intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được bố cục thành 3 chương nhằm tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây: Chương 1 - Cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Chương 2 - Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long. Chương 3 - Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU<br /> Hiện nay, ngân hàng bán lẻ đang là lĩnh vực phát triển nhanh và có sự cạnh tranh gay<br /> gắt tại Việt Nam.Cùng với sự tham gia của một số ngân hàng nước ngoài có truyền thống về<br /> kinh doanh dịch vụ bán lẻ, rất nhiều ngân hàng thương mạitrong nước đã tích cực đầu tư phát<br /> triển vào lĩnh vực này. Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các<br /> ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, thời<br /> gian qua đã chuẩn bị toàn diện về mô hình, cơ cấu tổ chức nhân sự, hệ thống sản phẩm dịch vụ<br /> nền tảng cho hoạt động này.<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (VCB Thăng<br /> Long) là 1 chi nhánh lớn và hoạt động hiệu quả trong hệ thống Vietcombank, tuy nhiên<br /> mảng hoạt động tín dụng bán lẻ chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của ban lãnh đạo<br /> ngân hàng. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng<br /> bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long” để<br /> nghiên cứu<br /> Đề tài được bố cục thành 3 chương nhằm tập trung nghiên cứu các nội dung chủ<br /> yếu sau đây:<br /> Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại.<br /> Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại<br /> thƣơng Việt Nam chi nhánh Thăng Long.<br /> Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng<br /> TMCP ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Thăng Long.<br /> <br /> Chi tiết nội dung các chương như sau:<br /> CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN<br /> HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.1.1. Khái quát Ngân hàng thƣơng mại<br /> Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt<br /> động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục<br /> <br /> tiêu lợi nhuận.<br /> Có 6 đặc điểm quan trọng của Ngân hàng thương mại:<br /> - Một là, Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính.<br /> Hai là, Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh có điều kiện.<br /> Ba là, ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay và tài sản thanh khoản cao.<br /> Bốn là, sản phẩm của ngân hàng không có bản quyền, dễ sao chép.<br /> Năm là, ngân hàng hoạt động và phát triển dựa trên lòng tin giữa ngân hàng và<br /> khách hàng.<br /> Sáu là, Ngân hàng thương mại kinh doanh mang tính hệ thống cao và chịu sự<br /> quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước.<br /> 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc<br /> cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo<br /> nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh<br /> toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.<br /> 1.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại<br /> Tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng bằng nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu<br /> và các nghiệp vụ khác đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và<br /> nhỏ vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tiêu dùng, đầu tư sản xuất kinh doanh và<br /> phục vụ đời sống. Tuy nhiên tùy theo từng ngân hàng khác nhau mà đối tượng khách<br /> hàng bán lẻ có thể khác nhau.<br /> Trong khuôn khổ bài luận văn, tác giả nghiên cứu tín dụng bán lẻ đối với khách<br /> hàng là cá nhân, hộ gia đình, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br /> Hoạt động tín dụng bán lẻ đƣợc phân loại dựa trên các căn cứ sau:<br /> Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng.<br /> Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng.<br /> Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng.<br /> Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng.<br /> Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng.<br /> <br /> Đặc điểm của tín dụng bán lẻ:<br /> Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay nhiều.<br /> Các sản phẩm của tín dụng bán lẻ đa dạng.<br /> Tín dụng bán lẻ có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng.<br /> Chất lượng các thông tin và các công cụ hỗ trợ để đánh giá tình hình tài chính của<br /> khách hàng vay thường không cao<br /> Tỷ trọng cho vay vốn trung dài hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn<br /> mức bình quân.<br /> Nhu cầu vay vốn của các khách hàng chịu tác động ảnh hưởng và phụ thuộc lớn<br /> vào chu kỳ kinh tế.