intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Cải thiện cơ cấu vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu luận án được chia làm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu về cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại, chương 2 - Những vấn đề cơ bản về cơ cấu vốn hợp lý của ngân hàng thương mại và chương 3 - Phân tích cơ cấu vốn của NHTMCP. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Cải thiện cơ cấu vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> LỜI MỞ ĐẦU.<br /> Đối với lĩnh vực Ngân hàng, các NHTM thường sử dụng đòn bẩy tài chính có quy<br /> mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Vì lĩnh vực hoạt động của Ngân<br /> hàng là ngành dịch vụ tài chính nên khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của<br /> các NHTM không phải là vốn chủ sở hữu mà là tiền từ hoạt động huy động vốn nợ và sử<br /> dụng nguồn vốn này là nguồn đầu vào cho quá trình kinh doanh của mình. Do đó, NHTM<br /> cần có một cơ cấu vốn khác biệt với doanh nghiệp phi tài chính nhằm giúp NHTM quản<br /> lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.<br /> NHTMCP Đông Nam Á là một Ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam nên<br /> cũng gặp phải những vấn đề tương tự các NHTM khác. Trong giai đoạn 2010 – 2015,<br /> NHTMCP Đông Nam Á đối mặt với một cơ cấu vốn thiếu hợp lý dẫn tới kết quả là lợi<br /> nhuận của Ngân hàng sụt giảm mạnh trong khi Ngân hàng lại quá an toàn khi hệ số an<br /> toàn vốn của Ngân hàng luôn ở mức rất cao. Vì vậy, cần có giải pháp nhằm thay đổi cơ<br /> cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á tới một cơ cấu vốn hợp lý hơn giúp Ngân hàng<br /> giảm chi phí, tăng giá trị của Ngân hàng và giảm thiểu rủi ro.<br /> <br /> CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CẤU<br /> VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.<br /> Trong chương I, tác giả tập trung nghiên cứu mốt số công trình khoa học trong<br /> nước và nước ngoài đã thực hiện về cơ cấu vốn của NHTM. Sau khi nghiên cứu, tác giả<br /> đã rút ra được một số bài học về cơ cấu vốn. Các công trình nghiên cứu trước đây về cơ<br /> cấu vốn của NHTM chủ yếu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của<br /> NHTM. Do đó, khe hở nghiên cứu chính là đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng lý thuyết<br /> về cơ cấu vốn tối ưu, cơ cấu vốn hợp lý của NHTM . Áp dụng những lý thuyết đã đạt<br /> được để đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á nhằm tìm ra những điểm chưa<br /> hợp lý trong cơ cấu vốn của Ngân hàng Đông Nam Á. Đồng thời, đánh giá cơ cấu vốn<br /> của một số NHTM khác trong hệ thống. Để tìm ra giải pháp cải thiện cơ cấu vốn của<br /> NHTMCP Đông Nam Á.<br /> <br /> CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN<br /> HỢP LÝ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.<br /> Trong chương II, tác giả nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết cơ bản về. Nguồn<br /> vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay và vốn khác.<br /> Vai trò của nguồn vốn NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các Ngân<br /> hàng, giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của Ngân<br /> hàng trên thị trường. Cơ cấu vốn của NHTM là: sự kết hợp theo một tỷ lệ phần trăm nhất<br /> định giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong đó nợ gồm có vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay và<br /> vốn khác. Cải thiện cơ cấu vốn là sự thay đổi cơ cấu vốn hiện tại sang một cơ cấu vốn<br /> mới tốt hơn cơ cấu vốn hiện tại bằng phương pháp tăng hoặc giảm tỷ trọng của từng<br /> khoản mục vốn trong cơ cấu vốn. Trong luận văn cũng trình bày các chỉ tiêu của cơ cấu<br /> vốn NHTM và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu vốn NHTM. Sự khác nhau giữa<br /> cơ cấu vốn của NHTM và cơ cấu vốn của doanh nghiệp phi tài chính.