i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ và đang trong<br />
quá trình hoàn thiện, phát triển nên độ bất ổn và rủi ro cao là không tránh khỏi.<br />
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có những công cụ và biện pháp nhằm giúp cho<br />
các nhà đầu tư trên thị trường hạn chế thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận trong quá trình<br />
đầu tư.<br />
Trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường chứng khoán phát triển thì Quyền<br />
chọn là một trong những công cụ phổ biến được các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng<br />
trong trường hợp thị trường có biến động mạnh và bất ổn. Thị trường tài chính Việt<br />
Nam đang trong quá trình hội nhập nên việc lựa chọn sử dụng công cụ này cũng là<br />
một sự điều chỉnh hợp lý.<br />
Luận văn sẽ đi vào nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, vấn đề về Quyền chọn<br />
chứng khoán, một số chiến lược kinh doanh Quyền chọn để minh chứng sự hiệu quả<br />
của việc sử dụng công cụ này trong việc bảo vệ lợi nhuận cũng như h ạn chế rủi ro<br />
đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường. Đồng thời, cũng ch ỉ ra đây là<br />
một xu thế tất yếu từng bước hoàn thiện Thị trường chứng khoán nói riêng và thị<br />
trường tài chính Việt Nam nói chung.<br />
Ngoài ra, tại với điều kiện thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện<br />
nay thì việc áp dụng Quyền chọn riêng lẻ trên từng cổ phiếu là thích hợp nhất, do đó<br />
phạm vi luận văn sẽ chỉ đề cập đến Quyền chọn trên cổ phiếu mà không đề cập đến<br />
Quyền chọn chỉ số chứng khoán và các loại.<br />
Thông qua việc nghiên cứu tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại<br />
các thị trường phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu, … và thực tế tại Việt<br />
Nam để xây dựng một mô hình sàn giao dịch tập trung phù hợp với điều kiện thị<br />
trường. Đồng thời, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp để từng bước xây dựng và<br />
hoàn thiện hệ thống giao dịch quyền chọn chứng khoán tập trung trên thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN<br />
1.1. Giới thiệu về công cụ phái sinh và quyền chọn.<br />
1.1.1. Công cụ phái sinh<br />
Công cụ phái sinh có thể được định nghĩa là các công c ụ tài chính mà giá trị của<br />
nó phụ thuộc (bắt nguồn từ) giá trị của các tài sản cơ sở. Công cụ phái sinh sẽ<br />
không tồn tại nếu không có sự tồn tại của các tài sản cơ sở.<br />
Các loại công cụ phái sinh<br />
Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts): là hợp đồng mua hay bán một số<br />
lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo<br />
một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.<br />
Hợp đồng tương lai (Futures): là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được<br />
giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại<br />
hàng hóa nhất định ở một mức giá nhất đinh, vào một ngày xác định trong tương lai.<br />
Hợp đồng hoán đổi (SWAPS): là một công cụ tài chính phái sinh trong đó<br />
hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của<br />
bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của SWAP (legs).<br />
Quyền mua trước: Là một quyền lựa chọn mua có thời gian rất ngắn, Quyền<br />
cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong<br />
một khoảng thời gian xác định.<br />
Chứng quyền: Là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ<br />
phiếu với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định.<br />
1.1.2. Quyền chọn<br />
Định nghĩa<br />
Quyền chọn là một hợp đồng ký kết giữa một bên là “người ký phát”<br />
(Writer/Seller) và một bên là người mua hợp đồng (Buyer) trong đó, cho phép<br />
người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số<br />
lượng tài sản với một giá cả nhất định trong một khoảng thời hạn quy định của<br />
tương lai.<br />
Hợp đồng Quyền chọn mua (Call Options): Quyền chọn mua trao cho người<br />
mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa v ụ, được mua một tài sản cơ<br />
sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác<br />
định.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Hợp đồng Quyền chọn bán (Put Options): Quyền chọn bán trao cho người<br />
mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa v ụ, được bán một tài sản<br />
cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức<br />
giá xác định.<br />
Hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu và hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ<br />
- Quyền chọn kiểu châu Âu (European Options): Là quyền chọn chỉ cho<br />
phép người nắm giữ thực hiện quyền Mua hoặc Bán của mình vào ngày đáo hạn<br />
của hợp đồng.<br />
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là quyền chọn cho phép người<br />
nắm giữ thực hiện quyền Mua hoặc Bán của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong<br />
thời gian hiệu lực của hợp đồng kể từ khi ký kết hợp đồng cho đến ngày đáo hạn<br />
của hợp đồng.<br />
Các chủ thể tham gia thị trường Quyền chọn<br />
a) Người bán quyền: Là những chủ thể mà sẽ cung cấp quyền lựa chọn cho thị<br />
trường. Người bán quyền có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà<br />
tạo lập thị trường.<br />
b) Người mua quyền<br />
Chủ thể phòng ngừa rủi ro (hedger): Là những tổ chức tài chính, phi tài chính<br />