<br /> Khả năng phân tán rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng không lớn đối với hoạt động<br /> tín dụng tổng thể của Ngân hàng.<br /> Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ lớn.<br /> Vai trò của tín dụng bán lẻ:<br /> Thúc đẩy quá trình luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử<br /> dụng vốn.<br /> Kích cầu tiêu dùng.<br /> Góp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi.<br /> Đẩy nhanh dư nợ và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng.<br /> Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao trình độ dân trí.<br /> Giúp các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có điều kiện để mở rộng quy mô sản<br /> xuất, phát huy tối đa nội lực của khách hàng.<br /> Các sản phẩm tín dụng bán lẻ<br /> -<br /> <br /> Cho vay mua/xây/sửa nhà (cho vay bất động sản)<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay mua ô tô<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay tiêu dùng<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay sản xuất kinh doanh<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay du học<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay chứng minh tài chính<br /> <br /> -<br /> <br /> Cho vay cầm cố/Chiết khấu Giấy tờ có giá<br /> <br /> -<br /> <br /> Thẻ tín dụng<br /> <br /> 1.3. Phát triển tín dụng bán lẻ<br /> Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng về quy mô tín dụng đồng thời với sự nâng<br /> cao về chất lượng, hiệu quả tín dụng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của<br /> khách hàng về số lượng sản phẩm, quy mô tín dụng, mà còn tăng trưởng về chất lượng<br /> dịch vụ, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, gia tăng thu nhập tín dụng bán lẻ, góp phần<br /> tăng trưởng ổn định cho Ngân hàng.<br /> Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ gồm:<br /> Phát triển tín dụng bán lẻ theo chiều rộng: là sự tăng lên về quy mô, đối tượng cho<br /> vay (hướng đến cả các đối tượng có thu nhập thấp), mở rộng phạm vi địa bàn bán lẻ.<br /> Phát triển tín dụng bán lẻ theo chiều sâu: phát triển tín dụng bán lẻ đồng nghĩa với<br /> việc chất lượng, hiệu quả tín dụng bán lẻ được nâng cao được thể hiện qua chỉ tiêu nợ<br /> xấu, lợi nhuận của ngân hàng.<br /> Tiêu chí đánh giá sự phát triển của tín dụng bán lẻ<br /> Tiêu chí đánh sự phát triển của tín dụng bán lẻ theo chiều rộng gồm 3 tiêu chí:<br /> Dư nợ tín dụng bán lẻ<br /> Sự phát triển thị phần<br /> Số lượng khách hàng vay vốn<br /> Tiêu chí đánh sự phát triển của tín dụng bán lẻ theo chiều sâu gồm 2 tiêu chí:<br /> Tỷ lệ nợ xấu<br /> Thu nhập từ tín dụng bán lẻ<br /> Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của tín dụng bán lẻ tại các Ngân<br /> hàng thƣơng mại<br /> Nhân tố chủ quan<br /> - Khả năng cung ứng vốn ra thị trường<br /> - Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ<br /> - Cơ cấu tổ chức của ngân hàng<br /> - Chất lượng nguồn nhân lực<br /> <br /> - Hệ thống công nghệ thông tin<br /> - Chính sách tín dụng của ngân hàng<br /> - Hệ thống xếp hạng tín dụng<br /> Nhân tố khách quan<br /> - Môi trường kinh tế<br /> - Môi trường pháp lý<br /> - Môi trường văn hóa – xã hội<br /> - Đối tượng khách hàng vay vốn<br /> <br /> CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI<br /> NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM<br /> – CHI NHÁNH THĂNG LONG<br /> 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh<br /> Thăng Long.<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có tiền thân<br /> là Chi nhánh cấp II Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng<br /> Ngoại thương Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/3/2003.<br /> Vietcombank Thăng Long có trụ sở chính tại 148 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,<br /> Hà Nội với 15 phòng ban bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế toán, phòng Khách hàng,<br /> phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ,<br /> Tổ Kiểm tra giám sát và tuân thủ, Tổ Tổng hợp, Tổ Tin học và 06 phòng giao dịch. Ban<br /> Giám đốc Vietcombank Thăng Long gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc. Tập thể cán<br /> bộ nhân viên của ngân hàng (30/06/2016) với tổng số gồm 168 người, độ tuổi trung bình<br /> là 29 tuổi.<br /> Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt<br /> Nam – Chi nhánh Thăng Long.<br />  Hoạt động huy động vốn:<br /> Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng mạnh và liên tục qua các<br /> năm từ 6.158 tỷ đồng năm 2012 lên 11.694 tỷ đồng 30/06/2016 tương ứng gấp gần 1,9<br /> lần.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2