TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điện Nông thôn trên địa<br />
bàn tỉnh Hoà Bình<br />
Tác giả luận văn: Học viên Bùi Thị Phương<br />
Khóa: 2010 - 2012<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đại Thắng<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hoà Bình đang ngày càng thay<br />
đổi và phát triển về mọi lĩnh vực, trong đó có ngành Điện, cụ thể là Công ty Điện<br />
lực Hoà Bình trong những năm vừa qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty<br />
luôn hoàn thành nhiệm vụ các chỉ tiêu mà Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao<br />
cho. Tuy nhiên để có thể giữ được kết quả ban đầu và tiếp tục đưa hoạt động quản<br />
lý Điện Nông thôn đi vào nề nếp thì Hoà Bình đặc Biệt là Công ty Điện lực Hoà<br />
Bình cần khắc phục những khó khăn phát sinh sau quá trình chuyển đổi.<br />
.Từ đó, khẳng định ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng tính cấp bách phải<br />
<br />
đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý điện Nông thôn tỉnh Hòa Bình, là một<br />
nhiệm vụ đồng bộ mang tính thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, từ đường lối<br />
chính sách, pháp luật đến quản lý kỹ thuật cụ thể, trong đó cần có sự đổi mới quản<br />
lý từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến các Công ty điện lực khu vực<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.<br />
<br />
-Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn của quản lý điện Nông<br />
thôn, phân tích thực trạng quản lý điện Nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đề<br />
xuất hệ thống giải pháp mang tính khả thi nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý điện<br />
Nông thôn trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Nông thôn<br />
nói riêng, toàn tỉnh Hòa Bình nói chung.<br />
- Luận văn nghiên cứu đã được xác định là nâng cao công tác quản lý điện<br />
Nông thôn tỉnh Hòa<br />
<br />
+ Luận văn sử dụng đồng bộ hệ thống các phương pháp nghiên cứu như:<br />
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu tại bàn<br />
(nghiên cứu tài liệu) sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh.<br />
b) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham<br />
khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực tiễn quản lý điện Nông thôn<br />
1.1. Tổng quan về điện Nông thôn<br />
1.2. Quản lý điện Nông thôn<br />
1.3. Chuyển đổi MHQL và kinh nghiệm quản lý ĐNT của một số địa phương<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý điện Nông thôn trên địa bàn<br />
tỉnh Hòa Bình<br />
2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hòa Bình<br />
2.2 Phân tích thực trạng quản lý ĐNT của tỉnh Hòa Bình<br />
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý điện Nông thôn Hòa Bình<br />
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý điện Nông thôn<br />
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.<br />
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình năm 2015<br />
3.2. Định hướng quản lý điện Nông thôn tỉnh Hòa Bình<br />
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý điện Nông thôn<br />
c) Kết luận<br />
Với mục tiêu hoàn thiện quản lý điện Nông thôn tỉnh Hòa Bình nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Nông thôn theo hướng CNH, HĐH kết hợp với<br />
cải tạo, mở rộng lưới điện Nông thôn và tăng cường khả năng cung cấp điện lâu<br />
dài, ổn định cho Nông thôn, giảm tổn thất điện, ổn định giá điện đến người tiêu<br />
dùng ở Nông thôn, tiến tới xóa bỏ dần bất cập giá điện giữa Nông thôn và thành<br />
thị, giảm đầu tư nguồn điện cho cả nước.<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
<br />
TS. Nguyễn Đại Thắng<br />
<br />