hay những cá nhân tham gia thị trường quyền chọn có nhu cầu giao dịch các<br />
tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất … và có những lo<br />
ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất … làm ảnh hưởng<br />
đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ.<br />
Chủ thể đầu cơ: Là các chủ thể tham gia vào thị trường với mục đích là chấp<br />
nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận.<br />
c) Chủ thể trung gian<br />
- Các môi giới và nhà môi giới trên sàn giao dịch (Broker)<br />
- Trung tâm thanh toán bù trừ - Công ty thanh toán bù trừ quyền chọn (Option<br />
clearing coporation – OCC)<br />
1.2.<br />
<br />
Điều kiện để triển khai giao dịch Quyền chọn trên thị trường chứng<br />
<br />
khoán<br />
Để các giao dịch Quyền chọn có thể áp dụng trên thị trường chứng khoán thì thị<br />
trường cần đáp ứng được một số điều kiện sau:<br />
Thứ nhất, cần có một hệ thống văn bản luật pháp quy định rõ ràng về điều kiện<br />
thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường giao dịch Quyền chọn.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Thứ hai, thị trường cần phải phát triển khá đầy đủ, có tính thanh khoản cao,<br />
thông tin minh bạch và đặc biệt phải có một số lượng đủ lớn các nhà đầu tư tài<br />
chính có đủ kiến thức và kinh nghiệm để dẫn dắt thị trường.<br />
Thứ ba, cần xây dựng được một tập hợp các tiêu chuẩn áp dụng cho hợp đồng<br />
Quyền chọn cũng như m ột cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại phục vụ cho các giao<br />
dịch Quyền chọn.<br />
1.3. Các chiến lược phòng ngừa và kinh doanh quyền chọn<br />
Về cơ bản, có bốn chiến lược sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm<br />
lợi nhuận:<br />
- Mua Quyền chọn Mua<br />
-<br />
<br />
Bán Quyền chọn Mua<br />
Mua Quyền chọn Bán<br />
Bán Quyền chọn Bán<br />
<br />
Quyền chọn có thể được kết hợp với cổ phiếu, trái phiếu hoặc một quyền chọn<br />
khác để tạo ra các chiến lược đa dạng. Việc kết hợp các chiến lược với nhau như thế<br />
nào là tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng chịu đựng rủi ro và mục tiêu lợi nhuận<br />
của nhà đầu tư. Quyền chọn là một công cụ “bảo hiểm” rủi ro trước sự biến động<br />
bất thường của thị trường chứng khoán và là một công cụ quản lý rủi ro, cung cấp<br />
đòn bẩy tài chính cao, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và bảo vệ lợi nhuận cho<br />
nhà đầu tư. Tuy nhiên, Quyền chọn có thể mang lại những rủi ro không giới hạn nếu<br />
không có biện pháp quản lý, giám sát và đi ều chỉnh hợp lý của các cơ quan, tổ chức<br />
quản lý thị trường.<br />
1.4. Định giá quyền chọn<br />
Quyền chọn là một tài sản có giá trị, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của giá chứng<br />
khoán cơ sở cũng có th ể làm biến đổi lớn tới khả năng sinh lời của hợp đồng, do đó<br />
cần phải có những mô hình định giá một cách chính xác và nạp dữ kiện vào máy<br />
tính để nhanh chóng điều chỉnh giá bán hợp đồng theo sự biến động của giá chứng<br />
khoán cơ sở trên thị trường.<br />
Hiện nay, có hai mô hình chính được sử dụng trong việc định giá Quyền chọn<br />
mà các thị trường trên thế giới đang áp dụng đó là sử dụng mô hình Nhị phân và mô<br />
hình Black-Scholes. Việc sử dụng mô hình nào chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi sự<br />
phát triển của nguồn thông tin trên thị trường và trình đ ộ cũng như kinh nghi ệm của<br />
nhà đầu tư.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ<br />
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM<br />
2.1. Tổ chức sàn giao dịch Quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế<br />
giới<br />
Trên thị trường tài chính thế giới hiện nay hiện có ba trung tâm tập trung số<br />
lượng cũng như giá tr ị giao dịch của Quyền chọn cổ phiếu đó là tại: Sàn giao dịch<br />
chứng khoán Chicago (CBOE), Sàn giao dịch chứng khoán TOKYO (TSE) và Sàn<br />
giao dịch quyền chọn Châu Âu (Euronex N.V). Về cơ bản, thì mô hình giao dịch và<br />
thanh toán của hầu hết các Sàn giao dịch Quyền chọn đều được diễn ra như sau:<br />
- Bước 1: Người mua/bán truyền lệnh cho môi giới của mình tiến hành giao<br />
dịch quyền chọn<br />
- Bước 2: Môi giới Người mua/bán truyền lệnh cho môi giới trên sàn của công<br />
ty mình<br />
- Bước 3: Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và<br />
thống nhất giá<br />
- Bước 4: Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù<br />
trừ (OCC)<br />
- Bước 5: Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người<br />
mua/bán<br />
- Bước 6: Môi giới của người mua/bán thông báo giá về cho người mua và<br />
người bán<br />
- Bước 7: Người mua (bán) ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới<br />
- Bước 8: Môi giới của người mua/bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ<br />
cho Công ty thanh toán của mình<br />
- Bước 9: Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký<br />
gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.<br />
2.2.<br />
<br />
Bài học kinh nghiệm rút ra về giao dịch quyền chọn cho thị trường<br />
<br />
chứng khoán Việt Nam.<br />
Thứ nhất, phát triển tuần tự từng bước một: từ áp dụng quyền chọn mua cổ<br />
phiếu riêng lẻ trước, rồi đến quyền chọn bán và cuối cùng là đối với quyền chọn chỉ<br />
số chứng khoán.<br />
Thứ hai, cần đầu tư xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và xây dựng<br />
<br />