<br /> Tiếp theo, tác giả tìm hiểu về các lý thuyết cơ cấu vốn dưới giác độ tài chính<br /> doanh nghiệp: quan điểm truyền thống, lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller,<br /> mô hình cơ cấu vốn tối ưu, lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn. Kế thừa lý thuyết về cơ cấu<br /> vốn dưới giác độ của tài chính doanh nghiệp tác giả xây dựng lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu<br /> và cơ cấu vốn hợp lý dành cho NHTM.<br /> Ngoài ra, trong luận văn đã trình bày các bước xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý<br /> gồm: xác định mục định mục đích của việc xây dựng cơ cấu vốn, xác định khả năng huy<br /> động vốn nợ của NHTM, xác định cơ cấu của tài sản, định giá Ngân hàng thương mại,<br /> hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại. Các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn<br /> của NHTM: các quan điểm của nhà quản lý, lợi ích của lá chắn thuế, rủi ro trong hoạt<br /> động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, sự linh hoạt của thị trường tài chính, các<br /> tiêu chuẩn ngành.<br /> <br /> CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NHTM CP<br /> <br /> ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.<br /> Trong chương III, tác giả trình bày khái quát về những thành tựu và khó khăn của<br /> NHTMCP Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2015. Kết quả hoạt động kinh doanh của<br /> NHTMCP Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015. Dẫn tới, dấu hiệu ban đầu của NHTMCP<br /> Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015 là mặc dù hoạt động kinh doanh bình thường song<br /> lợi nhuận của Ngân hàng sụt giảm trầm trọng, cơ cấu vốn thiếu ổn định. Nhằm đối mặt<br /> với những thách thức mới và các tồn tại cũ Ngân hàng Đông Nam Á cần đánh giá lại cơ<br /> cấu vốn để tìm ra những điểm chưa hợp lý.<br /> Tiếp theo, tác giả áp dụng lý thuyết đã xây dựng trong chương II để đánh giá cơ<br /> cấu vốn tổng thể, cơ cấu vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi, cơ cấu vốn vay<br /> của NHTMCP Đông Nam Á. Thông qua đánh giá, tác giả đã phát hiện trong cơ cấu vốn<br /> tông thể của Ngân hàng thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn trung bình ngành<br /> Ngân hàng. Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu thì giai đoạn 2010 - 2015 về khía cạnh giá trị<br /> tuyệt đối ít có sự thay đổi. Trong cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi thì NHTMCP Đông<br /> Nam Á huy động tiền gửi từ các TCTD khác với tỷ trọng lớn. Tương tự, trong vốn vay<br /> của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2015 Ngân hàng thì vốn vay Chính phủ và NHNN, các<br /> TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn vay từ phát hành giấy tờ có giá.<br /> Sau khi đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á, luận văn trình bày về<br /> ưu nhược điểm trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. Về ưu điểm thì Ngân hàng Đông Nam<br /> Á đã áp dụng các lý thuyết về cơ cấu vốn theo giác độ doanh nghiệp khi vay nợ với tỷ<br /> trọng lớn. Mặc dù vay nợ với tỷ trọng lớn nhưng hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân<br /> hàng Đông Nam Á lại đạt mức cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN. Về khía<br /> cạnh nhược điểm: NHTMCP Đông Nam Á lạm dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của<br /> các TCTD khác, vốn vay từ NHNN và các TCTD khác. Đây đều là những nguồn vốn có<br /> kỳ hạn rất ngắn, lãi suất cao và không ổn định. Do đó, Ngân hàng có nguy cơ gặp phải rủi<br /> ro thanh khoản và lãi suất. Các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả cơ cấu vốn của Ngân hàng<br /> như NIM, ROE, thị giá của Ngân hàng cũng thấp hơn nhiều Ngân hàng khác trong hệ<br /> thống. Nguyên nhân của những hạn chế là Ngân hàng đã chọn một cơ cấu vốn quá an<br /> toàn, thiếu hợp lý. Do trong giai đoạn 2010 - 2015 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến<br /> <br /> động, lạm phát cao dẫn tới nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân và tổ chức trong<br /> nền kinh tế sụt giảm. Chính sách cổ tức và thị trường chứng khoán suy thoái đã làm hạn<br /> chế khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của NHTMCP Đông Nam Á cả về tỷ trọng và<br /> giá trị tuyệt đối. Nguyên nhân cuối cùng chính là nợ xấu đã làm giảm giá trị thực của vốn<br /> chủ sở hữu Ngân hàng.