồng thời đánh giá việc áp dụng hai chế định này trong thực tiễn để đưa ra<br />
những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chúng trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý<br />
luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận<br />
chứng cho việc chúng tôi quyết định chọn đề tài "Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách<br />
nhiệm hình sự" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
<br />
Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự là hai chế định quan trọng của pháp luật hình<br />
sự Việt Nam, chúng có mối liên hệ mật thiết, hữu cơ và thống nhất với nhau. Vì vậy, nghiên cứu hai chế<br />
định này ở các mức độ khác nhau đã được một số nhà khoa học - luật gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên<br />
cứu.<br />
Ở Liên Xô trước đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm hình sự,<br />
miễn trách nhiệm hình sự, điển hình là các công trình: "Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm"<br />
(1974) của Karpusin M. P., Kurlianđxki V. I; "Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của BagriSakhmatôv L. V; "Miễn trách nhiệm hình sự" trong tuyển tập "Nghiên cứu pháp luật" của tác giả Kevin<br />
(2003); "Chương 16 - Miễn trách nhiệm hình sự" của Xaveliôva B.X (trong sách: Luật hình sự Liên bang<br />
Nga - Phần chung, Nxb Luật gia Matxcơva, 2001); v.v... Theo đó, những công trình này chủ yếu tập trung<br />
làm sáng tỏ nội dung, cơ sở của trách nhiệm hình sự; điều kiện miễn trách nhiệm hình sự và phân tích các<br />
trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể trong pháp luật hình sự thực định.<br />
<br />
Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung<br />
liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự, chế định miễn trách nhiệm hình sự.<br />
Đáng chú ý là những công trình sau: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật<br />
hình sự của TSKH. PGS. Lê Cảm (trong sách chuyên khảo sau đại học - Phần<br />
chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Trách nhiệm hình sự của PGS.TS<br />
Trần Văn Độ (trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, Khoa<br />
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001); Trách<br />
nhiệm hình sự và hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ<br />
biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Trách nhiệm hình sự và hình phạt<br />
của TS. Trương Quang Vinh (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000); Chế định<br />
trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học của<br />
Phạm Mạnh Hùng, Trường đại học Luật Hà Nội, 2004; Về các dạng miễn trách<br />
nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Toà<br />
án nhân dân, số 1/2001); Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều<br />
25) trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001);<br />
Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa<br />
<br />
học, số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; Trách nhiệm hình sự và miễn trách<br />
nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của PGS.TS. Lê Thị Sơn; Về chế<br />
định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ<br />
và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS. Phạm Hồng Hải; Điều 48 - Miễn trách<br />
nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Trong sách: Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự<br />
Việt Nam (Phần chung); ...<br />
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc<br />
mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở<br />
việc nghiên cứu từng chế định trách nhiệm hình sự, chế định miễn trách nhiệm hình sự một cách riêng lẻ,<br />
có một số công trình đề cập đến mối liên hệ giữa hai chế định này nhưng chỉ được xem xét mối liên hệ<br />
giữa hai chế định này như khối kiến thức cơ bản một phần, một mục trong các giáo trình giảng dạy, một<br />
chương của sách chuyên khảo hay một phần của luận văn, luận án mà chưa có công trình nào đề cập đến<br />
việc nghiên cứu với đúng tên gọi "Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự" một<br />
cách có hệ thống, toàn diện, đồng bộ và chuyên khảo ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật học.<br />
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình<br />
mới, mục đích của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về trách<br />
nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự. Đặc biệt chú trọng khai thác mối liên<br />
hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, đưa ra những kiến giải<br />
lập pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về mối liên<br />
hệ này. Qua đó góp phần tạo ra sự nhận thức đúng đắn, toàn diện khi áp dụng lý<br />
luận trên để giải quyết các vụ án hình sự trong thực tiễn.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm<br />
hình sự cụ thể là: khái niệm và các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự, cơ sở và những điều kiện<br />
của trách nhiệm hình sự, phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác; khái niệm<br />
và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự trong tương quan với những chế định khác, ý nghĩa,<br />
<br />
đặc điểm, nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, qua đó<br />
đưa ra một số kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hai chế định này.<br />
<br />
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những<br />
nhiệm vụ sau:<br />
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về chế định trách nhiệm hình sự, chế định<br />
miễn trách nhiệm hình sự, đồng thời so sánh hai chế định này với nhau và với một số chế định khác trong<br />
pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn đi sâu vào khai thác ý nghĩa, đặc điểm, nội dung cơ bản của mối<br />
liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự.<br />
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu, đánh giá việc vận dụng lý luận về trách nhiệm hình sự, miễn<br />
trách nhiệm hình sự, đánh giá mối liên hệ giữa chúng trong thực tiễn xét xử của các cơ quan tiến hành tố<br />
tụng. Đồng thời, trên cơ sở những vướng mắc thiếu sót mà thực tiễn đặt ra để phân tích về mặt lý luận và<br />
đưa ra những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hai chế định này. Qua đó, có thể hiểu được một cách sâu<br />
sắc về mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, đồng thời nâng cao hiệu quả<br />
của việc vận dụng lý luận trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự.<br />
<br />
3.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự là hai chế định tương đối phức tạp và có nhiều<br />
nội dung liên quan đến các chế định khác trong Bộ luật hình sự như: hình phạt, miễn hình phạt, các<br />
trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự,... Bởi vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi<br />
chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, đặc<br />
biệt đi sâu vào nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự cũng như<br />
việc đưa ra những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hai chế định này.<br />
<br />
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh<br />
phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lý luận về<br />
Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học,<br />
những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên<br />
tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam.<br />
<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích tài<br />
liệu, nghiên cứu lịch sử, tổng hợp,... Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào<br />
<br />