<br /> <br /> Chƣơng IV: ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CÂU VỐN CỦA MỘT SỐ<br /> NHTM KHÁC TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM.<br /> Trong chương IV, luận văn trình bày quá trình đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP<br /> Á Châu, NHTMCP Sài Gòn thương tín, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Sau khi<br /> đánh giá có thể rút ra được một số đặc điểm của cả 3 NHTM là: trong cơ cấu vốn tổng<br /> thể thì vốn chủ sở hữu luôn có tỷ trọng ổn định và bằng trung bình ngành. Trong cơ cấu<br /> vốn của vốn chủ sở hữu thì vốn cổ phần tăng lên về khía cạnh giá trị tuyết đối thông qua<br /> việc nhập các quỹ của TCTD và lợi nhuận chưa phân phối vào vốn cổ phần. Chính sách<br /> cổ tức của các 3 NHTM rõ ràng là ưu tiên tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn<br /> huy động từ tiền gửi thì cả 3 Ngân hàng đều hạn chế vốn huy động từ tiền gửi của các<br /> TCTD khác thậm chí NHTMCP Sài Gòn thương tín không có tiền gửi của các TCTD<br /> khác trong cơ cấu vốn. Tương tự thì trong cơ cấu vốn vay của 3 NHTM vốn vay từ<br /> TCTD khác và NHNN đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Kết quả của cơ cấu vốn 3 NHTM cổ<br /> phần là NIM, ROE, thị giá của 3 Ngân hàng đều cao hơn NHTMCP Đông Nam Á. Thông<br /> qua đánh giá cơ cấu vốn của NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn thương tín,<br /> NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã giúp tác giả có được một số giải pháp để áp dụng<br /> vào NHTMCP Đông Nam Á nhằm cải thiện cơ cấu vốn của Ngân hàng Đông Nam Á.<br /> <br /> Chƣơng V: CẢI THIỆN CƠ CẤU VỐN TẠI NHTMCP ĐÔNG<br /> NAM Á.<br /> Trong chương cuối cùng, luận văn trình bày định hướng phát triển của NHTMCP<br /> Đông Nam Á trong thời gian tới. Định hướng cải thiện cơ cấu vốn của Ngân hàng. Tiếp<br /> theo, từ những bài học kinh nghiệm đạt được thông qua đánh giá cơ cấu vốn của 3<br /> NHTM khác trong chương IV, định hướng phát triển và định hướng cải thiện cơ cấu vốn<br /> của NHTMCP Đông Nam Á tác giả trình bày giải pháp nhằm cải thiện cơ cấu vốn của<br /> Ngân hàng Đông Nam Á.<br /> Giải pháp cải thiện cơ cấu vốn chủ sở hữu là tăng vốn chủ sở hữu cả về tỷ trọng và<br /> giá trị tuyệt đối thông qua giải pháp sau: Thay đổi chính sách phân phối lợi nhuận sau<br /> thuế, nhập quỹ của TCTD và lợi nhuận sau thuế vào vốn cổ phần. Thực hiện phát hành<br /> thêm cổ phiếu mới ra thị trường nhằm thu hút thêm vốn cổ phần. Cuối cùng, giải pháp có<br /> tính khả thi thấp nhất là NHTMCP Đông Nam Á tìm kiếm đối tác là một NHTM khác<br /> trong hệ thống để thực hiện hoạt động sáp nhập.<br /> Giải pháp cải thiện cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi: Xây dựng chính sách khách<br /> hàng và quảng bá hình ảnh của Ngân hàng rộng rãi hơn nữa. Xây dựng kế hoạch huy<br /> động vốn rõ ràng phù hợp với từng giai đoạn. Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch.<br /> Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động tiền gửi. Tăng cường bán chéo và nâng cao chất<br /> lượng sản phẩm, dịch vụ. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ<br /> nhân viên Ngân hàng.<br /> Giải pháp cải thiện vốn vay tập trung chủ yếu vào phát hành trái phiếu. Thông qua<br /> phát hành trái phiếu NHTMCP Đông Nam Á thu hút được nguồn vốn vay có kỳ hạn dài<br /> giảm thiểu rủi ro thanh khoản, lãi suất.<br /> Giải pháp cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu. Nợ<br /> xấu là nguyên nhân dẫn tới cơ cấu vốn của NHTMCP Đông Nam Á kém hiệu quả. Thông<br /> qua hoạt động xử lý nợ xấu giúp Ngân hàng thu hồi một phần nguồn vốn đã mất tăng vốn<br /> chủ sở hữu. Nâng cao hiệu quả cho vay giúp Ngân hàng hạn chế nợ xấu trong tương lai<br /> gây thiệt hại vốn chủ sở hữu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2